Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP, trong đó trẻ em dưới 10 tuổi dễ nhiễm nhất. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Trẻ em nhiễm HP có thể bị các biến chứng khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng, lâu dài dẫn đến ung thư. Trẻ mang khuẩn sẽ chán ăn, buồn nôn, chậm lớn, nặng nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi.
Hôn trẻ nhỏ cũng là nguy cơ lây nhiễm HP. Ảnh: News. |
Đường lây bệnh ở trẻ nhỏ chủ yếu là miệng - miệng và phân - miệng. Trẻ được người lớn hôn, thơm vào miệng để thể hiện cử chỉ yêu thương mà không biết đã vô tình lây nhiễm virus HP nếu người lớn có khuẩn trong cơ thể. Trẻ nhỏ cũng được người lớn mớm, đút thức ăn, dùng chung đũa, uống chung ly nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Bên cạnh đó, trẻ còn nhỏ nên chưa có ý thức tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Trẻ thường quên rửa tay sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với những khu vực không sạch sẽ, chơi đùa với con vật nuôi bẩn, là nguy cơ lây bệnh.
HP rất dễ lây lan nên mỗi người phải có ý thức tự giác phòng ngừa. Ảnh:News |
Bác sĩ Long cho biết mỗi nước có khuyến cáo khác nhau về việc điều trị vi khuẩn HP. Ở Việt Nam nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị. Độ tuổi phù hợp để điều trị HP là 30-40. Trẻ nhỏ nếu như không có biểu hiện nặng vẫn có thể sống hoàn toàn bình thường. Ngoài tác hại, HP vẫn có lợi như giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa, giảm dị ứng ở trẻ.
Cách phòng lây nhiễm HP cho trẻ
- Hạn chế nhai mớm thức ăn cho trẻ, hôn môi trẻ.
- Mỗi người nên có bộ dụng cụ ăn uống riêng, không dùng chung.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh.
- Diệt ruồi, gián... là những trung gian truyền bệnh.
- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát cả gia đình để phòng ngừa bệnh.
Thùy An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét