Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Thuốc chữa ung thư ngày càng quá đắt đỏ

Những năm gần đây, các phương pháp điều trị ung thư đạt được những bước tiến đáng kể song chi phí thuốc lại ngày một tăng, NBC News đưa tin. "Chi tiêu toàn cầu cho thuốc ung thư vào năm 2013 đạt 96 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng thành 133 tỷ USD", báo cáo của Viện Dữ liệu Khoa học Con người IQVIA (Mỹ) chỉ ra. "Đến năm 2022, con số này sẽ đạt 200 tỷ USD". 

Riêng tại Mỹ, chỉ trong năm năm, giá trung bình thuốc chữa ung thư tăng gấp đôi, từ 79.000 USD năm 2013 lên 150.000 USD năm 2017. Bất chấp cam kết giảm giá thuốc kê theo toa của Tổng thống Donald Trump, giá leo thang chưa có dấu hiệu dừng lại do một số nguyên nhân như thiếu cạnh tranh, thuế cao. 

Mẫu máu của bệnh nhân ung thư điều trị theo liệu pháp tế bào T. Ảnh: AP.

Mẫu máu của bệnh nhân ung thư điều trị theo liệu pháp tế bào T. Ảnh: AP.

Năm ngoái, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt hai loại thuốc Kymriah và Yescarta điều trị ung thư máu, giá mỗi liệu trình từng loại thuốc là 475.000 USD (tương đương 10,8 tỷ đồng) và 373.000 USD (tương đương 8,5 tỷ đồng). Hoạt động trên nguyên tắc liệu pháp tế bào T, thuốc Kymriah và Yescarta hứa hẹn "hiệu quả thần kỳ" song chắc chắn vô dụng nếu bệnh nhân không thể chi trả. 

"Hàng nghìn bệnh nhân kể với chúng tôi rằng họ phải giảm liều, cắt thuốc làm đôi, nhịn ăn, thậm chí tuyên bố phá sản vì tiền thuốc", ông Ben Wakana, giám đốc điều hành một nhóm vì quyền lợi bệnh nhân nói với NewYork Times

Trên thực tế, rất ít bệnh nhân ung thư Mỹ có cơ hội sử dụng thuốc. Báo cáo của IQVIA cho thấy 87% dược phẩm điều trị ung thư năm 2017 được dùng cho chưa đến 10.000 người trong khi tổng số bệnh nhân ung thư ở Mỹ là hơn 1,6 triệu. "Nếu giới chức không hành động, bệnh nhân cùng gia đình sẽ bị tổn thương", ông Wakana nhấn mạnh. "Toàn bộ hệ thống sẽ bị đè nặng bởi những loại thuốc kỳ diệu không ai mua nổi". 

Minh Nguyên

Đánh răng ngay sau khi ăn có hại thế nào

Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn gây hại thế nào?
 
 

 Theo WebMD

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

10 thói quen có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư

Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, cứ 10 năm một lần, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) lại cập nhật hướng dẫn phòng tránh ung thư. Theo Health, phiên bản hướng dẫn mới nhất vừa được công bố dựa trên dữ liệu của 3,5 triệu người bệnh ung thư gồm 10 mục sau đây:

- Duy trì cân nặng lành mạnh.

- Đi bộ nhiều, ngồi ít.

- Ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, rau củ, quả và đậu.

- Tránh thức ăn nhiều calo.

- Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến sẵn.

- Hạn chế tiêu thụ nước ngọt.

- Không uống rượu.

- Không dựa vào thực phẩm chức năng chống ung thư (đặc biệt với người đã bị ung thư vì thực phẩm chức năng có thể cản trở quá trình điều trị). 

- Cho con bú 6 tháng.

- Kể cả khi được chẩn đoán ung thư vẫn tiếp tục tuân theo các chỉ dẫn trên. 

Ảnh: MNT.

Ảnh: MNT.

Bác sĩ Elisa Bandera, thành viên ủy ban WCRF nhận định bản hướng dẫn mới cho thấy rõ tác động của lối sống đến nguy cơ ung thư. Trên thực tế, hiện nay, cứ sáu người qua đời thì có một do ung thư. Ước tính năm 2035, số bệnh nhân chết vì ung thư tăng 58% do nhiều quốc gia ảnh hưởng "lối sống phương Tây". Nếu thực hiện đủ 10 mục khuyến nghị trên, chúng ta có thể giảm tới 40% mắc căn bệnh quái ác.

Trường hợp không thể hoàn thành một cách chính xác đủ 10 khuyến nghị, mỗi cá nhân vẫn nên cố gắng bởi "ít còn hơn không". "Ví dụ, nếu khó tập thể dục một tiếng mỗi ngày thì hãy tập 10 phút. Bạn cần phải bắt đầu điều gì đó", bác sĩ Bandera khuyên. 

Minh Nguyên

3 bệnh thường gặp mùa hè ở trẻ nhỏ

3 bệnh trẻ hay mắc phải vào mùa hè 
 
 

Theo VTC

Bệnh nhân ung thư nào không thể hóa, xạ trị?

Hóa và xạ trị là hai liệu pháp điều trị ung thư cơ bản hiện nay, mang lại hiệu quả chữa bệnh và cũng để lại cả tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được bác sĩ chỉ định truyền hóa chất hay chiếu xạ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có hai đối tượng thường không được chỉ định: bệnh nhân già yếu hoặc ung thư giai đoạn cuối. Họ đều có thể trạng yếu, không đủ điều kiện sức khỏe để chống lại tác dụng phụ, có nguy cơ tử vong cao nếu tiến hành điều trị hóa chất.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp bệnh nhân trẻ, điều kiện sức khỏe cho phép, nhưng vẫn không có hóa trị trong phác đồ tổng thể. Nguyên nhân là do đáp ứng thuốc của bệnh nhân quá thấp trong những lần truyền hóa chất trước đó. Điều này khiến người bệnh bối rối khi buộc phải dừng, hoặc không được điều trị hóa chất và chiếu xạ ngay từ đầu.

Bệnh nhân già yếu, ung thư giai đoạn cuối, hoặc đáp ứng thuốc kém... thường không được chỉ định hóa, xạ trị.

Bệnh nhân già yếu, ung thư giai đoạn cuối, hoặc đáp ứng thuốc kém... thường không được chỉ định hóa, xạ trị.

Nhiều bệnh nhân lo lắng, không biết liệu các phương pháp điều trị khác có hiệu quả với họ hay không. Hiện, các phương pháp mới như liệu pháp miễn dịch, điều trị đích… chỉ áp dụng cho một số loại bệnh, tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính và hiệu quả tùy thuộc đáp ứng của người bệnh.

Dừng điều trị là quyết định không dễ dàng với bác sĩ và bệnh nhân. Từ đây, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn mới với không ít thách thức, vừa phải chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, vừa tăng cường khả năng tự phòng vệ của cơ thể. Khi không thể nhờ cậy nguồn lực bên ngoài như hóa chất hay xạ trị, họ buộc phải củng cố sức mạnh nội tại bên trong, để ngăn chặn khối u phát triển.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư đều bị tổn thương và suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là củng cố lại hệ miễn dịch, đồng thời chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng. Chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động hợp lý có thể mang lại những kết quả bất ngờ. Từ kinh nghiệm chữa trị thành công của những người đi trước, nhiều bệnh nhân tìm đến phương pháp thực dưỡng với gạo lứt, rau củ, quả ít đường cùng nhiều bài tập thể dục, thiền, vẩy tay... 

Cùng với đó, bệnh nhân có thể dùng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về bệnh tật. Trong đó nghệ vàng, tam thất và tảo nâu được y học cổ truyền ưa dùng. Chúng cũng được khoa học chứng minh có chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên của tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn, tăng cường hệ miễn dịch.

Thực dưỡng, bổ sung các sản phẩm tăng miễn dịch giúp bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh.

Thực dưỡng, bổ sung các sản phẩm tăng miễn dịch giúp bệnh nhân ung thư chống chọi với bệnh.

Tuy nhiên, việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất ít hiệu quả, do hoạt chất Curcumin khó tan, hấp thu kém, còn hàm lượng Saponin không cao. Để khắc phục vấn đề đó, các nhà khoa học đã chế tạo phức hệ Nano FGC gồm Fucoidan trong tảo nâu, Saponin trong tam thất và Curcumin trong nghệ vàng.

Cấu trúc nano đặc biệt giúp tăng độ tan của Curcumin lên hơn 4.000 lần, bảo vệ các hoạt chất, đưa curcumin vào máu dễ dàng. Nhờ vậy, phát huy tối đa hiệu quả của cả ba hoạt chất so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng thành phần. Công nghệ này hiện được chuyển giao thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold Kare.

An San

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Nguy cơ cụt chân do biến chứng tiểu đường

Ông bị đái tháo đường tuýp 2 đã 18 năm. Ban đầu ông chỉ xuất hiện những triệu chứng mỏi chân, nặng chân, châm chích chân, đau bắp chân khi đi bộ khoảng 400 m. Khoảng hai tuần sau đó, ngón thứ 5 bàn chân phải diễn biến hoại tử nặng, bác sĩ ở Vĩnh Long chỉ định cắt bỏ. Tuy nhiên sau khi đoạn chi, tình trạng hoại tử chân không chấm dứt mà còn lan sang ngón chân 3 và 4.

Lên TP HCM điều trị, ông được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng hoại tử mỏm cụt kèm theo tắc động mạch vùng cẳng chân do xơ vữa động mạch. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược đã thực hiện can thiệp tái thông động mạch bị tắc đưa máu tới nuôi bàn chân, sau đó cắt lọc mô và ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần chăm sóc và theo dõi, vết thương của ông mới lành, có thể đi lại thoải mái không còn đau nhức.

Tổn thương bàn chân dẫn đến phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường đang báo động tại Việt Nam.

Tổn thương bàn chân dẫn đến phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường đang báo động tại Việt Nam. Ảnh: L.P.

Tiến sĩ Trần Quang Nam, Trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết trường hợp này, ban đầu tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán đầy đủ và thiếu sự phối hợp điều trị từ các chuyên khoa nên việc cắt lọc ngón chân cũng không chấm dứt hoại tử.

Bệnh nhân cần được phối hợp liên chuyên khoa gồm bác sĩ mạch máu, chỉnh hình, nội tiết để giúp giải cứu bàn chân. Đây là phương thức điều trị đã được nghiên cứu trên thế giới cho thấy làm giảm tỷ lệ đoạn chi trên 50%.

Những tổn thương bàn chân dẫn đến phải đoạn chi ở người bệnh đái tháo đường đang báo động tại Việt Nam. Thống kê trên thế giới, cứ mỗi 30 giây có một bệnh nhân bị đoạn chi vì đái tháo đường. 

Bác sĩ Lê Thanh Phong, Khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết cứ hai người bị loét bàn chân do đái tháo đường thì có một người cần tái thông động mạch để làm lành vết loét. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ xem xét vấn đề hẹp tắc mạch máu, chỉ định can thiệp tái thông mạch máu giúp vết thương lành nhanh hơn.

Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cắt lọc mô hoại tử, ghép da và chỉnh hình biến dạng bàn chân. Chuyên khoa nội tiết đái tháo đường giúp người bệnh điều trị ổn định đường huyết, dùng kháng sinh, chăm sóc vết loét trong suốt quá trình điều trị. Điều dưỡng sẽ tích cực thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày, hướng dẫn người bệnh tập vận động để tránh loét tái phát, loét tì đè sau cắt lọc. 

Biến chứng đoạn chi có thể ngăn ngừa được  bằng cách phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Ảnh: L.P.

Biến chứng đoạn chi có thể ngăn ngừa được bằng cách phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Ảnh: L.P.

Biến chứng loét chân do đái tháo đường là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị đái tháo đường. Đa số bệnh nhân đến viện giai đoạn trễ, vết loét lan rộng, nhiễm trùng nặng làm mất chức năng bàn chân, gây nguy cơ hoại tử nên các bác sĩ buộc phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng. Biến chứng này có thể ngăn ngừa được bằng cách phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ, không bỏ qua các dấu hiệu bất thường.

Lê Phương

Báo động tình trạng trẻ em Việt Nam bị béo phì

Chi phí điều trị béo phì trở thành gánh nặng y tế ở Việt Nam
 
 

 Theo VTC

Ung thư máu là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em Việt Nam

Bên lề hội nghị Huyết học - Truyền máu toàn quốc kết thúc hôm 25/5, các chuyên gia cho biết trong các bệnh ung thư ở trẻ em, ung thư máu (hay bạch cầu cấp, leukemia còn gọi là lơ xê mi) là một nhóm các bệnh máu ác tính hay gặp. Theo nghiên cứu về mô hình bệnh ung thư ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM, ung thư máu đang là nhóm đứng đầu trong các bệnh ung thư ở trẻ em.

Nghiên cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ năm 2015 đến 2017 cũng cho thấy trong số bệnh nhi điều trị bệnh máu ác tính ở đây thì đến 88% thuộc nhóm ung thư máu. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 1-5, chiếm gần 50%. Bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái (tỷ lệ 64% nam so với 36% nữ).

Ghép tế bào gốc được coi là thần dược với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh máu ác tính.

Ghép tế bào gốc được coi là phương án điều trị hiệu quả với bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính. Ảnh: V.N.

Dấu hiệu ung thư máu ban đầu là sốt thất thường, uống kháng sinh nhưng không thuyên giảm, trẻ mệt mỏi, da xanh dần. Ở giai đoạn muộn, trẻ xuất hiện tình trạng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, gan to, lách to, hạch to... Bệnh tiến triển rất nhanh và nhiều biến chứng nặng nề. Trẻ cần được điều trị sớm và tích cực, với phác đồ hóa trị, ghép tế bào gốc, điều trị nhắm đích...

Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, ngày nay thế giới đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán điều trị ung thư máu như theo dõi xét nghiệm đáp ứng điều trị trong leukemia cấp. Kỹ thuật phân tích tế bào dòng chảy giúp phát hiện bệnh leukemia cấp dòng B. Điều trị cho bệnh nhân leukemia cấp dòng tủy dai dẳng tái phát. Chuyên ngành huyết học truyền máu trong nước cũng đã có những bước tiến dài, cập nhật kiến thức khoa học mới trong điều trị bệnh nhân.

Phương Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Vì sao nhiều người trong một nhà cùng bị ung thư đại trực tràng

Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều (Hà Nội) cho biết, trong số ít bệnh ung thư có tính di truyền phải kể đến ung thư đại trực tràng. Đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên đã tìm ra một số nhóm yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh, trong đó có hội chứng di truyền.

Khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gene, với hai hội chứng chính hay gặp. Thứ nhất là hội chứng Lync, tức ung thư đại trực tràng di truyền không phải đa polyp. Hội chứng này là nguyên nhân của 2-4% ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyết ở một gene MNH1 hoặc MSH2... Sự đột biến ở những gene khác cũng có thể gây hội chứng này.

Nhóm thứ hai là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình. Nguyên nhân do đột biến gene APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gene APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến. Nó chiếm khoảng 1% ca ung thư đại trực tràng.

Mỗi năm tại Bệnh viện K điều trị 2-3 gia đình có nhiều người cùng mắc ung thư đại trực tràng. Có nhà 9 người con thì đến 7 bị bệnh, như một gia đình ở Hải Dương. Nhà có 9 anh chị em, 4 con trai và 5 con gái thì 7 người mắc ung thư đại tràng. Ngoài người anh cả đã mất từ lâu, những người còn lại đang điều trị định kỳ tại Bệnh viện K. Mẹ của họ qua đời vào năm ngoái cũng do ung thư đại trực tràng.

Theo tiến sĩ Bình, nếu một người mắc hội chứng đa polyp thì hầu hết thành viên trong gia đình đều có nguy cơ mắc bệnh. Do đó khi một người trong gia đình được xác định ung thư đại trực tràng thì cả nhà nên đến viện để tầm soát bệnh.

"Trong nhóm này, đặc điểm tổn thương rất đặc trưng là toàn bộ khung đại trực tràng có hàng nghìn polyp. Có trường hợp toàn bộ đại trực tràng polyp to nhỏ nằm dày đặc như một thảm nhung, chiếm toàn bộ niêm mạc trong lòng ống đại trực tràng", tiến sĩ Bình nói.

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang điều trị ở bệnh viện. Ảnh: N.P.

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng đang điều trị ở bệnh viện. Ảnh: N.P.

Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, xu hướng tăng không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Thông kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư đại trực tràng đứng thứ ba trong số ung thư phổ biến ở nam giới và thứ hai ở nữ. Theo Hội Ung thư Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này ở đàn ông Việt Nam 13,5 trên 100.000 người; ở nữ là 11,2. Trong suốt cuộc đời một người đàn ông có 5% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng và 4% ở nữ giới. 

Ung thư có thể xuất hiện ở một trong các polyp nằm trải dài trên toàn bộ ống niêm mạc đại trực tràng, nguy cơ tất cả polyp đó đều trở thành tế bào ung thư. Người bị đa polyp mang tính chất gia đình, nếu không điều trị theo thời gian đến 40 tuổi thì hầu hết polyp sẽ phát triển thành ung thư, ngoài đại trực tràng còn bị ở dạ dày, ruột non, tụy, gan...

Chuyên gia khuyến cáo, polyp được coi là yếu tố tiền ung thư. Do đó khi phát hiện polyp, nên nội soi ống mềm toàn bộ đại trực tràng và sinh thiết xem lành hay ác tính. Trường hợp đã tiến triển thành ung thư thì cần có phương án điều trị.

Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, bác sĩ khuyến cáo mọi người:

- Tăng cường vận động thể chất.

- Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật; giảm kcal và chất béo từ 40% xuống 20-25%.

- Tăng cường ăn các chất xơ và hoa quả tươi hằng ngày.

- Hạn chế thức ăn muối, lên men, cá khô, nước tương, thịt xông khói.

- Tránh để những chất gây đột biến gene nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trọng.

- Hạn chế lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác.

Nam Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Phương pháp phẫu thuật cho người cận thị nặng, giác mạc mỏng

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hải Yến - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, không phải ai cận thị cũng đều có thể điều trị bằng laser. Mọi phương pháp laser hiện đại nhất đều không có hiệu quả với người cận thị nặng, giác mạc mỏng hoặc nghi ngờ bệnh lý giác mạc chóp. Thay vào đó, giới chuyên môn sử dụng kỹ thuật ICL.

- Phương pháp ICL điều trị cận thị thế nào, thưa bác sĩ?

- ICL (Implantable Collamer Lens) là loại kính nội nhãn cấu tạo từ chất collamer, được đặt trước thủy tinh thể tự nhiên của mắt để điều trị cận thị nặng, giúp người cận nhìn rõ nét mà không phải phụ thuộc vào kính cận.

ICL còn xa lạ ở Việt Nam, do tỷ lệ người cận thị cao không nhiều. Còn trên thế giới, nó đã có lịch sử hơn 20 năm. Trên thế giới, cứ mỗi 5-6 phút là có một ca đặt kính ICL, khoảng 800.000 chiếc đã được sử dụng.

polyad

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hải Yến - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.

- ICL có điểm gì khác với các phương pháp phẫu thuật bằng laser?

- Phẫu thuật bằng laser (PRK, Smart Surface, Lasik, FemtoLasik, Smile) phụ thuộc nhiều vào chiều dày giác mạc và mức độ cận thị. Người có giác mạc mỏng không đủ tiêu chuẩn mổ bằng laser, nếu cố làm sẽ dễ dãn phình, gây ra tình trạng đe dọa thị lực không hồi phục được. Còn người có giác mạc dày nhưng độ cận quá cao, mổ bằng laser sẽ lấy đi quá nhiều mô, làm cho giác mạc yếu đi và trở nên quá dẹt, ảnh hưởng đến chất lượng thị giác sau phẫu thuật. 

Với phẫu thuật ICL, bác sĩ sẽ đặt thấu kính nhỏ, trong suốt, mềm dẻo và mỏng như sợi tóc vào trong mắt, không làm thay đổi độ cong, chiều dày, sự bền vững của giác mạc. ICL can thiệp vào nội nhãn, không tác động vào giác mạc, nên phù hợp với mắt không thể laser giác mạc.

- Bệnh nhân nào có thể đặt kính ICL?

- ICL có dải điều trị cận thị đến 18 độ, viễn tối đa 10 độ, loạn 6 độ. Đối tượng áp dụng là người từ 18 tuổi trở lên có độ khúc xạ ổn định và thoả mãn các tiêu chuẩn chuyên môn.

polyad

ICL là kính nội nhãn collamer được đặt trước thủy tinh thể tự nhiên của mắt, để điều trị cận thị nặng.

- Phẫu thuật laser chỉ mất chừng 10 phút, còn ICL thì sao?

- Thời gian làm phẫu thuật ICL cũng khoảng 10 phút. ICL là loại kính chuyên biệt cho từng cá thể, được sản xuất tại Thuỵ Sĩ. Hai kính cùng có công suất điều trị 10 độ cận, song không thể dùng chung một loại cho hai bệnh nhân. Thậm chí có những bệnh nhân hai mắt có cùng độ cận, vẫn phải dùng hai kính khác nhau, vì các thông số của hai mắt không giống nhau.

- Khi nào có thể nhìn rõ sau mổ ICL?

- Một ngày sau phẫu thuật, 80-90% bệnh nhận đã có thể nhìn rõ, nhiều trường hợp đạt ngay thị lực tối đa. Nếu môi trường sạch, không bụi bặm như văn phòng, bạn có thể đi làm bình thường. Sau 6 tháng, thị lực và khúc xạ sẽ ổn định.

- Kính ICL có tác dụng bao lâu?

- Kính đặt vào mắt có tác dụng điều chỉnh cận, viễn, loạn vĩnh viễn. Nếu không có vấn đề phát sinh, kính sẽ nằm trong mắt cho tới khi già, bị đục thủy tinh thể.

Khi lớn tuổi, mắt lão hóa, thủy tinh thể tự nhiên sẽ đục (dân gian gọi là cườm khô). Môi trường quang học mất đi tính trong suốt, thấu kính trong mắt không còn phát huy tác dụng, do đã bị vùng đục chắn ánh sáng đi vào mắt. Khi đó, kể cả với người chưa từng phẫu thuật, việc đeo kính gọng bên ngoài cũng không thể giúp cải thiện thị lực. Giải pháp cần thiết ở giai đoạn đó sẽ là phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể.

Với đặc tính mềm dẻo của ICL, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để lấy kính ra nhẹ nhàng qua đường mổ cũ, sau đó can thiệp lên thuỷ tinh thể làm phẫu thuật Phaco.

- Tỷ lệ gây khô mắt và tái cận của ICL là bao nhiêu?

- ICL chỉ tác động lên giác mạc đường mổ nhỏ khoảng 3mm như Smile, không cắt qua các sợi thần kinh, nên ít gây khô mắt. ICL không tác động lên giác mạc, nên không gây tái cận như các phương pháp điều trị cận bằng laser.

An San

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Sống quá sạch có thể khiến trẻ em dễ bị ung thư

Bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính là một dạng ung thư máu phổ biến ở trẻ em mà tới nay giới khoa học chưa xác định nguồn gốc. Một số ý kiến đổ lỗi cho dây cáp, sóng điện từ, chất hóa học bởi trên thực tế ung thư máu thường gặp ở những nước giàu có. Tuy nhiên, giáo sư Mel Greaves từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh lại không đồng tình và tuyên bố sống quá sạch mới là nguyên nhân gây bệnh. 

Ảnh: BBC.

Ảnh: BBC.

Trên tờ Nature Reviews Cancer, giáo sư Greaves lập luận sự xuất hiện của ung thư máu trải qua ba giai đoạn:

- Đột biến di truyền không thể ngăn cản xảy ra trong tử cung.

- Thiếu tiếp xúc với vi khuẩn trong những năm đầu đời khiến hệ miễn dịch không biết cách chiến đấu với mầm bệnh.

- Cơ thể bị nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch hoạt động yếu kém tạo điều kiện cho ung thư máu phát triển. 

"Rõ ràng, bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính được kích hoạt do tình trạng nhiễm trùng ở những em bé với hệ miễn dịch hoạt động sai cách", giáo sư Greaves nhấn mạnh. Trên thực tế, nhiều công trình từng chỉ ra trẻ em tiếp xúc với nhiều vi khuẩn thông qua việc đi học, chơi đùa với anh chị, bú sữa mẹ và sinh thường thì ít bị ung thư máu. Y văn thế giới cũng từng ghi nhận 7 trẻ mắc ung thư máu sau đợt cúm ở Milan (Italy). 

Giáo sư Greaves cho biết nghiên cứu của ông không nhằm chỉ trích các bố mẹ sống quá sạch sẽ mà muốn chứng minh cuộc sống hiện đại đi kèm cái giá phải trả. Đặc biệt, khi đã xác định nguyên nhân ung thư máu đến từ lối sống, giáo sư Greaves tin rằng có thể phòng tránh bằng cách cho trẻ em tiếp xúc với nguồn vi khuẩn tốt (như sữa chua) để "huấn luyện" hệ miễn dịch. 

Trong lúc chờ đợi các phát hiện tiếp theo, giáo sư Greaves gợi ý phụ huynh nên chủ động khuyến khích con em tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ nghi ngờ. "Cha mẹ chưa nên vội vã tin tưởng nghiên cứu này", bác sĩ Alasdair Rankin, giám đốc đơn vị ung thư máu thuộc Quỹ Bloodwise (Anh) nói. "Hệ miễn dịch mạnh mẽ giảm nguy cơ bệnh tật song chưa có cách nào ngăn chặn hoàn toàn ung thư máu ở trẻ em". 

Minh Nguyên

Thiếu vitamin A gây nhiều bệnh nguy hiểm về mắt

Bác sĩ Diệp Hữu Thắng, Bệnh viện Mắt TP HCM giải thích, vitamin A là thuật ngữ dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học retinols palmitate - vi chất có vai trò quan trọng đối với tất cả cơ quan trong cơ thể, nhất là mắt.

Retinols palmitate là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, đồng thời chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Chất này còn đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ và tuyến meibomian, giúp bảo vệ màng tế bào trước tình trạng thiếu oxy và tổn thương của gốc tự do.

Thiếu vitamin A gây nhiều bệnh về mắt. Ảnh  minh họa: Health.

Thiếu vitamin A gây nhiều bệnh về mắt. Ảnh minh họa: Health.

Với mắt người, vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Chất này còn tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Vitamin A cũng là một trong những thành phần cấu tạo và giúp phim nước mắt (màn nước mắt) dính vào bề mặt giác mạc. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin A, con người dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản tế bào vảy gây tình trạng sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định phim nước mắt từ đó gây khô mắt.

Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý bề mặt nhãn cầu đã chỉ ra sự tương quan mật thiết giữa nước mắt và bề mặt nhãn cầu. Theo nguyên lý cấu tạo, nước mắt được tạo thành bởi ba lớp chất lỏng: dầu, nước và chất nhầy (mucin). Tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí, ánh nắng, sử dụng máy tính, điện thoại hoặc stress đều sẽ gây ra sự giảm tiết nước mắt. Sự biến đổi này dẫn đến mất cân bằng cho bề mặt nhãn cầu, khiến giác mạc bị tổn thương. Từ đó hình thành các triệu chứng như khô mắt, mệt mỏi mắt, cảm giác vật lạ trong mắt, mờ mắt, đau mắt, sợ ánh sáng, nặng, ngứa, khó chịu mắt, ghèn mắt, chảy nước mắt và sung huyết.

Nghiên cứu của Nhật Bản trên các bệnh nhân mắt cho thấy vitamin A giúp mắt tổng hợp và ổn định MUC 16, là loại mucin giúp nước mắt dính chặt vào bề mặt giác mạc, đồng thời hỗ trợ tổng hợp chất nhờn trong mắt và thúc đẩy quá trình lành biểu mô. Hai cơ chế này giúp phục hồi các tế bào biểu mô giác mạc và sửa chữa những hư hỏng ở lớp mucin, nhờ vậy cải thiện tình trạng khô mắt và điều chỉnh thị lực. Sau thí nghiệm, các tình nguyện viên đã cải thiện hơn 10 triệu chứng liên quan tới khô mắt.

Nghiên cứu cũng cho thấy không có các biến cố bất lợi nghiêm trọng cũng như phản ứng có hại của vitamin A đối với mắt. Các nhà khoa học kỳ vọng nghiên cứu này hiệu quả trong điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là do thiếu hụt vitamin A.

Cao Khẩm

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim

Trải qua ca phẫu thuật tim đầy cam go trên bàn mổ thì mới chỉ thành công 80%. Để bệnh nhân có thể bình phục và trở lại cuộc sống bình thường thì 20% còn lại liên quan yếu tố chăm sóc luyện tập hậu phẫu.

Bác sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Tim TP HCM cho biết ngay sau ca mổ, bệnh nhân được chuyển sang phòng hồi sức để được theo dõi chặt chẽ về sinh hiệu, tri giác, tình trạng tim mạch và lượng dịch xuất nhập vào cơ thể. Thời gian này, người nhà bệnh nhân dù lo lắng cũng hạn chế vào thăm để tránh nguy cơ nhiễm trùng, chỉ được vào thăm theo quy định của phòng hồi sức.

Khi mạch, huyết áp dần trở nên ổn định, người bệnh tự thở được và có thể ăn uống bằng đường miệng thì được chuyển ra khoa chăm sóc hậu phẫu. Từ lúc này cần động viên bệnh nhân xoay trở đổi tư thế nằm nhiều lần trong ngày, hơn nữa cố gắng tập ngồi dậy cử động chân tay càng sớm càng tốt. Sau một đến hai ngày bệnh nhân có thể tập đứng dậy, tự đi vào nhà vệ sinh hoặc đi lại quanh phòng.

