Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Cách phòng ngừa đột quỵ khi giao mùa

Giao mùa là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, lúc hanh khô, ẩm ướt. Hiện tại, miền Bắc đang trong thời điểm chuyển giao giữa mùa thu và đông. Các tỉnh phía Nam sắp chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi thời tiết thường xuyên làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể, nhất là những người cao tuổi không thích nghi kịp. Theo thống kê của nhiều bệnh viện trong nước, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh tăng 15%.

Các khảo sát trên thế giới cũng chứng minh, khoảng thời gian có tỷ lệ người đột quỵ nhiều nhất trong ngày là 4-5h sáng. Bệnh thường xuất hiện một cách bất ngờ, khó chẩn đoán, vì vậy mỗi người nên chủ động phòng bệnh.

Kiểm soát các bệnh lý nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Kiểm soát huyết áp: Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Natalia Rost (Trường Y khoa Harvard), huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nếu nó không được kiểm soát.

Tại Việt Nam, thống kê ở Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM cho thấy, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có 8 liên quan đến huyết áp cao. Để có thể kiểm soát huyết áp, người bệnh cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị. 

Kiểm soát đường huyết: Phó giáo sư, tiến sĩ Natalia Rost cũng cho rằng, đái tháo đường không chỉ dễ dẫn tới đột quỵ mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân cần đo đường huyết thường xuyên, kiểm soát bằng việc thiết lập chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Kiểm soát cholesterol trong máu: Mỡ máu cao thường đi kèm với xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nguy cơ cục máu đông bít tắc động mạch não. 

polyad

Kiểm soát huyết áp, đường huyết, chọn thực phẩm lành mạnh... có thể giúp phòng ngừa đột quỵ khi giao mùa. Ảnh: Shutterstock. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Theo Tổ chức Đột quỵ châu Âu, cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể cứu sống nhưng tử vong hoặc tàn phế. Nguyên nhân do phần lớn người thân không nhận biết được dấu hiệu để đưa người bệnh đến đúng bệnh viện chuyên khoa điều trị. Do đó, mỗi người cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần mỗi năm để có thể phát hiện sớm, bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách. 

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ăn uống khoa học 

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (ASA) khuyên, người dân trên thế giới có chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ  đột quỵ. 

Theo xếp hạng của World Health Ranking năm 2017, tỷ lệ người chết do đột quỵ tại Nhật Bản đứng thứ 157 trên tổng số 183 quốc gia, gần như chót bảng. Nhiều bí quyết sống vui khỏe của người dân nước này được nhiều nước trên thế giới học hỏi. 

Người Nhật chọn thực phẩm theo mùa, vào mùa hạ, thân nhiệt nóng hơn nên ăn rau xanh nhiều. Nhưng vào mùa thu và mùa đông, khi cơ thể cần nhiều năng lượng để tỏa nhiệt ấm áp, người Nhật sẽ bổ sung nhiều thịt, cá... Hàng nghìn năm qua, người dân xứ mặt trời mọc vẫn chế biến natto (đậu nành lên men) mỗi ngày để phòng bệnh huyết khối. Quá trình lên men hạt đậu tương sản sinh ra loại enzym nattokinase.

Theo ông Raita Sasaki, chuyên gia Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), enzym nattokinase tác động trực tiếp lên tơ huyết chống hình thành cục máu đông. Hoạt chất này tác động trực tiếp lên tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu), khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ. 

Với công dụng này, mà hầu hết các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ ở Nhật đều chứa thành phần enzym nattokinase và Hiệp hội Nattokinase nước này chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra thị trường.

Để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Shutterstock.

Lối sống lành mạnh 

Tập thể dục thường xuyênTheo Boldsky (trang báo của Ấn Độ), tập thể dục sẽ giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh. Vận động thể chất đều đặn sẽ giúp bạn đốt cháy calo, giữ cho huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ. 

Ngủ đủ giấcNghiên cứu từ các chuyên gia ở Đại học Y khoa Icahn (Mỹ) công bố vào tháng 5/2015 cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ tăng đến 83% so với những người ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ.

Không hút thuốc láTheo India Times (nhật báo tiếng Anh tại Ấn Độ) hút thuốc làm tổn thương niêm mạc của động mạch và gây xơ vữa, thu hẹp động mạch, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và đau thắt ngực.  

Uống nhiều nướcNghiên cứu tại Đại học Loma Linda (Mỹ) phát hiện rằng uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ xuống 53%. Nước làm loãng máu, ngăn ngừa máu đông gây ra bệnh tim và đột quỵ. Uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và một số bệnh khác. 

Ngọc Thi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến