Giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, cho biết Việt Nam có 42.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú. Xu hướng mắc ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam bắt đầu tăng từ độ tuổi 30-34, nhiều nhất ở 55-59 tuổi với tỷ lệ 135/100.000 dân.
"Người bệnh càng trẻ tiên lượng càng xấu, khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn lứa tuổi khác. Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư vú dương tính với gene HER 2 cao hơn", Giáo sư Thuấn nhấn mạnh.
Người trẻ mắc ung thư vú còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề tâm lý xã hội trong và sau điều trị, đặc biệt là trầm cảm. Để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú, đặc biệt là người trẻ, điều quan trọng nhất vẫn là đi khám, phát hiện sớm bệnh.
Phụ nữ Việt được khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư vú sớm. Ảnh: Lê Nga. |
"Khuyến cáo mới là thay vì sàng lọc, tầm soát từ 45 tuổi thì phụ nữ Việt Nam nên bắt đầu sàng lọc sớm hơn, từ 30-40 tuổi trở đi", giáo sư Thuấn nói. Thực tế, sàng lọc trên 100.000 phụ nữ thì phát hiện hơn 59 người mắc bệnh, gấp đôi so với tỷ lệ thông thường. Tỷ lệ đến khám, chẩn đoán ung thư vú muộn hiện nay trên 50%, khi bệnh đã ở các giai đoạn 3, 4. Khi đó khả năng chữa khỏi không còn cao như giai đoạn sớm.
Thực tế với các nước phát triển, ung thư không còn đáng sợ, nếu được phát hiện sớm khả năng điều trị khỏi càng cao. Dần dần ung thư được xem như bệnh mạn tính, viêm nhiễm giống bệnh tiểu đường để sống chung mà không còn nghĩ "là bản án tử hình".
Trên 95% trường hợp ung thư vú phát hiện sớm điều trị khỏi bệnh. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú của Bệnh viện K là trên 70%, tương đương với Singapore.
Chị em tầm soát ung thư vú miễn phí tại Bắc Ninh. Ảnh: Lê Nga. |
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Xu hướng mắc có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ mắc ung thư vú khoảng 24,4/100.000 phụ nữ, đến năm 2018 tăng lên tới 26,4. Ước tính trung bình mỗi năm có hơn 15.000 chị em mắc ung thư vú, trên 6.000 trường hợp tử vong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét