Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Mở khí quản và mở màng nhẫn giáp (chẩn đoán và điều trị)

Chăm sóc sau mở khí quản là cần làm ẩm không khí đề phòng tạọ vảy bít tắc ống đặt khí quản, ống trong phải được rửa sạch vài lần trong ngày.

Có 2 chỉ định chính cho mở khí quản là tắc nghẽn đường thở phía trên thanh quản và suy hô hấp cần thở máy lâu dài. Trong cấp cứu, mờ sụn nhẫn giáp nhanh hơn mở khí quản và ít có khả năng bị biến chứng tức thời như tràn khí màng phổi, và chảy máu. Đường mở khí quản nhỏ qua da được coi là có giá trị như mở giáp - nhẫn. Để làm giảm khả năng gây hẹp hạ thanh môn, mở giáp - nhẫn nên thay thể bằng mở khí quản nhanh khi bệnh nhân có thể nằm yên.

Hầu hết các chỉ định mở khí quản cần cho thở máy kéo dài. Không có quy luật chắc chắn bệnh nhân phải được đặt nội khí quản. Tỉ lệ các biến chứng nặng như hẹp hạ thanh môn tăng lên khi đặt nội khí quản kéo dài, vì vậy ngay khi thấy bệnh nhân có thể hô hấp hỗ trợ đường mở khí quản thì tiến hành thay thế ngay đặt nội khí quản bằng mở khí quản. Những chỉ định ít gặp hơn cho mở khí quản là viêm phổi nặng do hít phải các thức ăn, để hút phổi trong các trường hợp làm sạch các chất tiết của khí phế quản không đầy đủ và hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Chăm sóc sau mở khí quản là cần làm ẩm không khí đề phòng tạọ vảy bít tắc ống đặt khí quản, ống trong phải được rửa sạch vài lần trong ngày. Biến chứng sớm hay'gặp nhất của mở khí quản là tuột ống. Thủ thuật tạo vạt của khí quản có đáy ở phía dưới và khâu vào da cổ dưới có thể làm để đặt lại ống bị tuột dễ dàng hợn. Nên lưu ý là hoạt động nuốt cắn nâng thanh quản lên, nhưng động tác này bị mất đi khi mở khí quản, vì vậy cần thường xuyên hút khí quản và phế quản để làm sạch nước bọt bị hít vào và tăng tiết của khí - phế quản. Chăm sóc da ở xung quanh lỗ mở khí quản là quan trọng để đề phòng bị loét và nhiễm khuẩn thứ phát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến