Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Những ngành nghề có nguy cơ cao gây ung thư

Theo Cheatsheet, Hiệp hội ung thư Mỹ cho biết ngày nay các quy định về an toàn lao động được gia tăng, tỷ lệ người mắc ung thư có liên quan đến môi trường làm việc giảm đáng kể. Chỉ khoảng 4% bệnh nhân ung thư ở Mỹ được xác định nguyên nhân do môi trường làm việc. Tuy nhiên, những chất gây ung thư có thể tồn tại trong cơ thể đến hàng thập kỷ. Chính vì thế, những người làm việc trong các ngành công nghiệp cách đây 40 năm có thể chưa nhận thấy rõ hậu quả khi tiếp xúc với những chất độc nhất định.

Những nghề nghiệp sau có thể dẫn tới ung thư:

Sản xuất cao su

Cao su được tạo ra từ vô số hóa chất, nhân công thường xuyên phải tiếp xúc với khí thải, khói bụi và các sản phẩm phụ gia hóa học. Những độc tố này hấp thụ vào cơ thể thông qua da và qua việc hít thở, gây rủi ro nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, công việc sản xuất cao su có nguy cơ cao mắc các bệnh như ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư bạch cầu.

Làm nông nghiệp

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia kết luận nông nghiệp là một trong 5 ngành nghề hàng đầu gây ung thư do người lao động thường xuyên tiếp xúc với chất thải, thuốc trừ sâu, phân bón... Đặc biệt, phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khoảng 35% những nghề khác, trong đó nguy cơ ung thư phổi cao hơn do tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, khói thuốc.

Khai thác mỏ

Không chỉ tiếp xúc với amiăng, các thợ mỏ cũng bị ảnh hưởng bởi chất urani và radon. Đây là chất không màu, không mùi, tồn tại ở dạng khí, có khả năng gây ung thư. Các bệnh ung thư thường gặp bao gồm ung thư não, ung thư trung biểu mô, ung thư dạ dày. Ngay cả khi cơ thể không hút thuốc lá, công nhân khai thác mỏ thường xuyên tiếp xúc với diesel, một loại nhiên liệu đốt trong, nguy cơ dẫn đến phát triển ung thư phổi cao hơn.

Ảnh: Howstuffworks

Ảnh: Howstuffworks

Thợ làm tóc

Thuốc nhuộm tóc và hóa chất tạo kiểu tóc chứa phẩm màu, có khả năng gây ung thư. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, những người làm công việc này có tỷ lệ ung thư bàng quang, thanh quản và ung thư phổi cao do phơi nhiễm nhiều lần với hóa chất thuốc nhuộm trong thời gian dài.

Cơ khí

Cơ khí là công việc mà người lao động thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn dày đặc, trong đó sợi amiăng - tên gọi chung của loại sợi khoáng silicat - là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Amiăng dùng phổ biến trong công nghiệp xây dựng để cách nhiệt, cách điện, cách âm, má phanh, đóng tàu thủy... Amiăng còn được sử dụng trong công nghệ quốc phòng, du hành vũ trụ, nhà máy điện hạt nhân.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy amiăng có nguy cơ gây bệnh rất cao dù với mức độ tiếp xúc thấp. Người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau 20-30 năm, nên đến khi nghỉ hưu mới bệnh. Nhà dùng nhiều tấm lợp amiăng xi măng cũng có hại bởi không phát hiện sợi bụi amiăng phát tán trong không khí.

Ngoài amiăng, người làm về các lĩnh vực cơ học tiếp xúc với xăng dầu cũng dễ mắc ung thư. Xăng chứa benzen, là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Thợ làm móng

Một số nghiên cứu cho thấy thợ làm móng bị mắc nhiều bệnh bao gồm các vấn đề về hô hấp, da và có nguy cơ ung thư. Nguyên nhân do tiếp xúc quá nhiều với hóa chất được dùng làm sạch móng, sơn móng và nối móng.

Trong tất cả các hóa chất đó, formalin (được sử dụng để làm cứng móng tay) và titanium dioxide (được sử dụng trong các chất đánh bóng và làm móng tay nhân tạo) là hai chất nguy hiểm nhất. Các chuyên gia khuyến cáo thợ làm móng nên đeo khẩu trang, mặt nạ và có chế độ thông gió tốt tại các cửa hàng, vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ môi trường xung quanh.

Gia công kim loại

Tương tự các chất độc trong sản xuất nhựa, thợ hàn hoặc công việc liên quan đến kim loại phải đối mặt với bệnh ung thư thận và ung thư thanh quản do hít phải khí độc trong quá trình lao động. Đặc biệt, phụ nữ ngành này có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 75%, theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ

Phi công

Phi hành đoàn bay có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường, điển hình nhất là ung thư da. Các nghiên cứu cho thấy phi hành đoàn bay nhiều sẽ tiếp xúc với bức xạ tia cực tím nhiều hơn, làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư.

Công việc căng thẳng

Theo các nhà khoa học, công việc khiến bạn lo lắng và mất ngủ vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Một nghiên cứu cho thấy một số bệnh ung thư có liên quan đến căng thẳng kéo dài ở nam giới trong vòng vài chục năm như ung thư phổi, trực tràng, dạ dày và ruột kết.

Thúy Quỳnh

Tăng huyết áp - nguyên tắc phòng ngừa cần nhớ

Tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh thường không có triệu chứng gì cho đến khi bùng phát. Tăng huyết áp khiến tim hoạt động nặng hơn bình thường. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ làm tổn thương các động mạch và có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ, suy thận...

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng và cần nhớ để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp.

Giảm cân với người thừa cân, béo phì

Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng, vòng eo ở mức hợp lý.

Cụ thể người nam cần giữ vòng eo

Khẩu phần ít muối

Người dân Việt Nam đang có thói quen ăn mặn. Do đó, việc giảm lượng muối ăn hàng ngày là một trong những chiến lược quan trọng của "Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025" của Bộ Y tế. Để ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm do ăn thừa muối, WHO đã khuyến nghị người dân chỉ nên tiêu thụ tối đa 2g natri, tương đương 5g muối một ngày. 

Có nhiều biện pháp có thể tham khảo để giảm lượng muối ăn hàng ngày tại gia đình một cách hiệu quả và thiết thực. Bao gồm: không để nhiều loại nước chấm có muối trên bàn ăn, chủ động giảm muối trong nêm nếm, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp...

Tuy nhiên, việc giảm muối ăn sẽ ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn, ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe. Do đó, một chế độ ăn giảm muối nhưng không ảnh hưởng đáng kể tới vị ngon là chìa khóa quyết định sự thành công của chiến lược nêu trên.

Bột ngọt là gia vị umami phổ biến, giúp duy trì vị ngon của các món ăn giảm muối.

Bột ngọt là gia vị umami phổ biến, giúp duy trì vị ngon của các món ăn giảm muối.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy có thể thay thế một phần muối natri trong thực phẩm bằng thành phần khác như muối kali, canxi, magie, các gia vị umami như gia vị lên men, bột ngọt. Trong đó, bột ngọt là gia vị umami phổ biến, giúp mang lại vị ngon và cân bằng vị tổng thể của món ăn. Đây là một thành phần hiệu quả để duy trì vị ngon của các món ăn giảm muối.

Mặc dù có chứa natri nhưng lượng natri trong bột ngọt chỉ bằng khoảng 1/3 lượng natri trong muối ăn và bột ngọt thường được sử dụng một lượng nhỏ so với muối ăn. Nghiên cứu khoa học của Yamaguchi và cộng sự năm 1984 cho thấy khi thay thế một phần muối ăn bằng bột ngọt, có thể giảm tới 50% muối ăn và khoảng 30% lượng natri ăn vào, trong khi đó vẫn duy trì vị ngon tổng thể của thực phẩm. Đây là một hiệu ứng tốt đối với những người cần duy trì chế độ ăn giảm muối.

Từ kết quả đó, "Chiến lược giảm muối tiêu thụ tại Mỹ" của Viện Y khoa Mỹ và khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam trong tài liệu "Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng" năm 2015 đề xuất rằng có thể duy trì vị ngon của thực phẩm với một hàm lượng natri thấp hơn, khi thay thế một phần muối bằng bột ngọt.

Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo trans)

Chất béo bão hòa nằm ở 2 nguồn thực phẩm: bánh ngọt, bánh nướng, các sản phẩm đóng hộp; thịt động vật, sữa, các sản phẩm từ sữa. Vì vậy cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này. Thay vào đó, mọi người nên ăn các chất béo chưa bão hòa có nhiều trong cá biển, các loại hạt, dầu oliu, dầu hạt cải và quả bơ.

Chất béo tốt cho cơ thể có nhiều trong các loại hạt.

Chất béo tốt cho cơ thể có nhiều trong các loại hạt.

Ngoài ba nguyên tắc cơ bản trên, để ngừa bệnh tăng huyết áp cần tăng cường các hoạt động thể lực, hạn chế các thức uống có cồn, không hút thuốc lá, giảm tối đa stress, ngủ đủ giấc, tự tạo cho bản thân một cuộc sống bình an, vui vẻ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai 
Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân Gia Định 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Năm dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Thiếu máu là bệnh gây nên bởi sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Các tế bào này mang theo hemoglobin, một protein giàu sắt. Khí oxy liên kết với các hemoglobin và đưa nó tới khắp các mô trong cơ thể, vì thế thiếu máu sẽ khiến cơ thể thiếu oxy. 

Dưới đây là năm dấu hiệu chỉ ra bạn có khả năng bị thiếu máu do Business Insider tổng hợp.

Da nhợt nhạt

Tế bào máu ưu tiên đi đến các cơ quan nội tạng. Khi bị thiếu hụt, chúng sẽ không tiếp cận da, khiến da nhợt nhạt. 

Da và tóc khô

Khí oxy liên kết với hemoglobin nên nếu protein này bị thiếu, khí oxy cũng không thể lưu thông bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Kết quả, các cơ quan và mô có vai trò duy trì sự sống được ưu tiên nhận lượng oxy ít ỏi còn những vùng như tóc hay da sẽ suy yếu và bị khô, tóc thậm chí có thể bị rụng.

Trong các trường hợp nặng, thiếu máu dẫn đến rụng tóc. Ảnh: I-ing/Shutterstock.

Trong các trường hợp nặng, thiếu máu dẫn đến rụng tóc. Ảnh: I-ing/Shutterstock.

Lưỡi sưng và xám

Sắt giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu nên khi thiếu máu, các tế bào lưỡi không nhận đủ khí oxy dẫn tới lưỡi sưng phồng và đổi màu.

Chứng lo âu

Quá trình xử lý chậm chạp của hệ thần kinh trung ương phát sinh từ hiện tượng thiếu sắt trong não khiến bạn bị lo âu, trầm cảm, kém tập trung, thay đổi tâm tính cùng nhiều vấn đề tâm thần khác.

Lo âu có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock.

Lo âu có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock.

Lạnh tay chân

Ở người, tay chân ở xa so với tim nên máu cần đi một quãng đường xa để nuôi dưỡng và giữ ấm chúng. Khi mắc rối loạn thiếu máu, tay và chân không nhận đủ oxy do hồng cầu không thể lưu thông bình thường. Điều này dẫn tới cảm giác khó chịu và lạnh ở tứ chi.

Phúc Lương

Hỏa trị liệu - chữa bệnh bằng cách đốt lửa trên cơ thể

Gần đây nhiều spa, cơ sở thẩm mỹ tại TP HCM quảng cáo phương pháp hỏa trị liệu để thải độc, lưu thông khí huyết, làm đẹp da, giảm cân... Cách thức là dùng chiếc khăn phủ lên người, đổ cồn lên khăn rồi đốt. 

Tiến sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Viện phó Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết hỏa trị liệu là phương pháp có từ lâu của y học cổ truyền, nguyên tắc là dùng lửa đốt trên cơ thể người, sử dụng sức nóng cồn để thúc đẩy cơ thể hấp thu Đông dược qua da. Phương pháp này được áp dụng để chữa bệnh xương khớp, đau vai gáy, thoát vị cột sống thắt lưng, các bệnh lý da, đau bụng kinh, mất ngủ, viêm mũi dị ứng...

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Bệnh viện Châm cứu Trung ương được Bộ Y tế giao triển khai và được phép cấp bằng đào tạo phương pháp này. Ở TP HCM, Viện Y dược học dân tộc có 53 y bác sĩ được đào tạo kỹ thuật và đang xin Sở Y tế TP HCM cấp giấy phép thực hiện.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thực hiện hoả trị liệu cho bệnh nhân tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM chiều 24/11. Ảnh: Hoàng Lê.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thực hiện hỏa trị liệu cho bệnh nhân tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM chiều 24/11. Ảnh: Hoàng Lê.

Theo bác sĩ Lan, nếu thực hiện đúng cách, hỏa trị liệu có tác dụng với nhiều bệnh lý da, thải chất độc, chất nhờn qua lỗ chân lông. Phương pháp này khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nên cũng có tác dụng giảm cân.

"Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những người thể hàn, nếu không sẽ có nguy cơ mất nước, nóng bốc hỏa, thậm chí trụy tim mạch", bác sĩ Lan cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng Đơn vị Hỏa trị liệu, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hỏa trị liệu bao gồm phương pháp tác động nhiệt lên da như cứu, đốt lửa, đắp, dán, xông hơi tinh dầu, day ấn huyệt. Từ năm 2017 Bộ Y tế muốn đưa hỏa trị liệu thành phương pháp điều trị phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên phương pháp này có thể có một số tác dụng không mong muốn như bỏng, mất nước hoặc điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu, cần xử trí phù hợp.

Lưu ý trong hỏa trị liệu

- Không tắm nước lạnh, không ăn đồ lạnh ít nhất sau 4 giờ trị liệu (mùa hè) và mùa đông là 6 giờ.

- Tránh gió, tránh lạnh, luôn giữ ấm cơ thể.

- Uống nước ấm trước và sau khi hỏa trị liệu, tốt nhất nên uống oresol.

- Sau 2 tiếng mới bóc màng tinh dầu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 4 giờ sau hỏa trị liệu.

- Tốt nhất là thực hiện sau ăn khoảng một giờ.

Không hỏa trị liệu khi trời nắng 39-40 độ C hoặc mưa quá to, phụ nữ có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân tâm thần. Người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da có viêm nhiễm, bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh ung thư, cũng không nên dùng.

Bác sĩ khuyến cáo không có phương pháp làm đẹp, trị bệnh nào phù hợp với tất cả mọi người. Người bệnh cần được bác sĩ khám, tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ địa, tình trạng bản thân. Những phương pháp làm đẹp tự nhiên như tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ trái cây, sống lành mạnh giúp khỏe đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài.

Lê Phương

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Phụ nữ Việt nên khám sàng lọc ung thư vú từ 30 tuổi thay vì 45

Giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết Việt Nam có 42.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34, nhiều nhất ở 55-59 tuổi với tỷ lệ 135/100.000 dân.

"Người bệnh càng trẻ tiên lượng càng xấu, khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn lứa tuổi khác. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn", Giáo sư Thuấn nhấn mạnh.

Người trẻ mắc ung thư vú còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tâm lý xã hội trong và sau điều trị, đặc biệt là trầm cảm. Để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú, đặc biệt là người trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là đi khám, phát hiện sớm bệnh.

Phụ nữ Việt nên đi tầm soát ung thư vú sớm. Ảnh: Lê Nga.

Phụ nữ Việt được khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư vú sớm. Ảnh: Lê Nga.

"Khuyến cáo mới là thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi thì phụ nữ Việt Nam nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn, từ 30-40 tuổi trở đi", giáo sư Thuấn nói. Thực tế, sàng lọc trên 100.000 phụ nữ thì phát hiện hơn 59 người mắc bệnh, gấp đôi so với tỷ lệ thông thường. Tỷ lệ đến khám, chẩn đoán ung thư vú muộn hiện nay trên 50%, khi bệnh đã ở các giai đoạn 3, 4. Khi đó khả năng chữa khỏi không còn cao như giai đoạn sớm.

Thực tế với các nước phát triển, ung thư không còn đáng sợ, nếu được phát hiện sớm khả năng điều trị khỏi càng cao. Dần dần ung thư được xem như bệnh mạn tính, viêm nhiễm giống bệnh tiểu đường để sống chung mà không còn nghĩ "là bản án tử hình". 

Trên 95% trường hợp ung thư vú phát hiện sớm điều trị khỏi bệnh. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của Bệnh viện K là trên 70%, tương đương với Singapore. 

Chị em tầm soát ung thư vú miễn phí tại Bắc Ninh. Ảnh: Lê Nga.

Chị em tầm soát ung thư vú miễn phí tại Bắc Ninh. Ảnh: Lê Nga.

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Xu hướng mắc có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú khoảng 24,4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên tới 26,4. Ước tính trung bình mỗi năm có hơn 15.000 chị em mắc ung thư vú, trên 6.000 trường hợp tử vong.

Lê Nga

Tác hại với cơ thể khi ngủ quá nhiều

Theo WedMD, các nhà khoa học cho biết, thời lượng giấc ngủ thay đổi đáng kể trong cuộc đời mỗi con người, phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ hoạt động cũng như lối sống. Trong thời gian căng thẳng hoặc bệnh tật, nhiều người có nhu cầu ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên dù lý do gì, người lớn chỉ nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Ngủ nhiều hơn thời gian này, cơ thể có khả năng bị rối loạn, lâu dần sẽ dẫn đến trạng thái muốn ngủ nhiều hơn, buồn ngủ cực độ, kể cả khi đã ngủ trưa.

Nghiên cứu cho thấy ngủ nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và có liên quan đến các vấn đề về mất trí nhớ. Ngoài ra, con người khi ngủ nhiều khiến cơ quan hô hấp bị tắc nghẽn, dẫn đến nhu cầu ngủ tăng lên, phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường. Các nguyên nhân khác đến từ việc sử dụng rượu hoặc các loại thuốc an thần... cũng khiến cơ thể ngủ nhiều hơn, gây hại cho sức khỏe.

Ảnh: MSN

Ảnh: MSN

Bệnh thường gặp liên quan đến ngủ nhiều

Tiểu đường

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ quá nhiều hoặc ngủ không đủ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

Béo phì

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể khiến cơ thể tăng cân. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ngủ 9-10 giờ mỗi đêm có khả năng bị béo phì nhiều hơn 21% so với người ngủ từ 7 đến 8 giờ, ngay cả khi bạn ăn ít và tập thể dục thường xuyên.

Nhức đầu

Các nhà nghiên cứu tin rằng đau đầu là do tác dụng của một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin. Ngủ quá nhiều trong ngày sẽ phá vỡ giấc ngủ ban đêm, dẫn tới tình trạng đau đầu vào buổi sáng hôm sau.

Trầm cảm

Khoảng 15% người bị trầm cảm có xu hướng ngủ nhiều. Điều này càng làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Theo các nhà khoa học, thói quen ngủ thường xuyên rất quan trọng đối với quá trình phục hồi bệnh.

Bệnh tim

Nghiên cứu gần 72.000 phụ nữ cho thấy phụ nữ ngủ 9-11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 38% so với phụ nữ ngủ 8 giờ.

Nguy cơ tử vong cao

Nhiều nghiên cứu phát hiện những người ngủ quá 9 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng. Mặc dù không có lý do cụ thể dẫn đến kết luận này, các nhà nghiên cứu nhận thấy trầm cảm và tình trạng kinh tế xã hội thấp làm con người ngủ nhiều hơn, dẫn đến bệnh diễn biến phức tạp, gia tăng tỷ lệ tử vong.

Thúy Quỳnh

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Lạm dụng nấm lim xanh có hại sức khỏe

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, trong y học cổ truyền nấm lim xanh là một loại thảo dược quý được xếp vào loại thượng phẩm. Nấm có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giải độc, bổ não, tiêu đờm, bổ dạ dày, làm thuốc tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư.

Nấm lim xanh tự nhiên được chia thành 6 loại. Hồng linh chi mọc từ rễ cây lim ra nấm màu đỏ. Hắc linh chi mọc từ vỏ cây ra nấm màu đen. Bạch linh chi mọc từ lõi cây ra nấm trắng. Hoàng linh chi mọc từ tầng giữa vỏ và lõi ra nấm vàng. Thanh chi màu xanh và tử chi màu tím.

Nấm lim xanh thường mọc ký sinh trên thân các cây gỗ lim già hoặc  các thân gỗ mục trong rừng. Ảnh: TP

Nấm lim xanh thường mọc ký sinh trên thân các cây gỗ lim già hoặc các thân gỗ mục trong rừng. Ảnh: TP

Dược sĩ Phụng cho biết, nấm lim xanh được truyền miệng là "trị bách bệnh" nên nhiều người tìm mặc dù thân nấm chưa phát triển đầy đủ và chưa có hoạt chất hoàn thiện. Bên cạnh đó, những người hái nấm không có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực dược có thể nhầm lẫn khi thu hái.

"Tuy nấm lim xanh được coi là thảo dược quý hiếm, người dùng cũng không nên quá lạm dụng. Người cơ địa quá nhạy cảm có thể cảm thấy khó tiêu, chóng mặt, ngứa ngoài da trong thời gian đầu dùng nấm", bà Phụng nói.

Uống rượu ngâm với nấm lim xanh có thể gây phát ban, đau bụng, khô cổ họng, ngứa mũi, chảy máu mũi và phân có máu. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc chống đông máu được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng.

Trước khi dùng nấm lim xanh, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Cẩn trọng khi chọn mua vì trên thị trường thuốc đông dược hiện nay khó nhận biết được loại nấm thật giả hoặc đã qua chiết xuất hay chưa, dược sĩ Phụng khuyến cáo.

Nấm lim xanh và nấm linh chi đều thuộc họ Nấm linh chi nhưng giá trị dược tính khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện trồng nấm, khí hậu, thời gian nuôi trồng... Trong đó, nấm lim xanh chỉ mọc trên thân cây gỗ lim còn nấm linh chi có thể mọc trên nhiều loại gỗ khác. Nấm lim xanh có hình dáng xù xì, kích thước và trọng lượng nhỏ hơn nấm linh chi.

Cẩm Anh

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Điều trị nấm miệng đúng cách cho trẻ

Nấm candian là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn vì đau miệng, lâu dài bị rát họng, viêm phổi, viêm phế quản... Khi bị nấm, niêm mạc má và lưỡi của trẻ xuất hiện những mảng trắng như sữa, bám dính chặt khó bóc tách. 

Theo bác sĩ Đào Thị Mai, nghiên cứu sinh khoa Y trường Đại học tổng hợp Saint-Petersburg, trẻ ở mỗi độ tuổi có mức độ nhiễm nấm và cách điều trị khác nhau: 

Trẻ sơ sinh 

Trẻ lây nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh nở hoặc khi bú sữa mẹ. Để chữa trị, dùng nước lá rau ngót hoặc nước muối để rửa và tưa miệng cho trẻ 3 lần một tuần. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ cần vệ sinh cẩn thận khi cho trẻ bú.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Nguyên nhân bệnh chủ yếu ở tuổi này là do lạm thuốc kháng sinh. Nếu cơ địa của trẻ yếu, nấm sẽ phát triển và lan trắng vùng miệng khiến bệnh nặng hơn. Cần vệ sinh đồ ăn dặm, không mớm đồ ăn, không ăn thức ăn quá nóng và phải chế biến sạch sẽ. Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước để vệ sinh miệng sau khi ăn.

Do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên khi điều trị không nên tưa hết nấm trong một lần và bóc mạnh nấm trên lưỡi trẻ. Bệnh nặng thì phải gặp bác sĩ để dùng thuốc kháng nấm, cả thuốc bôi và thuốc uống để điều trị. 

Phòng ngừa 

- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên.

- Không cho trẻ ngậm ti giả quá lâu, không bú sữa mẹ quá 20 phút, không ngậm ti mẹ khi đi ngủ.

- Hạn chế trẻ ăn vặt, bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo môi trường cho nấm sinh sôi.

- Khi trẻ bị nấm, cần tuân thủ uống thuốc bác sĩ kê toa và không tự ý dùng thuốc kháng nấm cho trẻ.

Thùy An

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

42.000 phụ nữ Việt Nam bị ung thư vú

Đây là kết quả nghiên cứu của giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, nhằm tìm hiểu về dịch tễ học và chẩn đoán, điều trị ung thư vú. 

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam và ngày càng tăng. Năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú là khoảng 24,4 trong 100.000 người, 5 năm sau lên tới 26,4. Ước tính trung bình mỗi năm có hơn 15.000 chị em được phát hiện ung thư vú, hơn 6.000 ca tử vong. 42.000 phụ nữ Việt sống chung với bệnh.

Tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam cũng trẻ hơn các nước. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh ở tuổi 30-34 và tăng nhanh, đỉnh cao ở 55-59 tuổi với tỷ lệ 135/100.000 người.

Phụ nữ Việt nên tầm soát ungt hư vú sớm. Ảnh: Lê Nga.

Tầm soát ung thư vú để phát hiện và điều trị sớm hiệu quả. Ảnh: Lê Nga.

Người bệnh càng trẻ thì tiên lượng càng xấu, theo giáo sư Thuấn. Người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn tuổi khác, là yếu tố nguy hiểm hơn các tác nhân gây bệnh khác. Bệnh nhân ung thư vú do gene HER 2 thì dễ di căn, nguy cơ tử vong cao. Người trẻ mắc ung thư vú khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn so với người lớn tuổi. 

Hiện nay kỹ thuật hiện đại cho phép xác định chính xác bệnh nhân có thụ thể gene HER2 dương tính, để bác sĩ có phương án điều trị sớm và hợp lý, hiệu quả. Trước đây xác định gene HER 2 bằng phương pháp nhuộm hóa miễn dịch, tỷ lệ sai sót khoảng 5-10%. Hiện nay kỹ thuật FISH nhuộm huỳnh quang cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác gần 100%. 

Kỹ thuật mới là yếu tố quan trọng để bác sĩ quyết định ứng dụng liệu pháp điều trị trúng đích. Tỷ lệ sống thêm sau 1-3 năm điều trị của bệnh nhân đạt tới 98%, kể cả người bị di căn hạch.

"Nếu không phát hiện được gene này, không áp dụng phương pháp mới điều trị thì tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là dưới 50%", giáo sư Thuấn nói.

Hiện nay tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của bệnh nhân tại Bệnh viện K là 75%, tương đương với Singapore. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng tăng tỷ lệ người khỏi bệnh nếu phát hiện ung thư sớm hơn.

Lê Nga

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Cảnh giác ung thư khi xuất hiện hạch vùng cổ

Bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 3, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết đa phần một khối hạch xuất hiện ở vùng cổ là lành tính. Thông thường đó là hạch viêm, tỷ lệ khoảng 75%.

Đối với trẻ em, hạch nổi ở vùng góc hàm, cổ bên, sau tai... kích thước nhỏ hơn 3 cm, mềm, di động và đau khi sờ nắn. Các hạch này thường lành tính, do các phản ứng viêm nhiễm của vùng tai mũi họng. Tuy nhiên với người trên 30 tuổi, khi xuất hiện hạch vùng cổ phải hết sức thận trọng và không được chủ quan vì có thể là hạch di căn của một số loại ung thư ở vùng hầu họng.

Ảnh: hickeysolution

Ảnh: hickeysolution

Hạch cổ di căn không tìm thấy được ổ nguyên phát được gọi là hạch di căn chưa rõ nguyên phát CRNP, tỷ lệ khoảng 2-9%. Để chẩn đoán, bác sĩ cần phải khám tỉ mỉ vùng tai mũi họng hoặc khoang miệng. Đôi khi bướu nguyên phát nằm ngoài da đầu hay sâu trong thực quản.

Bác sĩ chỉ tiến hành sinh thiết hạch nghi ngờ ác tính khi đã tầm soát kỹ các vùng này. Lý do, động tác sinh thiết hạch có thể gây hiện tượng gieo rắc tế bào ung thư trên đường mổ và để lại nhiều biến chứng sau khi điều trị.

Phương pháp được sử dụng là nội soi tai mũi họng, siêu âm vùng cổ, CT scan, MRI hoặc PET CT scan. Chụp PET CT có thể phát hiện 25% ung thư nguyên phát, chi phí khá cao. Hơn nữa đối với vùng đầu cổ, PET CT scan một số trường hợp vẫn cho kết quả âm tính giả, có nghĩa không phát hiện ra bướu.

Khoa Xạ 3 Bệnh viện Ung bướu TP HCM hai năm qua có 80 bệnh nhân lúc nhập viện được chẩn đoán hạch cổ di căn CRNP, sau khi rà soát kỹ thì chỉ 50 trường hợp có tổn thương bướu nguyên phát. Khoảng 87% có hạch cổ từ 3 cm trở lên, không đau và khả năng ác tính cao. Đa số hạch di căn ở vùng góc hàm và bên cạnh trái cổ. Các vị trí thường là vòm hầu và khẩu hầu, đặc biệt là amiđan, chiếm tỷ lệ 90%.

Điều trị chủ yếu bằng cách xạ trị bao phủ diện rộng hạch cổ di căn và đường hô hấp, tiêu hóa trên. Nếu tìm thấy ổ nguyên phát thì xạ trị chỉ tập trung vào vùng bướu và hạch cổ di căn, ít để lại biến chứng sau xạ trị hơn.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, người trên 30 tuổi đột nhiên xuất hiện một khối hạch vùng cổ lớn hơn 3 cm, không đau thì nên thận trọng và phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc ung bướu để được tư vấn và chẩn đoán đúng mức. Siêu âm vùng cổ và nội soi tai mũi họng kỹ trước khi sinh thiết hạch.

Đa số trường hợp sau khi siêu âm, nội soi có thể phát hiện và sinh thiết ngay tại bướu nguyên phát, không cần phải sinh thiết hạch. Ung thư vùng hầu họng được chẩn đoán và điều trị chính xác, hợp lý ngay từ đầu hiệu quả đáng kể, giảm biến chứng, nâng cao chất lượng sống.

Lê Phương

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Những sai lầm khi đi vệ sinh bạn cần tránh

Xem điện thoại

Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh để đọc báo, kiểm tra thư từ hay đơn giản là truy cập mạng xã hội. Trên thực tế, thói quen này ẩn chứa vô số hiểm họa và rất dễ khiến bạn nhiễm bệnh, BuzzFeed đưa tin.

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh giống như đi ra mà không rửa tay. Khi đặt điện thoại xuống nơi nào đó trong toilet, bạn lại tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công mình bởi không ai biết người khác từng đặt gì ở đó. Chưa kể, dù chẳng ai ăn uống trong nhà vệ sinh nhưng không hiếm trường hợp vừa ăn vừa bấm điện thoại sau khi mang nó vào toilet, hậu quả là vi khuẩn vi trùng vào thẳng miệng. Nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ đăng trên BuzzFeed năm 2016 chỉ ra 9/10 điện thoại di động tiềm ẩn bệnh tật và 16% máy được kiểm tra có dấu hiệu của phân.

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh giống như đi ra mà không rửa tay. Ảnh: BZ.

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh giống như đi ra mà không rửa tay. Ảnh: BZ.

Đứng dậy ngay sau khi đi vệ sinh

Theo trang tin 39net, việc đứng dậy nhanh ngay sau khi ngồi lâu khiến cơ thể phải thay đổi tư thế đột ngột. Lúc này, bạn có thể gặp phải tình trạng choáng váng, hoa mắt do hiện tượng thiếu máu não tạm thời. Những người có vấn đề về tim mạch, não bộ hay huyết áp cũng cần chú ý loại bỏ thói quen này để không gây hại sức khỏe.

Nhịn tiểu quá lâu

Bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, trung bình bàng quang chứa tối đa 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang. Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không nín tiểu. Tiêu tiểu đúng cách giúp đường tiêu hóa thông thoáng, khỏe mạnh, cơ thể tránh nhiều bệnh.

Dùng giấy vệ sinh không đảm bảo chất lượng

Theo Rose George (Anh quốc), tác giả cuốn sách về vấn đề đi vệ sinh The Big Necessity: The Unmentionable World of Human Waste and Why It Matters, mọi người nên dùng bồn cầu thông minh có tính năng tự phun rửa, hoặc giấy ướt em bé. 

"Giấy vệ sinh chỉ kéo chất bẩn từ chỗ này sang chỗ khác, mà không loại bỏ hoàn toàn. Bạn không thể tắm bằng một chiếc khăn khô, vậy sao bạn nghĩ giấy vệ sinh khô làm được việc đó?", George nói.

Cơ chế vòi phun của Luva Bidet LB201 mang đến cảm giác thoải mái, sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.

Cơ chế vòi phun của Luva Bidet LB201 mang đến cảm giác thoải mái, sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm vòi rửa vệ sinh thông minh Luva Bidet LB202 còn tích hợp chế độ nước nóng lạnh, phù hợp nhu cầu của người dùng. Sản phẩm giảm 44% chỉ còn 950.000 đồng trên Shop VnExpress.

Sản phẩm vòi rửa vệ sinh thông minh Luva Bidet LB202 còn tích hợp chế độ nước nóng lạnh, phù hợp nhu cầu của người dùng. Sản phẩm giảm 44% chỉ còn 950.000 đồng trên Shop VnExpress.

Thế Đan

LUVA là trung tâm phân phối các thiết bị thông minh cho nhu cầu cuộc sống như bảng thông minh Smartboad, thực phẩm chức năng Cholessen, vòi sen tăng áp Luva , vòi rửa vệ sinh thông minh Luva Bidet ...
Các sản phẩm của Luva đang bán giá ưu đãi hấp dẫn trên Shop VnExpress . Khách hàng còn được tặng kèm nhiều sản phẩm có giá trị khi mua hàng tại đây . Liên hệ www.shop.vnexpress.net . Hotline: 1900.633.376

6 cách giúp bạn phòng ngừa ung thư phổi

Mỗi năm thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc mới ung thư phổi, 1,6 triệu người tử vong. Việt Nam hàng năm phát hiện 22.000 ca ung thư phổi, 19.500 bệnh nhân tử vong do bệnh này. Dự báo số người mắc bệnh ngày càng tăng.

Để phòng tránh ung thư phổi, bạn cần hạn chế các tác nhân gây bệnh và thay đổi lối sống.

Bỏ thuốc lá

Khi hít khói thuốc, không khí vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng rồi qua khí quản để vào phổi. Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút. Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm, làm chất nhầy nhiễm các chất độc hại, tồn lưu nhiều trong phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Ảnh: Express.co.uk

Ảnh: Express.co.uk

Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tùy theo loại tế bào ung thư. Ngoài ra, người hút thuốc còn tăng nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao phổi, mắc phổi mạn tính.

Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động

Những người làm công việc có tính chất nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm, phun sơn, công nghiệp nhựa, kỹ nghệ kim loại nặng... cần có đồ bảo hộ chuyên dụng gồm kính, găng tay, áo quần. Ô nhiễm từ môi trường, nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ hàng ngày đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Loại bỏ hoàn toàn tấm lợp amiăng (fibro xi măng)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa amiăng với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô. Khi bạn hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường, bụi độc vào cơ thể và gây hại sau thời gian tiếp xúc rất lâu, từ 20-30 năm. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy amiăng có khả năng gây bệnh rất cao dù mức độ tiếp xúc thấp. WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đều khuyến nghị các nước loại bỏ sử dụng tất cả các loại amiăng.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế đồ ăn thức uống chế biến sẵn do chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu... Những thực phẩm chế biến sẵn cũng thiếu chất dinh dưỡng cơ bản như chất xơ, các vitamin, enzim tiêu hóa và cả tinh bột thô.

Thường xuyên ăn rau quả tươi, cháo, cơm, sữa chua... rất tốt cho sức khỏe. Với các loại thịt, hãy luộc, hấp, thay vì chế biến nướng, quay, rán, xào.

Đặc biệt, hạn chế dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Các nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam, Hà Lan, cho biết hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng túi vải, túi giấy thay thế túi nilon khi đi chợ, dùng hộp đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh, inox thay vì hộp nhựa.

Vận động thường xuyên

Khi cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng, lúc đó các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u. Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, yoga, thiền, gym... được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn tập thường xuyên.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phòng và phát hiện bệnh sớm. Bạn cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng bệnh song thực tế nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, với bệnh ung thư, khám sức khỏe định kỳ cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hơn 70% bệnh nhân ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém.

Bác sĩ Trần Quốc Khánh
Bệnh viện Việt Đức Hà Nội

Nghiên cứu di truyền gợi ý phát hiện ung thư sớm ở phụ nữ

Giáo sư Ann Lee, Chuyên gia nghiên cứu Phân viện Khoa học Y khoa, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore cho biết, trước đây, nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố đột biến di truyền ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng đã được tiến hành tại cộng đồng phụ nữ châu Âu. Tuy nhiên, tại cộng đồng phụ nữ Đông Nam Á, giới y khoa vẫn chưa có nhiều thông tin về yếu tố di truyền ảnh hưởng đến khả năng mắc ung thư ở phụ nữ.

Những năm trở lại đây, ung thư vú trở nên phổ biến ở Việt Nam và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ mỗi năm. Do đó, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore phối hợp Trung tâm di truyền y học quốc tế Lucence Diagnostics (trụ sở chính tại Singapore) với sự hỗ trợ của phòng khám Quốc tế CarePlus (TP HCM) tiến hành nghiên cứu nhằm gợi ý sớm ung thư do di truyền đột biến gen. 

Đây là một trong những nghiên cứu đa gen đầu tiên kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền ở phụ nữ. Nghiên cứu có sự tham gia của 531 phụ nữ có tiền sử bệnh hoặc có thành viên gia đình mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng ở các nước châu Á, trong đó có 24 phụ nữ Việt Nam.

Giáo sư Ann Lee (Chuyên gia nghiên cứu Phân viện Khoa học Y khoa, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore) và Bác sĩ Tan Min-Han (Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Trung tâm Chẩn đoán Lucence Diagnostics) là những người tiến hành cuộc nghiên cứu.

Giáo sư Ann Lee (Chuyên gia nghiên cứu Phân viện Khoa học Y khoa, Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore) và Bác sĩ Tan Min-Han (Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Trung tâm Chẩn đoán Lucence Diagnostics) là những người tiến hành cuộc nghiên cứu.

Bác sĩ Tan Min-Han, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Trung tâm Chẩn đoán Lucence Diagnostics chia sẻ, nghiên cứu được tiến hành bằng cách sử dụng xét nghiệm LumiBRCA để phát hiện các đột biến di truyền như BRCA. Sau quá trình thu thập mẫu xét nghiệm và phân tích chuyên sâu, nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ đột biến gen BRCA có liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc hiểu biết đầy đủ các yếu tố di truyền, từ đó cải thiện phương pháp và kết quả điều trị phù hợp hơn.

Bác sĩ Tan Min-Han cho biết thêm, nghiên sứu sẽ được mở rộng để tìm ra tỷ lệ chính xác, góp phần giúp phụ nữ Việt Nam phát hiện sớm hơn ung thư vú và buồng trứng, hỗ trợ tăng khả năng điều trị.

Nghiên cứu này được hỗ trợ thực hiện tại TP HCM bởi phòng khám Quốc tế CarePlus và Lucence Diagnostics trình bày tại Hội nghị di truyền châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Singapore vừa qua. Sự kiện nhằm mục đích chia sẻ những ứng dụng mới của công nghệ giải trình tự thế hệ mới (Next Generation Sequencing - NGS) trong các thiết lập lâm sàng, thảo luận về phương pháp tiếp cận hiện tại, tiến bộ kỹ thuật và thách thức trong điều trị rối loạn di truyền.

Nghiên cứu này được sự hỗ trợ thực hiện tại TP HCM bởi phòng khám Quốc tế CarePlus. 

Nghiên cứu này được hỗ trợ thực hiện tại TP HCM bởi phòng khám Quốc tế CarePlus. 

Tìm hiểu thêm về xét nghiệm chẩn đoán ung thư vú, ung thư buồng trứng và các ung thư thường gặp khác ở phụ nữ tại đây

Kim Uyên

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Những chiến binh 'đầu trọc' chống lại ung thư vú

Bà Đặng Mai ở TP HCM, năm 2015 phát hiện ung thư vú giai đoạn 3, khối u kích thước 1,5 mm ở ngực phải. Hai con gái bà đều du học ở Mỹ. Năm ấy tiễn con gái út ra sân bay xong, bà Mai bắt đầu chuẩn bị cho ca phẫu thuật cắt bỏ một bên vú.

Bà nhập viện và không thể nghe điện thoại của con gái từ Mỹ gọi về. Chồng bà phải nói dối con là "mẹ đi từ thiện, không có ở nhà".

"Nó trách mẹ sao đi bỏ bố ở nhà. Tóc của tôi rụng hết vì hóa trị, nên khi nói chuyện với cháu qua video call tôi đội tóc giả", bà Mai chia sẻ. Vào lúc cần những cái ôm nhất, cần tình cảm và sự chăm sóc của con gái, bà Mai vẫn quyết định giấu con tin mình ung thư, đặt sự bình tâm của con lên trên bệnh tật của mình.

"Một hôm, con gái út gọi điện về từ Mỹ. Cháu là sinh viên ngành hóa, nói muốn làm một nghiên cứu và hỏi tôi biết bệnh nhân ung thư nào giới thiệu cho cháu để làm nghiên cứu".

Người mẹ nghe con hỏi, không nhịn được, òa khóc.

Con gái lớn của bà khi ấy cũng đang ở đầu dây bên kia và cuộc nói chuyện điện thoại tán gẫu đơn thuần của gia đình họ trở thành kỷ niệm đầy nước mắt. Bài Mai cuối cùng cũng tiết lộ cho con về bệnh tình của mình.

Mai và những bức tranh cô tự vẽ tại nhà riêng. Bức tranh đầu tiên từ trái sang sẽ được cô tặng cho Thủy Tiên như một món quà cảm ơn. Mai đã là thành viên của mạng lưới BCNV được ba năm. Ảnh: Sen

Bà Mai trang trí góc tường bằng những bức tranh tự vẽ. Ảnh: Sen

Tư cũng là một bệnh nhân ung thư vú ở TP HCM, phát hiện bệnh vào tháng 4/2017. Không giống như hầu hết phụ nữ trung niên bị ung thư vú khác, Tư là một bà mẹ đơn thân.

Cô con gái 10 tuổi của Tư khi biết tin đã rất hoảng hốt. Bé đã thấy bệnh nhân ung thư qua phim ảnh nên trong đầu bé họ trông rất hốc hác và u ám.

"Tôi không muốn giấu bệnh với con. Tôi muốn con biết để có sự tự lập và không dựa dẫm vào mẹ", Tư nói.

Tóc, lông tay chân, chân mày... đều bị rụng hết do hóa trị. Sợ con gái lo lắng và không muốn con thấy mình giống bệnh nhân ung thư trong phim, Tư cố giữ hình ảnh tích cực mặc dù hóa trị làm chị rất mệt.

Từ ngày mẹ bệnh, con gái của Tư không còn như những đứa trẻ khác và trưởng thành hơn rất nhiều, chịu khó cùng bà ngoại chăm mẹ.

Tư tham gia Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam mới vài tháng nay. "Tôi tham dự các buổi chia sẻ của bác sĩ về ung thư và tham gia các lớp học yoga, nhảy zumba", chị nói.

Tư cho biết nhiều bệnh nhân ung thư vú sống khép kín, do bệnh tật. Vì vậy, họ cần thoát ra khỏi sự tự ti và hòa đồng với mọi người xung quanh.

"Hãy là chiến binh, đừng là một người chỉ biết sợ hãi", là thông điệp Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam (BCNV) muốn mang đến với bệnh nhân ung thư. Hàng nghìn người bệnh ung thư vú cùng thân nhân đang tham gia BCNV, để thêm động lực chiến đấu với bệnh tật và vượt qua chính mình.

Nguyễn Thủy Tiên, Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của Mạng Lưới Ung Thư Vú Việt Nam hòa mình vào điệu nhảy với thành viên mạng lưới và tình nguyện viên của mình tại Ngày Hội Nón Hồng. Ảnh: Thành Nguyễn

Nguyễn Thủy Tiên (không tóc), Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn

Cũng như Tư, bà Mai là thành viên BCNV 3 năm qua. Bà không sử dụng tóc giả nữa, bởi con gái từ Mỹ về đã cắt tóc mình để làm tặng mẹ một bộ tóc giả. Giờ tóc của Mai đã mọc lại và cánh tay phải cử động được lại như trước. Nhờ vậy bà Mai có thể tiếp tục sở thích của mình là vẽ tranh. Bà tham gia một lớp học vẽ miễn phí do BCNV tổ chức để làm giàu trải nghiệm với hội họa.

Bà Mai đã học cách sống chung với ung thư. "Một người phụ nữ khôn ngoan và có học thức là một người biết tự chăm sóc bản thân trước", người phụ nữ chia sẻ.

Nhớ về một người bạn cũng mắc ung thư vú chữa đi chữa lại trong hơn 10 năm và giờ đã qua đời, bà Mai không nghĩ rằng mình có thể hồi phục và thoát ung thư hoàn toàn. Bởi lẽ các tế bào ung thư vẫn có thể ẩn nấp trong cơ thể và xuất hiện trở lại bất kỳ lúc nào. Và bà sẵn sàng đón nhận điều sẽ phải đến, với người thân bên cạnh mình.

"Tôi may mắn có chồng chăm sóc và có kiến thức về căn bệnh này, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Tôi biết một đồng bệnh trẻ, người Bình Dương. Mỗi lần đi khám, cô ấy được chồng đưa đi bằng xe hơi. Khoảng 2 tháng sau tôi gặp lại, cô khóc nói bị chồng bỏ".

Chị em xếp hàng để được lên xe tầm soát ung thư vú. Ảnh: Lê Nga.

Phụ nữ xếp hàng chờ lên xe tầm soát ung thư vú. Ảnh: Lê Nga.

Bà Mai nhận thấy ung thư vú ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sinh lý và làm giảm ham muốn của người bệnh. Mai cho rằng người đàn ông nào không rộng lượng, không hiểu biết cũng như sợ gánh nặng tài chính, thì sẽ không có kiên nhẫn chờ đợi người bạn đời của mình.

"Thế nên tôi luôn thận trọng khi chia sẻ và đưa ra lời khuyên với các đồng bệnh".

Mai và Tư là số ít bệnh nhân có đủ can đảm và sự cởi mở để chia sẻ câu chuyện của mình. Họ được xem như những chiến binh sống sót qua bệnh tật mang lại sự lạc quan vô giá cho những người giống mình cũng như người thân. 

Mắt của Mai sáng lên khi khoe: "Con gái tôi đã quyết định học lên thạc sĩ ngành Khoa học Y sinh để tìm cách chữa trị cho mẹ, và giảm bớt cơn đau trong quá trình hóa trị ung thư".

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Mỗi năm ở Việt Nam gần 165.000 trường hợp ung thư mới được phát hiện, trong đó hơn 15.000 người ung thư vú (9,2%).

Những năm gần đây, tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú đang ngày càng trẻ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chia sẻ từng phẫu thuật cho một bệnh nhi mới 9 tuổi đã mắc ung thư vú. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy khá hiếm, chủ yếu người mắc ung thư vú là phụ nữ trưởng thành, càng cao tuổi càng có nguy cơ.

Bộ Y tế giữa tháng 10 phát động Chiến dịch "Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40", phối hợp giữa Quỹ Ngày mai tươi sáng và Bệnh viện K. Chiếc xe  trị giá 12 tỷ đồng trang thiết bị hiện đại đi các tỉnh tầm soát miễn phí ung thư vú có khoảng 8.000 phụ nữ. 

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ung thư vú là bệnh thường gặp song hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả cao, chi phí ít. Nhiều phụ nữ không đi tầm soát ung thư vú do tâm lý e ngại, khiến bệnh ở giai đoạn muộn, khó điều trị, chi phí lại cao.

Sen

Em bé ung thư xin lỗi mẹ trước khi qua đời

Bé Charlie Proctor qua đời cuối tuần trước sau hơn hai năm chiến đấu với u nguyên bào gan. Để lưu giữ ký ức về em bé, mẹ Charlie là Amber Schofield đã chia sẻ khoảnh khắc cuối cùng bên con trai.

Theo People, ngày 11/11, Amber đăng tải bài viết trên trang cá nhân, kể rằng Charlie đã ra đi trong vòng tay cô. "Đêm qua, lúc 23h14 phút, người bạn thân nhất của tôi, thế giới của tôi, Charlie, đã trút hơi thở cuối cùng. Trái tim của chúng tôi đau nhói. Thế giới đã mất đi một cậu bé phi thường".

Charlie nằm bên mẹ trước khi ra đi mãi mãi. Ảnh: Charlies Chapter.

Charlie nằm bên mẹ trước khi ra đi mãi mãi. Ảnh: Charlie's Chapter.

Trước đó vài giờ, Amber thông báo với bạn bè sức khỏe Charlie đang xấu đi. "Con không còn trông giống Charlie nữa", bà mẹ mô tả. "Con gầy đến mức tôi nhìn thấy mọi cái xương trên cơ thể nhỏ bé. Đứa con của tôi đâu rồi".

Không chỉ sụt cân, Charlie còn buồn bã và mệt mỏi. "Con không biết làm gì nữa" trở thành câu cửa miệng của cậu bé. 

Những giờ cuối cùng, Charlie rất kích động. "Con nằm, ngồi rồi lại nằm, sau đó muốn ra ghế và sofa. Đến một lúc, con quay sang tôi và nói khẽ: 'Mẹ ơi, con xin lỗi về điều này'", Amber nghẹn ngào nhớ lại. "Không đứa trẻ nào đáng phải chịu đựng những cảm xúc như Charlie. Không bố mẹ nào đáng phải chứng kiến con mình chết dần chết mòn".

Kết thúc bài viết, Amber tâm sự cô rất nhớ Charlie và hy vọng các bố mẹ sẽ trân trọng thời gian bên đứa con của mình. "Hãy ôm chặt đứa con của mình, âu yếm và hôn chúng thật nhiều. Bạn không biết mình may mắn đến thế nào đâu". Bên cạnh những dòng chia sẻ, Amber đăng tải tấm ảnh vợ chồng cô bên Charlie. 

Bức ảnh cuối cùng của Charlie bên bố mẹ. Ảnh: Charlies Chapter.

Bức ảnh cuối cùng của Charlie bên bố mẹ. Ảnh: Charlie's Chapter.

U nguyên bào gan là dạng ung thư hiếm gặp khởi phát ở gan và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ lúc sơ sinh đến khoảng ba tuổi. Báo Manchester Evening News cho biết Charlie được chẩn đoán ung thư từ tháng 2/2016.

Sau phẫu thuật, bệnh của Charlie tái phát. Bố mẹ em quyết định gây quỹ để đưa con đến Mỹ ghép gan. Nhiều ngôi sao như ca sĩ Pink và Ellen DeGeneres hưởng ứng, nhưng cuối cùng gia đình vẫn không có đủ tiền đưa bé sang Mỹ điều trị. 

Minh Nguyên

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

4 cách giúp trẻ tăng sức đề kháng

Từ 0 đến 3 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị các vi khuẩn, vi trùng tấn công gây bệnh. Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột nên cách tốt nhất để tăng sức đề kháng cho trẻ là chăm sóc sức khỏe đường ruột. Dưới đây là những cách mẹ có thể áp dụng để giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Cho trẻ da tiếp da với mẹ

Phương pháp da tiếp da (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của người mẹ ngay sau sinh) mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ, trong đó có tăng cường sức đề kháng. Trong quá trình da tiếp da, bé có thể tiếp xúc với những lợi khuẩn từ mẹ, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Chơi đùa ngoài trời

Bố mẹ không nên quá bao bọc trẻ, cần khuyến khích bé khám phá thế giới bên ngoài. Khi vui chơi ngoài trời, bé có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn nhưng lại tạo điều kiện cho hệ miễn dịch được tập luyện và hoàn thiện hơn. Phụ huynh lưu ý rửa tay sạch sẽ cho con sau khi chơi, đi vệ sinh xong, trước bữa ăn.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh hỗ trợ bé phát triển tốt hơn về thể chất, trí tuệ, ít bệnh tật. Ảnh: Shutterstock.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh hỗ trợ bé phát triển tốt hơn về thể chất, trí tuệ, ít bệnh tật. Ảnh: Shutterstock.

Cho trẻ bú sữa mẹ

Trẻ bú mẹ có sức đề kháng tốt vì trong sữa mẹ có nguồn dinh dưỡng dồi dào như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất... Sữa mẹ còn có một dưỡng chất HMO (Human Milk Oligosaccharides) hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ.

HMO là dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và carbohydrate. Đây là thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nơi chứa đến 70% hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài vai trò chính là thức ăn cho lợi khuẩn, HMO còn đóng vai trò như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào, ngăn các tác nhân gây bệnh bám trực tiếp vào các thụ thể tế bào. Nhờ đó, trẻ tránh được nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiều bệnh tật. Dưỡng chất này cũng được hấp thu vào máu nên có có thể hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột.

Hiểu được 3 vai trò này, các chuyên gia khuyên mẹ nỗ lực duy trì nguồn sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời để bổ sung HMO đầy đủ cho bé. Trong trường hợp, trẻ không được bú mẹ để hấp thu dưỡng chất này, mẹ có thể chọn sản phẩm dinh dưỡng có chứa HMO.

Ăn nhiều loại trái cây, rau củ

Ngoài sữa có chứa dưỡng chất HMO, bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm góp phần tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc. Chuối và măng tây là rau củ tự nhiên giàu lợi khuẩn, góp phần tăng cường sức đề kháng của trẻ. Thực phẩm nhiều vitamin C như cam, quýt, sơ ri, nho, bưởi, táo tây, kiwi, chuối... có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn của các tế bào.

Cho trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây, uống sữa để tăng cường sức đề kháng. 

Cho trẻ ăn nhiều rau quả, trái cây, uống sữa góp phần tăng cường sức đề kháng. Ảnh: Shutterstock.

Kim Uyên

Các nhà khoa học tại Abbott dành hơn 15 năm nghiên cứu chuyên sâu về HMO và phát hiện trong số hơn 100 loại HMO có trong sữa mẹ thì 2'-fucosyllactose (2'-FL) là loại HMO phổ biến. Các nghiên cứu chuyên sâu về 2'-FL HMO cho thấy loại HMO này có thể mang lại nhiều lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột. Với hơn 20 nghiên cứu chuyên sâu lâm sàng và tiền lâm sàng, sản phẩm Similac Eye-Q4 có chứa 2′-FL HMO là giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh. Mẹ có thể tìm hiểu kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ tại similac.com.vn/mecobiet .

Ngủ quá nhiều, ho dai dẳng - dấu hiệu cần kiểm tra cơ thể

Theo WedMD, các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng do trước đó họ không nhận ra những thay đổi trên cơ thể, mà chỉ nghĩ rằng đó là vấn đề nhỏ.

Dưới đây là 6 thay đổi trên cơ thể bạn cần lưu ý:

Giảm cân bất ngờ

Nếu không cố gắng thực hiện các biện pháp giảm cân mà cân nặng vẫn giảm đáng kể, đặc biệt giảm mạnh tới 10-15 kg thì bạn nên đi kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, bệnh tuyến giáp, viêm loét dạ dày, nhiễm trùng HIV hoặc viêm gan C.

Các nốt ruồi thay đổi màu sắc

Không bao giờ được bỏ qua khi thấy một nốt ruồi trên cơ thể thay đổi màu sắc, hoặc thay đổi hình dạng, kích thước. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Ung thư da được cho là loại ung thư phổ biến nhất, và con người thường khó nhận định được triệu chứng từ những giai đoạn đầu tiên. Hãy đến các cơ sở y tế để có các kiểm tra chính xác nhất.

Ngủ quá nhiều

Ảnh: Health

Ảnh: Health

Nếu ngủ nhiều hơn 9 tiếng một ngày, đây có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm, viêm mạn tính hoặc thậm chí là bệnh đa xơ cứng - một chứng rối loạn não bộ và tủy sống. Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mỏi, ngủ ngày, thừa cân, ngủ quá mức... nên đi kiểm tra sức khỏe.

Ho dai dẳng

Nếu bị ho kéo dài hơn 2 tháng, bạn cần phải đi kiểm tra. Ho dai dẳng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc bệnh trào ngược dạ dày.

Đau bụng ở góc dưới bên phải

Đau bụng là phổ biến, nhưng đau bụng ở một vị trí cụ thể, đặc biệt là góc phần tư dưới bên phải, và kéo dài hơn một ngày hoặc đau với mức độ nặng, cần được kiểm tra. Đây có khả năng là biểu hiện của chứng viêm ruột thừa. Trong trường hợp này, nếu để tình trạng đau bụng quá lâu có thể dẫn tới vỡ ruột thừa, đòi hỏi phẫu thuật khẩn cấp.

Đau mạn tính

Các bác sĩ cho biết, những cơn đau hàng ngày kéo dài hơn 12 tuần được coi là mạn tính. Đau nhức một bộ phận nào đó trên cơ thể làm hạn chế đáng kể các sinh hoạt trong cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm trạng. Theo các bác sĩ, nhiều liệu pháp mới có thể giúp giảm đau, vì vậy hãy nhanh chóng đi kiểm tra nếu thấy có những biểu hiện này.

Thúy Quỳnh

5 bí quyết phòng bệnh hô hấp cho bé trong mùa đông

Thời tiết chuyển mùa là lúc trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh. Các mẹ có thể áp dụng 5 bí quyết sau đây để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch hô hấp, phòng chống bệnh hô hấp cho bé trong mùa đông.

Giữ ấm đường thở

Khu vực mũi họng thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân trong không khí như: vi khuẩn, virus, bụi, khói... nên dễ bị kích ứng, viêm nhiễm. Để bảo vệ đường thở, cơ thể có những cơ chế tự nhiên như: sinh lớp chất nhày trên niêm mạc chứa yếu tố miễn dịch tại chỗ, nhất là IgA; tăng sinh miễn dịch toàn thân có thể huy động đến để bảo vệ vùng mũi họng bất kỳ lúc nào.

Tuy nhiên, một số yếu tố như không khí lạnh và khô, đồ ăn uống lạnh khi đi vào đường hô hấp sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc, dẫn tới giảm khả năng phòng bệnh. Với trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa...

Giữ ấm cho trẻ là điều cha mẹ nên lưu ý trong mùa đông.

Giữ ấm cho trẻ là điều cha mẹ nên lưu ý trong mùa đông.

Các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé trong mùa đông bằng các biện pháp: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống đồ nóng, ấm. Đó là cách mẹ giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp.

Vệ sinh thân thể và môi trường

Vi khuẩn, virus tồn tại ở khắp mọi nơi, sinh sản nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bệnh hô hấp.

Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ tiềm ẩn, cha mẹ cần phòng bệnh từng ngày bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể cho bé. Với bé lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.

Cụ thể, cha mẹ cần cắt móng tay thường xuyên cho trẻ (trẻ lớn hơn nên tập thói quen cắt móng tay); rửa tay cho bé, hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần vận động; vệ sinh răng miệng, =mũi họng cho bé; vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh... và các đồ dùng thường nhật.

Những việc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ.

Những việc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ.

Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

Với bé lớn, chế độ dinh dưỡng hợp lý (thực phẩm đa dạng) có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam... Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy lấy nước.

Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng.

Các loại thực phẩm tăng sức đề kháng.

Mẹ cũng cần bổ sung nhiều loại rau củ giàu vitamin và chất xơ như: cà rốt, súp lơ, cà chua, bí đỏ, rau dền... Đồng thời kết hợp chung với thịt, cá, trứng để bữa ăn của trẻ đầy đủ chất, hoàn thiện hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu... cũng có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.

Tiêm văcxin

Ngoài các loại văcxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, có một số loại mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp.

Văcxin phòng cúm: mỗi năm tiêm một lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng một tháng để khi vào mùa văcxin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm văcxin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.

Văcxin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.

Dùng ly giải vi khuẩn hô hấp

Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp từ lâu được sử dụng để kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu. Tuy nhiên, dạng bào chế ngậm hoặc nhai mới được áp dụng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây.

Các loại ly giải vi khuẩn bị mất khả năng gây bệnh, chỉ giữ lại vách tế bào, đưa vào trong viên ngậm (nhai) giúp kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Đồng thời sản phẩm kích thích sinh kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp do đó tăng khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp đến 4 lần, nhất là trong mùa lạnh.

Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được coi như một vắc xin đường miệng.

Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được coi như một vắc xin đường miệng.

Một nghiên cứu tại Cộng hòa Séc vào mùa đông năm 2005 cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp khi sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn dạng ngậm Imunostim. Không chỉ giúp phòng bệnh như một loại văcxin đường miệng, sản phẩm còn có thể sử dụng kết hợp các thuốc điều trị nhiễm trùng hô hấp để hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Số XNQC: 33239/2016/ATTP-XNCB, Bộ Y tế cấp ngày 27/10/2017.

Vạn Phát

Để được tư vấn về bệnh lý hô hấp của trẻ nhỏ, phương pháp dùng ly giải vi khuẩn hô hấp kích thích cơ thể tăng miễn dịch, bạn có thể liên hệ hotline1800 8070 (miễn cước) hoặc truy cập tại đây . 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Cách phòng ngừa đột quỵ khi giao mùa

Giao mùa là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, lúc hanh khô, ẩm ướt. Hiện tại, miền Bắc đang trong thời điểm chuyển giao giữa mùa thu và đông. Các tỉnh phía Nam sắp chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi thời tiết thường xuyên làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể, nhất là những người cao tuổi không thích nghi kịp. Theo thống kê của nhiều bệnh viện trong nước, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng 15%.

Các khảo sát trên thế giới cũng chứng minh, khoảng thời gian có tỷ lệ người đột quỵ nhiều nhất trong ngày là 4-5h sáng. Bệnh thường xuất hiện một cách bất ngờ, khó chẩn đoán, vì vậy mỗi người nên chủ động phòng bệnh.

Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Kiểm soát huyết áp: Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Natalia Rost (Trường Y khoa Harvard), huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nếu nó không được kiểm soát.

Tại Việt Nam, thống kê ở Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho thấy, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có 8 liên quan đến huyết áp cao. Để có thể kiểm soát huyết áp, người bệnh cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị. 

Kiểm soát đường huyết: Phó giáo sư, tiến sĩ Natalia Rost cũng cho rằng, đái tháo đường không chỉ dễ dẫn tới đột quỵ mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bằng việc thiết lập chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Kiểm soát cholesterol trong máu: Mỡ máu cao thường đi kèm với xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nguy cơ cục máu đông bít tắc động mạch não. 

polyad

Kiểm soát huyết áp, đường huyết, chọn thực phẩm lành mạnh... có thể giúp phòng ngừa đột quỵ khi giao mùa. Ảnh: Shutterstock. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo Tổ chức Đột quỵ châu Âu, cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể cứu sống nhưng tử vong hoặc tàn phế. Nguyên nhân do phần lớn người thân không nhận biết được dấu hiệu để đưa người bệnh đến đúng bệnh viện chuyên khoa điều trị. Do đó, mỗi người cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần mỗi năm để có thể phát hiện sớm, bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách. 

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ăn uống khoa học 

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) khuyên, người dân trên thế giới có chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ  đột quỵ. 

Theo xếp hạng của World Health Ranking năm 2017, tỷ lệ người chết do đột quỵ tại Nhật Bản đứng thứ 157 trên tổng số 183 quốc gia, gần như chót bảng. Nhiều bí quyết sống vui khỏe của người dân nước này được nhiều nước trên thế giới học hỏi. 

Người Nhật chọn thực phẩm theo mùa, vào mùa hạ, thân nhiệt nóng hơn nên ăn rau xanh nhiều. Nhưng vào mùa thu và mùa đông, khi cơ thể cần nhiều năng lượng để tỏa nhiệt ấm áp, người Nhật sẽ bổ sung nhiều thịt, cá... Hàng nghìn năm qua, người dân xứ mặt trời mọc vẫn chế biến natto (đậu nành lên men) mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối. Quá trình lên men hạt đậu tương sản sinh ra loại enzym nattokinase.

Theo ông Raita Sasaki, chuyên gia Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), enzym nattokinase tác động trực tiếp lên tơ huyết chống hình thành cục máu đông. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. 

Với công dụng này, mà hầu hết các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ ở Nhật đều chứa thành phần enzym nattokinase và Hiệp hội Nattokinase nước này chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Lối sống lành mạnh 

Tập thể dục thường xuyênTheo Boldsky (trang báo của Ấn Độ), tập thể dục sẽ giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh. Vận động thể chất đều đặn sẽ giúp bạn đốt cháy calo, giữ cho huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ. 

Ngủ đủ giấcNghiên cứu từ các chuyên gia ở Đại học Y khoa Icahn (Mỹ) công bố vào tháng 5/2015 cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ tăng đến 83% so với những người ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ.

Không hút thuốc láTheo India Times (nhật báo tiếng Anh tại Ấn Độ) hút thuốc làm tổn thương niêm mạc của động mạch và gây xơ vữa, thu hẹp động mạch, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và đau thắt ngực.  

Uống nhiều nướcNghiên cứu tại Đại học Loma Linda (Mỹ) phát hiện rằng uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 53%. Nước làm loãng máu, ngăn ngừa máu đông gây ra bệnh tim và đột quỵ. Uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và một số bệnh khác. 

Ngọc Thi

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Cô gái Đồng Tháp bị ung thư cổ tử cung ở tuổi 24

Bệnh nhân cho biết cách đây vài tháng có chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ vợ chồng. Kết quả sinh thiết tại Đồng Tháp cho thấy chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết cổ tử cung bệnh nhân có sang thương nên phải xạ trị trước. Ngày 14/11 các bác sĩ phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tử cung và nạo hạch chậu hai bên.

"Bệnh nhân đã có con nên lựa chọn phương án cắt hoàn toàn tử cung. Nếu bệnh nhân muốn bảo tồn tử cung để mang thai, bác sĩ vẫn có thể thực hiện nhưng việc điều trị ung thư khó triệt để", bác sĩ Tiến chia sẻ.

Đây là bệnh nhân ung thư cổ tử cung trẻ nhất tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Hơn 4.100 người phát hiện mới và 2.400 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Bệnh có khuynh hướng giảm hơn so với các bệnh lý ung thư phụ khoa khác nhưng tuổi bệnh nhân thì đang càng ngày càng trẻ hóa. Trước đây bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở phụ nữ tuổi trung niên. 

Bác sĩ Tiến và đồng nghiệp phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: N.T

Bác sĩ Tiến và đồng nghiệp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: N.T

Bác sĩ Tiến cho biết thủ phạm gây ung thư cổ tử cung được con người phát hiện rất sớm, đó là virus HPV. Có nhiều yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh, như bắt đầu hoạt động tình dục sớm, nhiều bạn tình, có một bạn tình nguy cơ cao. Người mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, tân sinh hoặc ung thư tế bào gai ở âm hộ, âm đạo, ức chế miễn dịch như nhiễm HIV... cũng dễ bị ung thư tử cung. Sinh con sớm trước 20 tuổi, sinh nhiều con, tình trạng kinh tế xã hội thấp, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư cổ tử cung thường có triệu chứng sớm. Khi có sang thương ở cổ tử cung kích thước nhỏ, lúc quan hệ hay hoạt động mạnh có thể ra dịch hay máu bất thường. Cần lưu ý đi khám khi xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết sau giao hợp, tiết dịch âm đạo. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư, thậm chí giai đoạn nghịch sản tế bào.

Nếu phát hiện can thiệp sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp tuỳ theo giai đoạn như đốt điện, cắt leep, khoét chóp, cắt cổ tử cung, cắt tử cung bảo tồn sinh sản, cắt tử cung tận gốc hay xạ trị tận gốc, hóa - xạ trị... Khoảng 85-90% bệnh nhân giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh.

Tầm soát bằng xét nghiệm tầm soát HPV và Pap giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần thử Pap mỗi 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap cứ 3 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường không cần tiếp tục kiểm tra. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, tiêm vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung...

Lê Phương

Cô con gái hàng ngày vẽ hình người cha ung thư

Từ ngày biết cha bị ung thư, Vương Thiên Nguyệt luôn ở cạnh giúp ông vượt qua căn bệnh. Để tiếp thêm nghị lực cho cha, cô gái 21 tuổi ở Trung Quốc ngày ngày lưu lại các khoảnh khắc của ông bằng chiếc bút chì và tờ giấy trắng.

"Trước đây tôi chưa từng ngắm kỹ ông dù chỉ một lần. Giờ đây, chỉ cần nhìn vào đôi mắt cha, tôi có thể cảm nhận được cả niềm vui lẫn sự đau đớn", Thiên Nguyệt chia sẻ.

Thiên Nguyệt vừa vẽ tranh vừa chăm bố tại bệnh viện. Ảnh: QQ.

Thiên Nguyệt vừa vẽ tranh vừa chăm bố tại bệnh viện. Ảnh: QQ.

Theo Xinhua, cha của Thiên Nguyệt là thầy giáo dạy vẽ. Ông là người duy nhất tin tưởng và hỗ trợ con gái theo đuổi nghệ thuật.

Tháng 3/2017, bị đau lưng và đau bụng, ông Vương được chẩn đoán ung thư đường mật. Ngày ông phẫu thuật cũng là ngày con gái thi đại học. "Mẹ sợ tôi bị ảnh hưởng đến kết quả thi nên nói dối là bố bị viêm túi mật. Sau đó biết bố bị ung thư, cả bầu trời như sụp xuống trước mắt tôi", Thiên Nguyệt kể.

6 tháng sau, đến lượt mẹ Thiên Nguyệt ngã bệnh. Hiện tình trạng bà đã ổn định nhưng sức khỏe không tốt như xưa. Chi phí chữa trị cho bố mẹ khiến gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Cha cô chủ động xin về nhà nhưng Thiên Nguyệt kiên quyết không đồng ý. 

Thiên Nguyệt kể rằng nhiều đêm cô không thể ngủ được. Cô gái bị đau dạ dày, rất sợ bản thân cũng mắc bệnh ung thư nhưng tự nhủ phải mạnh mẽ và luôn giữ nụ cười trên môi. Để cha mẹ bớt gánh nặng, Thiên Nguyệt nhận làm thêm ở chợ. Bên cạnh đó, cô chăm sóc ông tại bệnh viện và cặm cụi vẽ tranh, lưu giữ mọi giây phút bên ông. 

Những bức tranh vẽ bố của Thiên Nguyệt. Ảnh: QQ.

Những bức tranh vẽ bố của Thiên Nguyệt. Ảnh: QQ.

Gần đây, Thiên Nguyệt quyết định bán tranh trên mạng xã hội để kiếm thêm thu nhập. Câu chuyện về gia đình cô nhanh chóng lan rộng, nhiều người sẵn sàng quyên góp tiền giúp đỡ.

"Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Bạn vẽ tốt lắm. Tôi tin rằng phép màu sẽ đến", một tài khoản nhắn nhủ cô gái.

Thiên Nguyệt vẽ tranh với hy vọng tiếp thêm nghị lực cho bố vượt qua ung thư. Ảnh: QQ.

Thiên Nguyệt vẽ tranh với hy vọng tiếp thêm nghị lực cho bố vượt qua ung thư. Ảnh: QQ.

Những bức tranh của Thiên Nguyệt không chỉ là liều thuốc tinh thần vô giá với người cha mà còn giúp vực dậy tinh thần mọi thành viên trong gia đình. Phía trước còn nhiều gian nan, song cô gái trẻ kiên quyết không đầu hàng.

"Con sẽ không từ bỏ chừng nào bác sĩ nói còn hy vọng. Con sẽ không để cha một mình. Con vẫn còn sức lực", Thiên Nguyệt khẳng định. 

Nguyễn Xuân

Hiểu về đái tháo đường thai kỳ để bảo vệ mẹ và bé

Cuối tháng 10, Bộ Y tế phối hợp cùng Abbott chính thức ra mắt Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Đây là hướng dẫn quốc gia được xây dựng và ban hành rộng rãi tại Việt Nam, giúp chuẩn hóa kiến thức, tạo sự đồng bộ trên toàn quốc cho nhân viên y tế để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thai phụ. Hướng dẫn Quốc gia về đái tháo đường thai kỳ sẽ sớm phổ biến đến nhân viên y tế tại các bệnh viện trên toàn quốc vào năm tới.

Trong vòng 10 năm gần đây, đái tháo đường gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam lẫn trên thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa thế giới (FIGO) năm 2015, tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 16% tổng số phụ nữ mang thai. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huỳnh Khánh Trang - Trưởng bộ môn sản Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng khoa sản bệnh viện Hùng Vương, khảo sát riêng ở bệnh viện phụ sản Hùng Vương (TP HCM) trong 4 năm 2014-2017 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ luôn ở mức 18-25%. Trung bình cứ 5 thai phụ đến khám thì có một người mắc bệnh này.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng như đường, tinh bột, chất béo. Đái tháo đường thai kỳ thường gặp còn do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ trong thai kỳ dẫn đến tăng đề kháng với insulin, cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu.

Đặc biệt những người có bệnh sử gia đình mắc đái tháo đường, những thai phụ mang thai khi trên 35 tuổi, thai phụ trước đó bị thừa cân, béo phì, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, những người có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc tiền sử sinh con trên 4kg... chính là nhóm có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Khánh Trang phát biểu tại hội thảo.

Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Khánh Trang phát biểu tại hội thảo.

Đái tháo đường thai kỳ nếu được phát hiện và kiểm soát tốt sẽ không gây nên ảnh hưởng cho mẹ và em bé. Ngược lại, nếu chủ quan lơ là, đây sẽ là một trong những "sát thủ thầm lặng", gây nguy hiểm cho mẹ lẫn thai nhi...

Cụ thể như trường hợp một phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị ruột mắc đái tháo đường. Ở tuần thai thứ 23-24, các bác sĩ đã cảnh báo về mối nguy hiểm song chị vẫn chủ quan cho rằng chị gái mình từng mắc đái tháo đường thai kỳ và vẫn sinh con bình thường nên không cần quá lo lắng. Mang thai đến tuần thứ 34-35, chị bất ngờ thấy thai không máy đạp nữa. Đi tái khám ngày hôm sau, bác sĩ cho biết thai đã chết lưu vì mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ mà không được kiểm soát. Bác sĩ cho biết thai chết lưu nặng đến 3,5kg, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế thai chỉ nặng trung bình 2,2-2,3kg.

Ngài ra, ở người mẹ nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê... Ở em bé, đái tháo đường thai kỳ có thể gia tăng tỷ lệ dị tật thai, rối loạn tăng trưởng, có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

Để giúp hạn chế các tác động tiêu cực tới sức khỏe mẹ và bé, trong bảng hướng dẫn Quốc gia các chuyên gia đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các nhân viên y tế về kiến thức bệnh, hướng dẫn cách tầm soát và chuẩn đoán trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát glucose huyết tương, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện ở mức vừa phải từ 30 phút/ngày. Bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm soát đường máu bởi các bác sĩ Sản khoa (có chứng chỉ nội tiết) hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường.

Bên cạnh đó, nội dung của hướng dẫn cũng chú trọng nâng cao kiến thức cộng đồng về dinh dưỡng vì đây được xem là liệu pháp hàng đầu để kiểm soát tốt đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt cần kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ, Viện Y học đã khuyến nghị mức tăng cân cụ thể.

Khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ của Viện Y học.

Khuyến nghị mức tăng cân trong thai kỳ của Viện Y học.

Hoài Nhơn

Cựu vận động viên 28 tuổi bị ung thư phổi dù không hút thuốc

Từ nhỏ, Stephen Huff, người bang Tennessee, Mỹ, đã gắn bó với bóng chày. Anh giành học bổng của Đại học Austin Peay và chơi cho đội bóng của trường, sau đó trúng tuyển vào Chicago White Sox. Đối với mọi người xung quanh, Huff chính là hình mẫu của lối sống lành mạnh.

"Chơi thể thao từ nhỏ rồi trở thành vận động viên chuyên nghiệp khiến tôi quan tâm đến việc luyện tập và chăm sóc cơ thể". Huff nói với Men's Health. "Tôi luyện tập mỗi ngày, chạy liên tục 5-8 dặm. Tôi cực kỳ để ý những gì mình ăn, uống. Tôi luôn cố gắng sử dụng thực phẩm hữu cơ. Thậm chí đến thuốc thông dụng nhất cũng không dám uống".

Huff khi còn thi đấu bóng  chày. Ảnh: MH.

Huff khi còn thi đấu bóng chày. Ảnh: MH.

Sau vài năm chơi bóng và thử sức với vai trò huấn luyện, Huff học để lấy bằng giảng dạy điện toán. sau một năm, người đàn ông trẻ tuổi nhận thấy những dấu hiệu bất thường. 

"Tôi có các triệu chứng mơ hồ, cảm thấy mình bị khó tiêu và ợ nóng", Huff nhớ lại. "Đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017, tôi bị ho dai dẳng, thở khò khè".

Đi khám, Huff biết rằng hạch bạch huyết ở cổ anh sưng to hơn bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đó chỉ là viêm phế quản và kê thuốc kháng sinh.

Vài tuần trôi qua, Huff vẫn không khá hơn. Anh đặt hẹn với bác sĩ tai mũi họng và đi chụp CT. "Tôi biết có điều gì đó không ổn khi nhận được điện thoại, chỉ 30 phút sau khi rời trung tâm chụp chiếu", Huff kể.

Ngày 1/6/2017, Huff được xác nhận bị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV. Căn bệnh đã di căn tới hạch bạch huyết, ngực, một phần nhỏ ở gan và tủy sống gần xương cụt. Các bác sĩ nhận định cơ hội sống thêm năm năm của cựu vận động viên không đầy 5%.

"Tôi cảm thấy như vừa nhận án tử", Huff nói. "Lúc đó, tôi mới đính hôn. Vợ chưa cưới Emily và tôi vừa mua ngôi nhà đầu tiên, chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ kết hôn. Ung thư đâu có trong kế hoạch". 

Hai tuần đầu từ ngày chẩn đoán, Huff mất ăn mất ngủ. Anh sụt gần 10 kg.

Trên thực tế, bạn có thể bị ung thư phổi dù không bao giờ hút thuốc. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầ dẫn tới ung thư phổi nhưng không phải nguyên nhân duy nhất.

"Khoảng 10-25% bệnh nhân ung thư phổi trên thế giới không hề hút thuốc", bác sĩ Roy S. Herbst từ Trung tâm Ung thư Yale cho biết. "Tiếp xúc với khí radon cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, đứng đằng sau 10% ca bệnh. Hút thuốc thụ động và tiếp xúc với chất độc từ không khí ô nhiễm hoặc khu công nghiệp cũng kéo đến rủi ro". Bên cạnh đó, 9-14% bệnh nhân ung thư phổi chưa tới tuổi 50. 

May mắn, dạng ung thư của Huff có thể được điều trị bằng liệu pháp trúng đích do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Anh phải uống thuốc hai lần mỗi ngày, mỗi lần bốn viên song không gặp những tác dụng phụ nặng nề như lúc xạ trị, hóa trị.

Huff bên vợ. Ảnh: MH.

Huff bên vợ. Ảnh: MH.

Huff đã điều trị 16 tháng. Một số khối u biết mất hoàn toàn còn khối u chính nằm trên ống phế quản đã nhỏ lại 60%. 

Để giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về ung thư phổi, Huff cùng vợ thành lập một dự án phi lợi nhuận và đi khắp nơi chia sẻ kiến thức về căn bệnh. "Thông điệp của tôi là nếu nó xảy ra với tôi, nó cũng có thể xảy ra với bạn", Huff nói.

Minh Nguyên

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Xanh tóc, đỏ da nhờ cây hà thủ ô

Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp hay dạ giao đằng, được biết đến là vị thuốc trị suy nhược thần kinh, giúp trẻ lâu và đen râu tóc. Bộ phận được sử dụng là rễ củ có màu đỏ sậm được bán ở dạng củ bổ đôi hoặc theo từng lát miếng phơi khô.

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu, chữa táo bón, mất ngủ, suy thận, gan yếu, suy nhược thần kinh, đau lưng mỏi gối. Theo Tây y, loại cây này chứa nhiều hoạt chất, khoáng tố vi lượng, tinh bột, lipid... có lợi cho sức khỏe.

Phương thức dùng hà thủ ô trước đây chủ yếu là sắc uống hoặc ngâm rượu. Hiện nay, loại thảo dược này được bào chế thành các dạng tiện dụng như bột hà thủ ô, viên nang, trà túi... Mọi người cũng có thể chưng cách thủy hà thủ ô đỏ với nước đậu đen để giảm bớt vị chát.

Bộ phận dùng của cây hà thủ ô là rễ củ phát triển to có màu đỏ sậm. Ảnh: HMS

Bộ phận được sử dụng của cây hà thủ ô là rễ củ phát triển to có màu đỏ sậm. Ảnh: HMS

Lợi ích sức khỏe từ cây hà thủ ô đỏ:

- Đen râu tóc: Dịch chiết trong hà thủ ô làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, giúp tóc giữ được màu sậm đen lâu dài. Nhiều người khi dùng một thời gian dài có thể thấy tóc từ màu xám chuyển dần sang màu sậm hơn.

- Da hồng hào: Hà thủ ô thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của hồng cầu giúp da hồng hào, khỏe mạnh. Đối với phụ nữ, loại cây này giúp chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, cải thiện một số triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh.

- Cải thiện tuần hoàn não: Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy hà thủ ô có tác dụng trong điều trị chứng suy giảm trí nhớ cho người bị Alzheimer.

- Phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm: Các hoạt chất trong hà thủ ô giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch, hạ men gan, kích thích tiêu hóa. Người dùng đúng liều lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đau tim, đột quỵ, công dụng có thể so sánh với những vị thuốc quý như linh chi, đông trùng hạ thảo...

Bác sĩ Ngân cho biết loại thảo dược này không chứa độc tính và được hấp thụ tốt, nhưng người có vấn đề về gan nên cẩn trọng khi sử dụng vì có thể gây ngứa hoặc tiêu chảy. Liều dùng có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Trung bình một ngày nên sử dụng 3g và chia ra ba lần, tốt nhất là uống trước khi ngủ vì hà thủ ô có tác dụng an thần nhẹ.

Cẩm Anh

Bài đăng phổ biến