Bác sĩ Hạnh đưa ra lời khuyên về cách tập luyện và chăm sóc bệnh nhân như sau:

Tập vật lý trị liệu hô hấp

Tập thở sâu, tập ho khạc đàm nhằm làm giảm dịch ứ đọng trong phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tràn dịch màng phổi.

Vệ sinh cơ thể

Lau người bằng nước ấm sau mổ, tắm rửa vệ sinh phần thân dưới nếu không có vết mổ vùng cẳng chân. Vài ngày sau mổ có thể gội đầu.

Ăn uống

Ăn lỏng (cháo, súp, sữa…) trong 1-2 ngày đầu sau đó đặc dần (bún, nui, cơm...) Bổ sung thêm chất đạm, ưu tiên thịt heo nạc, cá… để giúp vết thương chóng lành. Bên cạnh đó thức ăn cần phải nhạt (ít muối và nước mắm), tránh món nhiều muối như cải chua, dưa mắm, cá khô, đồ hộp… Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp việc đi tiêu dễ dàng.

Bác sĩ Hạnh lưu ý bệnh nhân lớn tuổi thường hay bị táo bón sau mổ, nếu việc đi tiêu khó khăn có thể dùng thuốc bơm hậu môn để giúp khối phân cứng được đẩy ra nhẹ nhàng hơn. Sau đó thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, vận động thể dục nhẹ nhàng giúp đi tiêu mỗi ngày đều đặn, đồng thời mang lại cảm giác thèm ăn.

Thông thường, thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình 7-14 ngày.

 Khi xuất viện cần:

+ Tái khám theo lịch hẹn ở cơ sở chuyên khoa tim mạch.

+ Kiểm soát cân nặng sau mổ: Tăng cân quá nhanh có thể làm suy tim nặng hơn, giảm cân quá nhiều sau mổ làm quá trình hồi phục sức khỏe lại kéo dài. Bác sĩ sẽ cho biết cân nặng lý tưởng cần duy trì sau mổ.

Lưu ý các hoạt động sau mổ

Trở lại làm việc

Sau 4 đến 6 tuần có thể trở lại công việc văn phòng nhẹ nhàng, không mang vác nặng. Đối với các công việc nặng hơn hoặc tình trạng sức khỏe quá kém, cần tư vấn bác sĩ để chọn lựa công việc khác phù hợp hơn.

Sinh hoạt tình dục

Sau 4 tuần cơ thể đã sẵn sàng về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cần tránh các tư thế gây sức ép lên ngực vì thời gian này xương ức chưa lành sẹo hẳn. Ngoài ra giữ nhịp tim không tăng quá nhiều sau hoạt động này, nếu bệnh nhân còn điều trị suy tim sau mổ.

Tốt nhất bệnh nhân nên đo nhịp tim của mình để biết hoạt động này có phù hợp so với tình trạng sức khỏe hiện tại hay không. Bên cạnh đó mục tiêu nhịp tim sau gắng sức của bệnh nhân sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau sau xuất viện, bác sĩ tim mạch sẽ cho biết cụ thể trong mỗi lần tái khám.

Các nhu cầu khác

Muốn chơi lại môn thể thao yêu thích, ngồi máy bay đi du lịch xa, tập yoga, gym… cần trao đổi với bác sĩ sau mổ để có kế hoạch tập luyện, vận động phù hợp ở từng thời điểm.

Sử dụng thuốc

Không được tự ý uống thêm thuốc khác ngoài toa thuốc bác sĩ cấp lúc xuất viện. Nhất là thuốc kháng vitamin K như Warfarin, Sintrom, Aceronko… vì các thuốc này dễ tương tác với thuốc khác gây rối loạn đông máu.

Những dấu hiệu nặng bất thường cần tái khám ngay lập tức:

+ Đau ngực lan ra sau lưng, hàm dưới trái, tay trái, tăng khi đi lại kèm toát mồ hôi.

+ Khó thở tăng nhiều khi nằm hoặc thở khò khè, ồn ào tăng về đêm.

+ Đột ngột yếu liệt tay chân, tê nửa người hay nói ngọng.

+ Ngơ ngác, không hiểu hoặc không trả lời đúng câu hỏi, mất thăng bằng hoặc rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt, nhìn ảnh đôi hoặc mù màu...

+ Hay hồi hộp, đánh trống ngực kèm chóng mặt, toát mồ hôi, huyết áp thấp…

Lê Phương

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

3 giây kiểm tra cơ thể bạn đủ nước hay không

Kiểm tra cơ thể bạn đủ nước hay không chỉ trong 3 giây
 
 
 

Nắng nóng của mùa hè rất dễ khiến cơ thể bị mất nước, kiệt sức. Bạn bổ sung nước cho cơ thể nhưng không biết đủ hay chưa. Vì vậy, bạn cần phải biết cách kiểm tra.

Theo MedlinePlus, cách kiểm tra đơn giản là thử độ đàn hồi của da. Dùng hai ngón tay nhéo phần da trên mu bàn tay, hoặc da vùng ngực ở bên dưới xương đòn hay trên bụng. Sau khi nhéo da vài giây, bạn thả ngón tay ra. Nếu da lập tức trở lại bình thường nghĩa là cơ thể bạn có đủ nước. Nếu phần da bị nhéo mất một chút thời gian để trở lại bình thường thì là dấu hiệu cơ thể mất nước và bạn cần bổ sung ngay.

Nhéo phần da trên mu  bàn tay để kiểm tra cơ thể bạn có đủ nước không. Ảnh: D.M

Nhéo phần da trên mu bàn tay để kiểm tra cơ thể bạn có đủ nước không. Ảnh: D.M

Tiến sĩ Dennis Gross cho biết, cách kiểm tra trong 3 giây nói trên là cách tốt nhất để xác định xem cơ thể có bị mất nước hay không. "Mất nước làm giảm độ đàn hồi của da khiến da mất nhiều thời gian để trở lại trạng thái ban đầu khi bị chèn ép", tiến sĩ giải thích.

"Khi bạn bị mất nước, da sẽ nhận được ít chất dinh dưỡng, vitamin và oxy khiến cho nó trở nên xấu xí" tiến sĩ Gross chia sẻ.

Manning Sumner, huấn luyện viên và người sáng lập của Legacy Fit (Anh) cho biết, trung bình nam giới cần 3,7 lít chất lỏng một ngày và phụ nữ cần 2,7 lít. Nhu cầu này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và hoạt động. "Nếu bạn thấy mình bị mất nước, hãy hạ nhiệt ngay lập tức bằng cách dùng chất điện giải. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn một ít trái cây", Manning Sumner nói.

Thu Hiền

Người nhóm máu A dễ bị tiêu chảy khi đi du lịch

Mỗi nhóm máu A, B, AB, O đều có đặc điểm riêng, song người nhóm máu A có lẽ ít may mắn hơn vì dễ nhiễm vi khuẩn E. Coli gây tiêu chảy khi du lịch.

Theo IFL, chứng tiêu chảy khi du lịch thường xảy ra lúc bạn đến những vùng đất khác. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những nước nghèo, không đảm bảo ăn uống vệ sinh hoặc khí hậu phù hợp cho mầm bệnh phát triển. 

Triệu chứng tiêu chảy khi du lịch khác nhau tùy từng cá nhân, song hầu hết bệnh nhân trải qua ba lần đi tiêu lỏng trong 24 giờ; đôi khi kèm đau bụng, buồn đại tiện đột ngột và nôn mửa.

Ảnh: MV.

Ảnh: MV.

Trước đây, các nhà nghiên cứu ở Đại học Y Washington (Mỹ) đã chỉ ra trẻ em có nhóm máu A hay bị tiêu chảy hơn các bé nhóm máu khác. Để kiểm chứng kết luận này trên người lớn, đội tình nguyện viên từ Đại học Johns Hopkins đã tự cho cơ thể nhiễm chủng E. coli H10407 và phát hiện người nhóm máu A không những mắc bệnh nhanh hơn mà còn bị nặng hơn. 

Giới khoa học nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do chủng E. coli H10407 sản xuất ra một loại protein có khả năng bám vào phân tử glycan trong máu A trải trên bề mặt ruột non, từ đó tiết độc khiến cơ thể mắc bệnh.

Tuy vậy, các chuyên gia khuyên người nhóm máu A không cần lo lắng bởi chứng tiêu chảy khi du lịch không quá nguy hiểm. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất mọi cá nhân dù nhóm máu A hay không đều nên tự giữ gìn vệ sinh cá nhân. 

Minh Nhật

Mối nguy sức khỏe đàn ông tuổi trung niên cần lưu ý

Không ít nam giới khi mắc phải các triệu chứng như tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu tiện khó, bí tiểu, tiểu đêm… cho rằng đó là tín hiệu của suy giảm chức năng sinh lý, chứ không biết đến căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Những tình huống bất tiện như liên tục ra vào nhà vệ sinh, từ chối chuyến đi chơi xa cùng gia đình chỉ vì trên xe… không có toilet, hay mất ngủ vì liên tục thức dậy đi tiểu đêm... có thể là triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiến liệt ở đàn ông.

Báo cáo "Hướng dẫn xử trí tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt" của Hội Tiết niệu thận học Việt Nam năm 2014 chỉ ra rằng phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến ở 50% nam giới tuổi trung niên.

Theo Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, tuyến tiền liệt là một tuyến sinh dục phụ, cùng với túi tinh chiếm một vị trí nơi cửa ra của bàng quang. Từ khi sinh ra đến lúc dậy thì, tuyến tiền liệt tăng sinh nhanh chóng, tiếp tục phát triển đến 30 tuổi, đạt 20g ở tuổi trưởng thành.

Mối nguy sức khỏe đàn ông tuổi trung niên cần lưu ý

Phì đại tuyến tiền liệt được gọi tắt theo tiếng Anh là BPH (Benign Prostatic Hyperplasia), là một u lành ở nam giới trung niên và tăng dần theo tuổi.

Căn bệnh này được gây ra bởi sự tăng trưởng kích thước của tuyến tiền liệt, gây chèn ép bàng quang và niệu đạo dẫn đến rối loạn tiểu tiện, khiến người bệnh luôn cảm thấy buồn tiểu, nhưng lúc được "giải phóng" lại khó tiểu, tiểu lắt nhắt, dòng tiểu yếu, tiểu đêm…

Nguy cơ của bệnh càng nặng nề hơn khi theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Lê Chuyên, chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, người có tuyến tiền liệt phì đại có nguy cơ bí tiểu cấp tính tăng gấp 3 lần. Phì đại tuyến tiền liệt còn là một trong những nguyên nhân chính gây nên các triệu chứng đường tiểu dưới. Thống kê của khoa Tiết niệu, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho thấy 87% bệnh nhân đến khám triệu chứng đường tiểu dưới có nguyên nhân là phì đại tuyến tiền liệt.

Nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những căn bệnh nan giải hơn như bí tiểu cấp tính, sỏi bàng quang, suy thận hay phải điều trị bằng biện pháp xâm lấn như phẫu thuật, đôi khi có thể nguy hiểm trong điều kiện mắc nhiều bệnh ở người lớn tuổi.

Mối nguy sức khỏe đàn ông tuổi trung niên cần lưu ý - 1

Khi có những triệu chứng rối loạn tiểu tiện khi bước vào tuổi trung niên, nam giới cần lập tức đi khám và làm các xét nghiệm, tầm soát tại bệnh viện để xác định bệnh. Từ đó được chỉ định điều trị bằng thuốc khi tuyến tiền liệt chưa quá lớn, với phác đồ phù hợp, tránh nguy cơ đụng dao kéo.

Đồng thời, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, giảm stress, hạn chế chất kích thích và tăng cường vận động cơ thể, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm thiểu nguy cơ của phì đại tuyến tiền liệt.

Vân Trương

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, 50% nam giới từ 51 đến 60 tuổi mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt với các triệu chứng tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần, tiểu tiện khó, bí tiểu… PGS. TS Vũ Lê Chuyên, chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam cho biết: "Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ phì đại tuyến tiền liệt cần đến khám chuyên khoa tiết niệu và làm các xét nghiệm cần thiết để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp". Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể điều trị nội khoa (uống thuốc duy trì trong thời gian dài) khi phát hiện kịp thời hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Người bệnh cần duy trì lối sống khỏe mạnh, tăng cường vận động, dinh dưỡng đúng cách, giảm stress và sử dụng chất kích thích.

Điều xảy ra khi bạn chỉ sống trong nhà không ra ngoài thiên nhiên

Điều xảy ra khi bạn chỉ sống trong nhà không ra ngoài thiên nhiên
 
 

 Theo UNILAD

Chặn ung thư di căn bằng thuốc chữa rối loạn cương

Viagra và Cialis không chỉ điều trị rối loạn cương dương mà còn có thể ngăn chặn ung thư di căn khi kết hợp với văcxin cúm, Independent đưa tin. Trên tờ Onculmunnology, các nhà khoa học Canada tuyên bố liệu pháp "kỳ quái" này giúp hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

Ảnh: MH.

Ảnh: MH.

"Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ khối u hiệu quả nhưng tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, khiến những tế bào ung thư sót lại khỏe mạnh và dễ lan sang các cơ quan khác", bác sĩ Rebecca Auer, người đứng đầu đơn vị ung thư Bệnh viện Ottawa (Canada) kiêm tác giả công trình nói. 

Trên thực tế, can thiệp dao kéo làm xuất hiện tế bào ức chế có nguồn gốc myeloid (MDSC), khiến hệ miễn dịch yếu đi. Qua nghiên cứu, bà Auer cùng cộng sự phát hiện thuốc điều trị rối loạn cương dương vô hiệu MDSC trong khi văcxin cúm thúc đẩy khả năng tiêu diệt ung thư của cơ thể. Thử nghiệm trên chuột bị ung thư vú cho thấy sự kết hợp giữa hai loại thuốc này giảm được 90% di căn. 

Hiện liệu pháp trên đã được thử nghiệm với 24 bệnh nhân ung thư vùng bụng. Đây là bước quan trọng nhằm đánh giá độ an toàn cũng như theo dõi sự thay đổi của hệ miễn dịch người sau khi thuốc điều trị cương gồm sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) và văcxin cúm (Agrilu) vào cơ thể.

"Nếu thành công, chúng ta sẽ lần đầu tiên có cách giải quyết các vấn đề về hệ miễn dịch gây ra bởi phẫu thuật ung thư", bà Auer bày tỏ hy vọng. Dù thuốc điều trị rối loạn cương dương và văcxin cúm rất phổ biến, nữ bác sĩ nhấn mạnh bệnh nhân ung thư tuyệt đối không tự ý dùng để tránh hậu quả không mong muốn. 

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Tự lọc máu tại nhà cho người suy thận

Lọc màng bụng là một trong ba phương pháp hữu hiệu điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối, bên cạnh chạy thận nhân tạo và ghép thận. Một số bệnh nhân được lọc màng bụng sống trên 30 năm.

Phương pháp này còn gọi là thẩm phân phúc mạc, tức dùng màng bụng để lọc sạch các chất độc và nước dư thừa do suy thận. Dung dịch thẩm phân được cho vào khoang màng bụng, khoảng 6 giờ sau xả dịch này ra và cho dịch mới vào. Thay dung dịch như vậy 4 lần trong một ngày.

Bệnh nhân dùng phương pháp lọc màng bụng có thể tự thực hiện tại nhà, ít hạn chế ăn kiêng và lượng nước uống. Bệnh nhân không phải đến bệnh viện thường xuyên, chỉ tái khám mỗi tháng một lần. Phương pháp này giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, điều trị liên tục nhẹ nhàng và cơ động, bệnh nhân có thể lọc máu khi đi du lịch. Lịch trình lọc có thể điều chỉnh phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, không bị tiêm chích.

Trở ngại lớn nhất của lọc màng bụng là thay dịch 4 lần một ngày, cách mỗi 6 giờ nên mất thời gian và bất tiện trong sinh hoạt, phải đặt dẫn lưu ổ bụng thường xuyên, có nguy cơ nhiễm trùng nếu không đảm bảo vệ sinh tốt. Một số người bệnh như trẻ em, người già không thể tự thay dịch được mà cần người hỗ trợ.  Với cuộc sống bận rộn hiện nay, người nhà rất khó có thể lo được nhiệm vụ này hàng ngày.

Nếu có điều kiện, thay vì thực hiện tự lọc bằng tay thì người bệnh có thể dùng máyLọc màng bụng bằng máy lần đầu được sử dụng vào năm 1994, đến nay máy đã có ở gần 100 nước với khoảng 75.000 bệnh nhân sử dụng.

Bệnh nhân đang chạy thận lọc máu tại bệnh viện. Ảnh: L.N.

Bệnh nhân đang chạy thận lọc máu tại bệnh viện. Ảnh: L.N.

Phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam chủ yếu vì lý do kinh tế. Lọc màng bụng bằng máy chi phí vật tư tiêu hao cao gấp đôi so với lọc màng bụng bằng tay và người bệnh phải tự bỏ ra số tiền khá lớn so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội để mua máy ban đầu. Đến nay cả nước chỉ hơn 20 bệnh nhân người lớn và hai bệnh nhi thuộc 5 bệnh viện sử dụng máy lọc màng bụng điều trị ngoại trú.

Chi phí lọc màng bụng bằng tay gồm vật tư tiêu hao khoảng 9 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí lọc màng bụng bằng máy gồm vật tư tiêu hao khoảng 18 triệu đồng mỗi tháng chưa bao gồm tiền mua máy. Giá máy khoảng 140-160 triệu đồng, bệnh nhân phải tự mua.

Bệnh nhân nào nên áp dụng lọc màng bụng bằng máy

Tất cả bệnh nhân đang lọc màng bụng bằng tay đều có thể sử dụng máy lọc màng bụng. Tuy nhiên về chuyên môn, bác sĩ sẽ ưu tiên chọn lựa những bệnh nhân có tính thấm màng bụng cao vì những bệnh nhân này lọc màng bụng bằng tay sẽ không đạt yêu cầu.

Để biết được tính thấm màng bụng, cần xét nghiệm máu, dịch màng bụng để đánh giá, thuật ngữ chuyên môn gọi là PET test. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thận học châu Âu, lọc màng bụng ngoại trú bằng máy nên được áp dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi, người bệnh cần trợ giúp, màng bụng bệnh nhân có tính thấm cao.

Cách thức tiến hành lọc màng bụng bằng máy

Máy được kết nối với bệnh nhân vào ban đêm khi ngủ, ban ngày để bụng trống cho bệnh nhân tự do sinh hoạt thoải mái như người bình thường. Máy được cài đặt tự động lọc về đêm trong 9-10 giờ.  

Bác sĩ, điều dưỡng chuyên trách lọc màng bụng sẽ huấn luyện trực tiếp vận hành máy, xử trí các báo động máy. Cần có sự liên lạc thường xuyên, tư vấn hướng dẫn qua điện thoại giữa gia đình bệnh nhân và cơ sở y tế lọc màng bụng.

Tiến sĩ Nguyễn Bách
Trưởng Khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM)

Hậu quả khôn lường khi bà bầu không tiêm văcxin sởi - rubella

Ngày 20/5, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc nói chuyện với các công nhân ở Bắc Ninh về tầm quan trọng của việc tiêm văcxin phòng bệnh sởi - rubella, nhất là với thai phụ.

Ở tuổi 20, nữ công nhân Trần Thị Thuyền (Lạng Sơn) đang có bầu hơn 6 tháng. Cô không nhớ rõ mình từng mắc sởi, rubella hay đã tiêm phòng chưa. Trước khi có thai, cô cũng không nghĩ đến chuyện tiêm văcxin. Giống như Thuyền, hầu hết công nhân tại đây tuổi rất trẻ 20-25, không nghĩ đến việc phải tiêm văcxin sởi - rubella trước khi mang thai. 

Đang có bầu tháng thứ 6, Thuyền không nhớ rõ mình từng mắc hay tiêm văcxin sởi-rubella chưa.

Các chuyên gia hướng dẫn bà bầu tiêm văcxin sởi-rubella. Ảnh: N.P.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Khắc Từ, sởi và rubella là hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do hai tác nhân khác nhau nhưng có biểu hiện bệnh gần giống nhau như sốt, phát ban trên da, viêm long... Bệnh lây qua đường hô hấp, nên chỉ cần một công nhân mắc sẽ rất lây lan trong cộng đồng. "Ai cũng có thể mắc bệnh nếu chưa được tiêm hoặc chưa từng mắc bệnh", ông Từ nói.

Đây là hai bệnh lành tính. Tuy nhiên trẻ nhỏ mắc sởi dễ diễn biến nặng. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhiễm virus rubella, hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bác sĩ Trần Quốc Nhân, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu nhiễm virus rubella sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Virus tấn công hệ thần kinh có thể gây vôi hóa não, ảnh hưởng sự hình thành và phát triển miền chất trắng, chất xám trên não, hội chứng não bé; mù, điếc bẩm sinh; khuyết tật tim; xương thủy tinh... cho em bé.

Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh, nhiều người nghĩ sởi - rubella là bệnh đơn giản, tự khỏi nhưng không biết đến hậu quả khôn lường. Nhiều thai phụ vì nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu phải bỏ thai. 

Giá một liều văcxin sởi - rubella 100.000-200.000 đồng. Theo tiến sĩ Hồng, chị em nên tiêm văcxin càng sớm càng tốt, chỉ cần một liều. Thời gian bảo vệ của văcxin kéo dài trên 15 năm, thậm chí trong suốt thời gian sinh đẻ. Tiêm ít nhất trước 3 tháng khi có thai, mẹ có đủ kháng thể phòng bệnh vừa đủ thời gian để virus thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Không chỉ nữ mà cả nam sinh viên, nam công nhân cũng cần được tiêm phòng, bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng.

Nam Phương

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

8 người trong một gia đình Tuyên Quang bị ung thư đại tràng

Phát hiện khối u ở sườn phải, sủi bụng nhiều ngày kèm đi ngoài phân lỏng, bà Thanh 59 tuổi ở Yên Sơn, Tuyên Quang đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám. Nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư đại tràng và chỉ định phẫu thuật. Sau mổ, bệnh nhân đang được điều trị hóa chất tại viện.

Ung thư đại trực tràng từ lâu đã trở thành nỗi sợ hãi của cả gia đình bà Thanh. Nhiều năm qua, các anh chị em trong gia đình bà liên tục nhận "án tử" bởi căn bệnh này. Mẹ ruột của bà Thanh qua đời ở tuổi 68 vì ung thư đại tràng nhiều năm trước. Hiện tại, ngoài bà Thanh, trong gia đình còn có em trai, em gái cũng đang điều trị bệnh này.

Ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền. Ảnh: L.N

Ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền. Ảnh: L.N

Bà Thanh kể, em gái bà phát hiện ung thư đại tràng hai năm trước, đã mổ hai lần và hóa trị, hiện sức khỏe tạm ổn định. Không lâu sau đó, em trai ruột của bà Thanh cũng bắt đầu gầy yếu, da xanh, vàng, không đi khám sức khỏe. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 năm, đến khi sức khỏe quá yếu, đi khám mới phát hiện mắc ung thư đại tràng. Ông nhập điều trị tích cực, hiện sức khỏe đã ổn định.

Bác ruột của bà Thanh (anh trai của mẹ) qua đời vì ung thư đại trực tràng. Trong số 6 con trai của ông, có 3 người mắc căn bệnh này.

Theo bác sĩ Tẩn A Pao, 8 người nhà bà Thanh bị ung thư đại tràng có tính chất di truyền gia đình. Bà được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên việc điều trị dễ dàng hơn.

Ung thư đại trực tràng là ung thư đường tiêu hóa thường gặp, nằm trong nhóm ung thư hàng đầu của người châu Á. Nguyên nhân chủ yếu do dinh dưỡng, các thương tổn tiền ung thư và yếu tố di truyền.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng
 
 

Theo bác sĩ, triệu chứng lâm sàng của ung thư đại trực tràng bao gồm:

- Rối loạn lưu thông ruột: Đây là dấu hiệu sớm, báo động ung thư nhưng hay bị bỏ qua. Sớm nhất có thể chỉ là những thay đổi của thói quen đại tiện, thay đổi giờ giấc đi ngoài, số lần đi ngoài có thể vài lần đến hàng chục lần trong ngày. Bệnh nhân có khi táo bón. Bị đi ngoài phân lỏng hoặc xen kẽ táo bón và đi ngoài phân lỏng.

Đi ngoài nhầy máu: Đây là triệu chứng hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu đỏ tươi hoặc máu cá, từng đợt hoặc kéo dài. Dấu hiệu đi ngoài ra máu có thể nhầm sang bệnh lỵ hoặc viêm đại trực tràng, trĩ.

Đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân… là những dấu hiệu hay gặp.

Hội chứng đại tiện lỏng: Hay gặp với ung thư đại tràng phải, trong khi hội chứng táo bón tắc ruột gặp ở đại tràng trái.

Thay đổi khuôn phân: Phân có thể bị dẹt, vẹt góc hoặc có những rãnh, những vết trên khuôn phân được tạo ra do khối u ở trực tràng.

Thiếu máu: Bệnh nhân bị mất máu do chảy máu trực tràng kéo dài, da xanh, niêm mạc nhợt, xét nghiệm thấy giảm hồng cầu, huyết sắc tố.

- Suy nhược: Bệnh nhân có thể gầy sút 5-10 kg trong vòng 2-4 tháng. Bệnh tiến triển nhanh làm suy mòn cơ thể.

Điều trị ung thư đại trực tràng là điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, hóa chất, tia xạ. Trong đó, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, với hai phương pháp chính là mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi.

Bác sĩ khuyến cáo, việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm ung thư đại trực tràng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, mọi người cần thay đổi thói quen ăn uống, tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, nội soi dạ dày, đại tràng 6 tháng một lần, tập thể dục đều đặn và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Lê Quyên

9 lỗi chăm sóc sức khỏe đàn ông hay mắc phải

Lười đi khám

Nam giới có lẽ biết mình nên giảm cân và giảm tiêu thụ rượu bia nhưng thường không làm vì thấy sức khỏe vẫn ổn. Thực tế, họ đưa ra muôn vàn lý do để từ chối đi khám. Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng nhất cánh mày râu cần làm để giữ sức khỏe là khám định kỳ.

Luôn cho rằng mình không thể lên cơn đau tim

Theo Webmd, cơn đau tim là lo lắng lớn nhất của cánh mày râu với bố hoặc ông của họ. Đó cũng là nguy cơ thường trực với người trẻ. Nếu có tính chất di truyền, nó thậm chí có thể xuất hiện khi bạn ở độ tuổi 30. Vì thế, không quan trọng bao nhiêu tuổi, bạn đều cần phải chăm sóc sức khỏe trái tim.

Phớt lờ tình trạng ngủ ngáy

Một nửa số nam giới có tật "kéo gỗ" về đêm, có thể gặp phải hội chứng ngừng thở khi ngủ. Không chỉ ảnh hưởng đến người bên cạnh, tình trạng ngủ ngáy còn khiến bạn ngừng thở trong vài giây. Nó cũng liên quan đến các bệnh tim mạch và huyết áp cao.

Không bôi kem chống nắng

Không chỉ bôi kem chống nắng khi đi chơi golf hoặc đi biển, nam giới cũng cần chú ý bôi mọi lúc khi ra ngoài trời để ngăn ngừa ung thư da. Phần lớn cánh mày râu không có thói quen bôi kem chống nắng trên mặt hay bất cứ bề mặt da tiếp xúc với ánh mặt trời nào.

Từ chối đi khám khi bị chứng bất lực

Bạn đừng xấu hổ, những rắc rối này không liên quan đến vấn đề nam tính. Nguyên nhân chính dẫn đến liệt dương là do thiếu máu đến dương vật chứ không phải vấn đề tâm lý. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Vì thế, bạn hãy bỏ qua sự xấu hổ và đi gặp bác sĩ.

Uống rượu để giảm stress

Nữ giới dễ bị stress hơn nam giới. Đàn ông thường cho rằng trầm cảm chỉ là vấn đề của phái yếu, khiến hơn 6 triệu nam giới phải gặp vấn đề này từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ. Để giải tỏa, họ thường tìm đến rượu và chất kích thích chỉ khiến chứng bệnh trầm cảm càng trở nên nặng hơn và khó chữa.

Không để ý số lần đi tiểu trong một ngày

Nếu bạn đi tiểu hơn 8 lần một ngày hoặc hơn hai lần vào đêm thì nên lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, bàng quang hoạt động quá mức hoặc thậm chí một dạng ung thư. Bạn hãy đi khám bác sĩ để biết chắc chắn.

Không khám răng định kỳ

Phụ nữ dường như có thói quen đi khám răng định kỳ hơn cánh mày râu. Thực sự thì đàn ông cũng cần khám răng, không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng mà còn phát hiện những bất thường khác như đái tháo đường, lupus ban đỏ, bệnh crohn, thậm chí là bệnh bạch cầu ác tính.

Chỉ thích ăn thịt

Thật hiếm gặp đàn ông ăn đủ nhu cầu hoa quả và rau trong một ngày. Bác sĩ khuyên chúng ta nên ăn 300 g rau, 100-300 g quả mỗi ngày để tốt cho trái tim, ngừa nguy cơ đột quy, ung thư và các vấn đề tiêu hóa khác. Ngoài ra, cũng giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

Mẹo tránh sâu răng

Mẹo để tránh sâu răng
 
 

 Theo WebMD

Bài đăng phổ biến