Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc

Ngày 8/12/2018, Bệnh viện Gia An 115 tổ chức buổi hội thảo "Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc" tại số 5 đường 17A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM. Tại hội thảo, bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích về cách điều trị rối loạn giấc ngủ. 

Bác sĩ cho biết rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng (dưới 5 tiếng mỗi ngày), giảm về chất lượng (khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc). Rối loạn giấc ngủ thường dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có nguy cơ đột quỵ tăng 83%; suy giảm hệ thống miễn dịch; suy nhược cơ thể, thần kinh; suy giảm trí nhớ...

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Tuấn trình bày tại hội thảo.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Tuấn trình bày tại hội thảo.

Người gặp tình trạng này cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, cơ xương khớp, gan mật... Bác sĩ Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh việc tự ý dùng thuốc chữa mất ngủ có thể gây ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc và các biến chứng về tim, gan, thận, thần kinh...

Một phương pháp thay thế dành cho người bệnh là điều trị rối loạn giấc ngủ bằng máy từ trường tại Bệnh viện Gia An 115. Phương pháp điều trị này không dùng thuốc, không xâm lấn, không gây đau. Việc chữa trị được tiến hành bằng cách các bác sĩ điều chỉnh tần số, cường độ phù hợp, làm dịu các xung kích thích thần kinh. Từ đó giúp người bệnh an thần, tạo thuận lợi vào giấc ngủ sinh lý để người bệnh ngủ nhanh hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn và không lệ thuộc vào thuốc.

Bác sĩ Trần Quốc Tuấn hiện là Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng với hơn 21 năm kinh nghiệm. Trước khi đảm nhận vai trò tại Bệnh viện Gia An 115 từ tháng 6/2018 đến nay, ông đã giữ chức vụ Trưởng khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Đa khoa Triều An TP HCM (2015-2018), Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh Đăk Lăk (2014-2015), Bệnh viện Đa khoa Bảo Lộc, Lâm Đồng (1997-2014). Có nhiều trường hợp khó được bác sĩ Tuấn đã chữa khỏi bằng phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng sống của nhiều bệnh nhân.

Hội thảo được các chuyên gia trong ngành và cả bệnh nhân đến tham gia.

Hội thảo được các chuyên gia trong ngành và cả bệnh nhân đến tham gia.

Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng mà bác sĩ Tuấn đang công tác có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tận tâm, giàu kinh nghiệm. Phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng được áp dụng đối với các chấn thương thể thao, cơ xương khớp, bệnh lý ngoại khoa, nội khoa. Các trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh hiện đại, trong đó có máy từ trường là thiết bị mới, hiếm có tại TP HCM.

Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện thứ 2 trong Khu Y tế Kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-La được Bộ Y tế cấp phép hoạt động. Bệnh viện là mô hình hợp tác công tư (PPP) đầu tiên giữa Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115 được Ủy ban nhân dân TP HCM phê duyệt nhằm giải quyết tình trạng quá tải của các bệnh viện công tuyến cuối tại TP HCM, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho thành phố và người bệnh khu vực cửa ngõ phía Tây.

Bệnh viện Gia An 115 là khu y tế phức hợp với quy mô 1.750 giường bệnh. Xem thêm thông tin tại đây hoặc gọi đến (028)62885886, email: info@giaan115.com.

Bệnh viện Gia An 115 là khu y tế phức hợp với quy mô 1.750 giường bệnh. Xem thêm thông tin tại đây hoặc gọi đến (028)62885886, email: info@giaan115.com .

Với mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, bệnh viện có hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ được đào tạo trong và ngoài nước, các chuyên gia đầu ngành đến từ Bệnh viện Nhân dân 115.

Hội thảo được mở cửa miễn phí cho mọi đối tượng tham gia. Ngoài ra, 50 khách hàng đăng ký tham dự đầu tiên theo số điện thoại 0903024351 đã nhận được ưu đãi một lần khám và tư vấn miễn phí với bác sĩ, giảm 50% gói điều trị rối loạn giấc ngủ.

Hoài Nhơn

Năm thời điểm nên uống nước để phòng tránh cục máu đông

Nước không chỉ giúp bạn giải khát mà còn có thể phòng bệnh. Dưới đây là năm thời điểm nên uống nước để phòng tránh sự hình thành của cục máu đông - nguyên nhân gây chứng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, theo People.

Khi thức dậy

Sau giấc ngủ, lượng nước trong cơ thể giảm, độ nhớt của máu tăng lên. Chuyên gia dinh dưỡng của khoa dinh dưỡng lâm sàng bệnh viên Trung Đại đại học Đông Nam của Trung quốc, ông Hạ Bằng Tân, cho rằng việc uống nước sau khi thức dậy có thể giảm độ nhớt máu, giảm thiểu nguy cơ máu đông. Một cốc nước ấm buổi sáng sớm sẽ thích hợp hơn so với các đồ uống khác như sữa, nước ép, hay nước muối.

Trước và sau khi tập thể dục buổi sáng

Trong quá trình vận động, cơ thể mất nước, độ nhớt máu tăng, dễ gây máu đông. Do vậy, bạn nên uống nước cả trước lẫn sau khi vận động. Lưu ý, uống chậm từng ngụm một để tránh hiện tượng loãng máu, tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Ảnh: Medical News Today.

Ảnh: Medical News Today.

Sau khi ăn cơm 30 phút

Uống nước ngay sau khi ăn có thể gây loãng dịch dạ dày và viêm dạ dày. Tốt nhất, bạn nên uống 200 ml nước sau bữa cơm khoảng 30 phút, như vậy vừa bảo vệ dạ dày vừa giảm độ nhớt của máu. 

Với những người hay ợ nóng, nên chờ hai - ba tiếng sau bữa ăn hãy uống nước. 

Trước giờ làm việc

Dân văn phòng thường lười uống nước, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên một cốc uống nước trước giờ làm việc. Không cần uống quá nhiều mà chỉ một cốc nước là đủ. 

Trước khi ngủ

Uống một ly nước ấm trước giờ ngủ giúp điều hòa cơ thể trong giấc ngủ, giảm thiểu độ nhớt của máu. Đối với người già, nên chuẩn bị một cốc nước bên cạnh giường để uống nếu thấy khát lúc đang ngủ.

Nguyễn Xuân

Vệ sinh mũi đúng cách giúp giảm bệnh đường hô hấp

Trung bình mỗi ngày, một người hít thở khoảng 10.000 lít không khí. Vào lúc thời tiết giao mùa, chuyển đông, không khí rất lạnh và khô, chức năng chính của mũi là làm ấm và ẩm không khí trước khi đưa vào phổi. Ngoài ra, nó còn như một lớp màng lọc bụi bẩn, virus gây bệnh có trong không khí. Mũi rất nhạy cảm, phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ, các phần tử trong không khí, vì vậy vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và cung cấp độ ẩm, làm thông thoáng đường thở, bảo vệ niêm mạc mũi.

Ngoài ra, vệ sinh mũi cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tai mũi họng do không khí ô nhiễm. Báo cáo chỉ số chất lượng môi trường (EPI) được thực hiện bởi Đại học Yale (Mỹ) xếp Việt Nam trong 10 nước ô nhiễm nhất thế giới. Bệnh lý hô hấp và tai mũi họng đứng đầu danh sách 5 loại bệnh có số người mắc cao nhất nước ta. Tiếp theo là bệnh lý do sinh đẻ và sau đẻ, bệnh hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh.

polyad

Thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh hô hấp.

Vệ sinh mũi đúng cách

Theo ghi nhận của các bác sĩ lâm sàng về nhi khoa và dị ứng, miễn dịch thuộc Đại học Y khoa Georgetown (Mỹ), những người có thói quen rửa mũi đúng cách, trung bình chỉ mắc 8 lần nhiễm trùng xoang mỗi năm, giảm xuống 3 lần so với trước khi họ dùng biện pháp này.

Nước muối là biện pháp vệ sinh mũi quen thuộc, có khả năng sát trùng, rửa trôi các chất gây dị ứng (bụi, phấn hoa...) giúp thông thoáng mũi, loãng chất nhờn đặc, sạch hốc mũi, tránh ứ đọng dịch nhầy và đờm mủ. 

Ngoài sử dụng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi hàng ngày có thể sử dụng nước biển sâu. Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Năng lượng đại dương và Viện Công nghệ quốc tế Malaysia - Nhật Bản (Đại học Teknologi Malaysia), nước biển sâu thường được lấy từ độ sâu 400m trở lên và có độ tinh khiết cao, giàu khoáng chất bao gồm magiê, canxi, kali, crom, bạc, mangan, đồng, selen, kẽm...

Các chế phẩm từ nước biển sâu mang lại lợi ích bảo vệ sức khỏe và được sử dụng như một giải pháp trong điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật, bệnh viêm xoang. Đây cũng là một trong những giải pháp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp và các bệnh liên quan đường hô hấp khác dựa trên khoáng chất, các nguyên tố vi lượng trong nước biển sâu. 

polyad

Vệ sinh mũi đúng cách giúp phòng ngừa bệnh do thời tiết, ô nhiễm không khí.

Thực hành vệ sinh mũi tốt, bao gồm sử dụng dung dịch xịt mũi từ nước biển sâu tự nhiên, sẽ giúp góp phần ngăn ngừa bệnh tật do thời tiết nhờ đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, làm se niêm mạc mũi, phục hồi lại độ ẩm... Mỗi ngày chỉ cần 2 lần, mỗi lần 3 nhát xịt vào mũi sẽ giúp dự phòng, làm sạch và loại bỏ các tác nhân gây bệnh ở vị trí xa nhất của khoang mũi. Từ đó giúp làm thông thoáng đường hô hấp, cải thiện chức năng hô hấp và các bệnh liên quan đến đường hô hấp, mũi xoang.

Hoài Nhơn

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Phụ nữ sinh con trai dễ mắc trầm cảm hơn con gái

Tiến sĩ Sarah Johns và tiến sĩ Sarah Myers thuộc Trường Nhân chủng học và Bảo tồn (SAC) - Đại học Kent, Anh, cho biết sinh con trai và sinh con bị biến chứng là hai yếu tố khiến các bà mẹ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh (PND). Nghiên cứu thực hiện dựa trên lịch sử sinh sản của gần 300 thai phụ, kết quả đã được công bố trên tạp chí Social Science & Medicine.

Bà mẹ sinh con trai có nguy cơ bị PND cao hơn từ 71 đến 79% so với những người sinh con gái. Thai phụ bị biến chứng trong thời gian sinh đẻ có nguy cơ mắc PND cao hơn 174% so với người không bị biến chứng. 

Ngoài ra, phụ nữ có tâm trạng lo lắng và căng thẳng trước khi sinh thì nguy cơ cao mắc PND. Nhiều triệu chứng trầm cảm có thể gây bệnh viêm nhiễm sau khi sinh.

Ảnh minh họa: Health

Ảnh minh họa: Health

Tiến sĩ Sarah Johns cho biết trầm cảm sau sinh có thể phòng tránh nếu các bà mẹ được giúp đỡ và hỗ trợ y tế kịp thời. "Khi phát hiện thai nhi là trai hoặc trường hợp khó sinh, thai phụ sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau sinh", ông Johns nói.

Phụ nữ phải tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu của trầm cảm. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng đến bà mẹ, em bé, chồng và những người bên cạnh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp bác sĩ xác định và hỗ trợ các bà mẹ có nguy cơ phát triển bệnh vì những vấn đề sức khỏe tâm thần của họ trước đó đã được công nhận, tiến sĩ Johns cho biết.

Cẩm Anh

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Cậu bé 7 tuổi viết 50 bức thư động viên người bạn ung thư

Dan 7 tuổi ở Anh, mắc ung thư giai đoạn 4 vào tháng 12/2017. Từ ấy đến nay cậu bé phải vào bệnh viện điều trị kể cả Giáng sinh, năm mới và sinh nhật mình, theo LMR

Thomas, người bạn thân từ lúc học mẫu giáo sợ Dan buồn và cô đơn nên đã gửi thư để cổ vũ tinh thần bạn. Sau 6 tuần Dan điều trị tại bệnh viện, Thomas đã gửi hơn 50 lá thư.

"Biết tin Dan bị bệnh, cháu cảm thấy rất buồn. Vì vậy, cháu quyết định làm những tấm thiệp và gửi vào mỗi buổi sáng để động viên tinh thần Dan", Thomas nói.

Một lời nhắn Thomas gửi tới người bạn của mình: "Dan thân mến, mình rất nóng lòng chờ đến khi lại được tới thăm cậu. Yêu cậu. Thomas".

Bức tranh Thomas vẽ gửi tặng Dan với nội dung: Bạn bè đang chờ đợi cậu khỏi bệnh. Ảnh: LMR

Bức tranh Thomas vẽ gửi tặng Dan với nội dung: "Bạn bè đang chờ đợi cậu khỏi bệnh". Ảnh: LMR

Bà Rachael, mẹ của Dan cho biết cho dù đang ở đâu, thư cũng được gửi đến tận tay Dan. "Những bức thư là điều đặc biệt giúp Dan mạnh mẽ vượt qua trong quãng thời gian điều trị bệnh. Tôi thấy con rất vui và chờ đợi mỗi ngày để nhận chúng", bà nói.

Dan (trái) và  người bạn thân của cậu bé, Thomas. Ảnh: LMR

Dan (trái) và người bạn thân của cậu bé, Thomas. Ảnh: LMR

Hiện tại, bệnh ung thư của Dan đã thuyên giảm. Cậu bé đã kết thúc hóa trị vào tháng 5. "Cháu đã nhận được hàng trăm món quà ý nghĩa từ bạn ấy. Thật tuyệt khi lại có thể được chơi đùa với Thomas, người bạn tốt nhất của cháu", Dan chia sẻ về người bạn của mình.

Cẩm Anh

Đứa trẻ sống sót sau ung thư trở thành nữ y tá

Theo Dailymail, Jennifer Toth ở Virginia, Mỹ, được chẩn đoán mắc ung thư gan khi mới 2 tuổi. Sau vài năm điều trị tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, cô đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Toth nay 26 tuổi, làm y tá tại Bệnh viện Nhi Philadelphia. Cô gái nói rằng ung thư mà mình đã trải qua trong tuổi thơ giúp cô có kinh nghiệm để giúp đỡ các em nhỏ chống lại căn bệnh đáng sợ này.

Toth lúc nhỏ và sau khi trở thành y tá. Ảnh: Dailymail

Toth lúc nhỏ (phải) và sau khi trở thành y tá. Ảnh: Dailymail

Năm 1995, mẹ Toth sờ thấy một khối u trên bụng của con gái khi đang tắm cho bé. Bác sĩ khám phát hiện một khối u có kích thước như quả bóng trong bụng bé, chẩn đoán u nguyên bào gan. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi.

U nguyên bào gan là dạng ung thư hiếm gặp, tỷ lệ 1/1 triệu em nhỏ. Nhóm nguy cơ cao thường là trẻ sinh non, bị chứng phì đại khi một bên của cơ thể phát triển nhanh hơn hoặc hội chứng phát triển quá mức Beckwith-Wiedemann. Các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào kích thước của khối u như sưng hoặc đau bụng, vàng da, sốt, buồn nôn và ói mửa.

U nguyên bào gan thường được điều trị bằng hóa chất trước để thu nhỏ khối u, ngăn chặn di căn rồi phẫu thuật để loại bỏ khối u. Nếu toàn bộ gan bị ảnh hưởng, bệnh nhân cần ghép gan để đảm bảo sự sống.

Bác sĩ Bệnh viện nghiên cứu nhi St Jude nói rằng tỷ lệ sống của bệnh nhân là 80% nếu khối u không di căn hay lan rộng. U có thể được loại bỏ sau khi hóa trị. Tuy nhiên, nếu khối u lan rộng hoặc chiếm toàn bộ gan, tỷ lệ sống 20% đến 70%.

"Khối u của Toth quá lớn nên phải trải qua 6 tháng hóa trị trước khi phẫu thuật cắt u", bác sĩ nói.

Trong thời gian điều trị ở viện nhi, bé Toth khi ấy rất ấn tượng với y tá Patricia Brophy (nay đã qua đời). "Cô ấy chính là động lực để tôi quyết định trở thành y tá", Toth nói với Fox News.

Năm 2011, Toth nhận được học bổng Đại sứ của Hiệp hội Ung thư Quốc gia, phần thưởng cho những người sống sót sau ung thư. Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Khoa học điều dưỡng, Toth trở lại trường điều dưỡng của UPenn và hoàn thành chương trình học nội trú tại khoa ung thư Bệnh viện nhi Philadelphia.

"Tôi luôn nghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời khi được quay lại làm việc tại chính bệnh viện đã cứu sống mình" Toth nói.

Cô hy vọng kinh nghiệm của một người đã sống sót sau khi điều trị ung thư như cô sẽ là nguồn cảm hứng cho trẻ em chiến đấu với ung thư.

Thùy An

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Căn bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ là bệnh lý tim mạch phổ biến và dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân rung nhĩ thường trên 75 tuổi, tuy nhiên đang có xu hướng trẻ hóa.

Mới đây, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 32 tuổi ở Thanh Hóa, thường xuyên bị cơn hồi hộp trống ngực, khó thở, tức ngực, mệt mỏi... Các triệu chứng này xuất hiện một thời gian dài nhưng chỉ thoáng qua nên bệnh nhân không để ý. Đến khi đi khám, bệnh nhân mới biết mình bị mắc bệnh rối loạn nhịp tim hiếm gặp ở người trẻ.

Giáo sư Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E nhận định đây có thể là bệnh nhân bị rung nhĩ trẻ nhất Việt Nam và chưa xác định được nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ. Ở người trẻ tuổi không có bệnh tim, nguy cơ thường gặp gây rung nhĩ là bệnh lý tuyến giáp như cường giáp. Một số yếu tố nguy cơ khác ở người trẻ còn đang được nghiên cứu như liên quan đến gene, tình trạng lạm dụng chất kích thích, căng thẳng, thời gian làm việc dài trên 45 giờ một tuần, hay trào ngược dạ dày thực quản...

Bác sĩ Vũ Văn Bạ, Khoa Nội tim mạch người lớn, người trực tiếp điều trị bệnh nhân này, cho biết anh được điều trị bằng các loại thuốc tối ưu nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Kết quả theo dõi điện tim của bệnh nhân vẫn cho thấy nhiều cơn rung nhĩ trong ngày.

Bệnh nhân 32 tuổi mắc bệnh rung nhĩ. Ảnh: T.X

Bệnh nhân 32 tuổi mắc bệnh rung nhĩ. Ảnh: T.X

Trước đây, với trường hợp trơ thuốc chống rối loạn nhịp tim như bệnh nhân này, bác sĩ sẽ "bó tay". Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở y tế đã triển khai điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng tần số radio với sự hỗ trợ công nghệ lập bản đồ điện học 3 chiều (3D).

Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ thăm dò vào sâu buồng tim, kết hợp dựng hình 3D để xác định các ổ gây rung nhĩ, sau đó dùng sóng RF (radio frequency) loại bỏ hoàn toàn hoặc cô lập ổ bất thường. Kết quả sau 5 giờ làm thủ thuật, các tín hiệu điện trong buồng tim gây rung nhĩ bị loại bỏ hoàn toàn và trở lại nhịp tim bình thường...

Bác sĩ Bạ cho biết, phương pháp điều trị này tỷ lệ thành công khoảng 80%. Nếu phát hiện bệnh và xử trí sớm thì tỷ lệ thành công còn cao hơn nữa, ít biến chứng. Bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu và hồi hộp trống ngực, không đau đớn và không cần sử dụng các loại thuốc điều trị rung nhĩ lâu dài, dự phòng các biến cố đột quỵ và suy tim sau này. Người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường sau vài ngày can thiệp.

Giáo sư Thành cho biết, rung nhĩ là tình trạng buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất. Rung nhĩ thường làm nhịp tim không đều và nhanh, khiến tim bơm máu không hiệu quả ở mỗi nhịp đập. Tình trạng này có thể tạm thời, thoáng qua rồi hết nên người bệnh thường không để ý và điều trị sớm.

Nhiều người mắc rung nhĩ chỉ xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, mệt, yếu, nhức đầu, huyết áp thấp, khó thở... Có người bệnh tiến triển thầm lặng không triệu chứng. Rung nhĩ có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ và suy tim. Tỷ lệ xuất hiện rung nhĩ cao hơn ở bệnh nhân có bệnh lý van tim, mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, tuổi cao... 

Bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần đi kiểm tra nhịp mạch thường xuyên và định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện nhịp đập bất thường về tần số, nhịp điệu... Ngoài ra, áp dụng lối sống điều độ, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, chế độ ăn hợp lý, không sử dụng chất kích thích, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh để bị stress.

Khi phát hiện bệnh, không được tự ý uống thuốc, kể cả các loại thuốc thông thường, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn nhịp hoặc tương tác với thuốc chống loạn nhịp.

Lê Nga

4 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Yoga là bộ môn hỗ trợ tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ . Một số bài tập giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở cổ, lưu thông máu tốt đến vùng cổ và vai gáy, xoa dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, yoga còn giúp tinh thần người tập thoải mái, giảm triệu chứng mệt mỏi do bệnh gây ra.

Dưới đây là 4 bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ được khuyến khích:

Neck Stretch (bài tập kéo giãn cơ cổ)

Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng, co gối, hai chân bắt chéo.

Tay phải duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng xuống sàn.

Tay trái đặt lên đỉnh đầu, kéo đầu về phía vai bên trái hết mức có thể, vai bên phải giữ thẳng và không được nhún lên, giữ yên tư thế trong 5-10 giây để cảm nhận sự căng ở cổ.

Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại.

Lặp lại động tác 3-5 lần.

Bài tập giúp thư giãn các cơ ở vùng cổ, giảm áp lực lên đĩa đệm.

Bài tập giúp thư giãn các cơ ở vùng cổ, giảm áp lực lên đĩa đệm.

Cobra Pose (tư thế rắn hổ mang)

Nằm sấp xuống sàn, tay đặt phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn.

Hít sâu, dùng lực tay nâng phần thân trên, cổ ngửa về sau, mở rộng vai, khuỷu tay hướng ra phía sau thay vì hướng ra hai bên.

Siết cơ bụng và đùi, cột sống thẳng, hai chân chạm sàn.

Giữ yên tư thế trong 30 giây đến một phút, hít thở đều.

Thở ra, thả lỏng cơ thể, từ từ hạ người xuống sàn.

Tư thế giúp cột sống cổ khỏe và linh hoạt hơn.

Tư thế giúp cột sống cổ khỏe và linh hoạt hơn.

Fish Pose (tư thế con cá)

Nằm ngửa, thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau.

Hai tay đặt xuống phía dưới mông.

Hít sâu, nâng cao ngực, ngửa cổ ra sau, mở rộng lồng ngực, dồn trọng lực lên hai cánh tay.

Giữ yên tư thế trong 45 giây đến một phút, hít thở đều.

Bài tập giúp giải tỏa sự căng cứng cơ khỏi vùng cổ, đồng thời giảm căng thẳng và stress.

Bài tập giúp giải tỏa sự căng cứng cơ khỏi vùng cổ, đồng thời giảm căng thẳng và stress.

Cat - Cow Pose (tư thế con mèo, con bò)

Chống hai tay và hai gối xuống sàn, khoảng cách rộng bằng vai.

Hít sâu, nâng ngực và xương cụt hướng lên trần nhà, đẩy bụng xuống dưới sàn.

Thở ra, nâng bụng và cột sống lên phía trên trần nhà, cúi đầu xuống.

Lặp đi lặp lại 10-20 lần, lưu ý luôn giữ đầu và thân trên nằm trên một đường thẳng.

Bài tập củng cố cột sống cổ, giúp máu lưu thông tốt

Bài tập củng cố cột sống cổ, giúp máu lưu thông tốt

Lưu ý, các bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ rất quan trọng nhịp thở. Để đạt hiệu quả cao, người tập nên hít thở sâu và thực hiện đúng động tác. Cùng với quá trình luyện tập, người bệnh cần ưu tiên điều trị dứt điểm bằng các phương pháp chuyên khoa phù hợp.

Bác sĩ Wade Brackenbury, phòng khám ACC cho biết: "Để điều trị hiệu quả chứng bệnh thoái hóa cột sống, phác đồ trị liệu cần kết hợp nhiều phương pháp, đặt dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ tay nghề cao".

Phòng khám ACC tập trung đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên ngành Thần kinh cột sống đến từ nước ngoài (Canada, New Zealand, Pháp, Hàn Quốc...). Các bác sĩ đưa ra liệu trình phục hồi theo cơ chế tự nhiên, hướng đến lợi ích lâu dài. Nhiều người bệnh đánh giá cao liệu trình trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng , mang lại hiệu quả cao mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc.

Bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống kiểm tra cột sống cổ cho bệnh nhân.

Bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống kiểm tra cột sống cổ cho bệnh nhân.

Anh Tuấn Nam (32 tuổi, TP HCM) tâm sự: "Tôi bị thoái hóa đốt sống cổ C6-C7, sau vài tuần được bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống tại ACC nắn chỉnh và điều chỉnh sai lệch đốt sống, tôi thấy triệu chứng đau giảm hẳn. Tiếp đó, tôi được điều trị kết hợp với máy giảm áp Cervico 2000, tình trạng bệnh khả quan hơn nhiều. Nhờ kiên trì theo hết liệu trình, cột sống cổ của tôi đã linh hoạt hơn và không đau nhức nữa".

Tùy từng trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với các thiết bị y khoa đạt tiêu chuẩn Mỹ. Trong đó, nổi bật nhất là máy giảm áp cột sống cổ Cervico 2000 (giúp nới rộng các đốt sống cổ, giảm chèn ép lên dây thần kinh), trị liệu bằng laser cường độ cao thế hệ IV (thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, giảm các chứng sưng viêm) hoặc sóng xung kích Shockwave (thiết bị đa năng được nhiều bệnh viện các nước tiên tiến áp dụng).

Bác sĩ Wade cũng cho biết thêm, ngoài việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bản thân người bệnh cũng cần điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, thay đổi thói quen sinh hoạt không khoa học nhằm giảm thiểu các áp lực lên vùng cột sống cổ, đẩy lùi quá trình thoái hóa.

Thi Quân

Cậu bé 8 tuổi khỏi ung thư não nhờ giải mã gene

Một năm trước, Cameron ngã xuống cầu thang và bắt đầu bị đau lưng. Đến bệnh viện khám, bác sĩ phát hiện có một khối u não ác tính có nguy cơ cao lây lan đến xương sống cậu bé, theo Today.

Cameron đã trải qua một cuộc phẫu thuật hơn 4 tiếng để loại bỏ khối u. Sau đó, cậu bé được gửi đến Bệnh viện Nghiên cứu Nhi đồng St. Jude, thành phố Memphis, bang Tennessee, để điều trị và theo dõi. 

Bệnh viện St. Jude đã sử dụng phương pháp giải mã trình tự gen ung thư của Cameron. Phương pháp này giúp các bác sĩ nhắm trúng mục tiêu để điều trị khối u triệt để và chính xác nhất. Họ sớm phát hiện ra Cameron không chỉ có một bệnh mà là bốn bệnh.

Sau sáu tháng trải qua hóa trị và xạ trị ung thư, bệnh ung thư não của Cameron được chữa khỏi hoàn toàn. Chi phí điều trị được Bệnh viện St. Jude hỗ trợ toàn bộ.

Cameron mặc bộ trang phục Batman trong một chương trình

Cameron mặc bộ trang phục Batman trong một chương trình truyền hình. Ảnh: TS

"Con cảm thấy tuyệt vời", Cameron nói sau khi điều trị. "Dường như như con đã trải qua mọi thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống này".

Wendell Scott, cha cậu bé, cho biết ông rất yêu thích anh hùng Batman và ví con trai mình như một siêu anh hùng trong lòng ông. 

"Batman sử dụng bộ não và ý chí mạnh mẽ của mình để cứu thế giới. Bây giờ, bộ não của Cameron đã được cứu. Điều đó thật tuyệt vời. Đi cứu thế giới nào, Cameron!", người cha nói với con trai.

Cẩm Anh

Bài đăng phổ biến