Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

6 cách bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh dưới 10 độ

6 cách bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh dưới 10 độ C
 
 

Video: VTC

Chàng trai 30 tuổi ngực phát triển to như phụ nữ

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật nội soi qua đường nách cắt bỏ toàn bộ tuyến vú trên của bệnh nhân này.

Bác sĩ Vũ Trung Trực, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân bị hội chứng ngực phì đại ở nam giới. Ngực phải của bệnh nhân có dấu hiệu to dần lên trong nhiều năm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý. Đến viện khám thì bên ngực phải của bệnh nhân đã phát triển ở mức độ 3, có đầy đủ cấu trúc và hình thể giống như một bên ngực của phụ nữ trưởng thành. Các xét nghiệm nội tiết và tế bào học trong giới hạn bình thường.

Những trường hợp này trước đây, các bác sĩ phẫu thuật mở ngang qua quầng vú hoặc nếp dưới vú, thường để lại đường sẹo dài mất thẩm mỹ. Với bệnh nhân trên, các bác sĩ quyết định ứng dụng đồng thời hai kỹ thuật hiện đại hút mỡ dưới áp lực và nội soi qua đường nách. Mục đích loại trừ hoàn toàn tuyến vú và một phần tổ chức mỡ xung quanh nhằm tạo sự cân đối với thành ngực bên đối diện. Hầu hết sẹo mổ được giấu hoàn toàn trong đỉnh hõm nách đảm bảo tính thẩm mỹ.

Kỹ thuật nội soi giúp hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm sẹo xấu đặc biệt đối với các bệnh nhân thẩm mỹ.

Hà An

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Bốn thời điểm nên kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm tiểu đường

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, kiểm tra đường huyết định kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm theo dõi, điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết tăng hay hạ nặng, cấp tính có thể gây suy các cơ quan, tổn thương não, hôn mê, thậm chí tử vong.

Những người bị tăng đường huyết mạn tính mà không phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây những tổn thương tiến triển cho các cơ quan trong cơ thể như thận, mắt, tim và mạch máu, dây thần kinh. Hạ đường huyết mạn tính có thể dẫn đến tổn thương não và các dây thần kinh.

Ảnh: Health.

Ảnh: Health.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tự kiểm tra chỉ số đường huyết vào bốn thời điểm trong ngày, gồm buổi sáng mới ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.

Với bệnh nhân vừa khởi đầu điều trị tiểu đường thì cần thử đường huyết nhiều lần trong ngày cho đến khi chỉ số này ổn định. Nếu chỉ số đường huyết ổn định lâu ngày, bạn chỉ cần kiểm tra đường huyết mỗi tuần ở nhiều thời điểm trước ăn, sau ăn hai giờ và trước khi đi ngủ.

Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nên kiểm tra đường huyết định kỳ gồm: người từ 45 trở lên, gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường, người thiếu ngủ (ngủ ít hơn 5,5 giờ mỗi ngày) và phụ nữ mang thai.

Để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, cần mua loại máy thử đường huyết cá nhân có uy tín, bảo quản que thử đường huyết và kỹ thuật lấy máu ở đầu ngón tay theo đúng quy định. Người bệnh nên có sổ theo dõi lịch thử đường huyết và đưa cho bác sĩ xem để căn cứ vào đó mà đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Thụy Ân

Lý do không nên đánh răng ngay sau khi ăn

Kết quả hình ảnh cho đánh răng

Ảnh minh họa: Health.

Theo Health, nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn vì nghĩ rằng giúp răng miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên đánh răng ngay sau khi ăn uống, đặc biệt khi bạn ăn các thực phẩm có tính axit.

Howard R.Gamble, cựu Chủ tịch học viện Nha khoa Mỹ cho biết axit trong thực phẩm có khả năng làm mềm men răng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit vào men răng và làm xói mòn các lớp bên dưới răng.

Các loại nước ngọt, nước uống thể thao, nước soda và cả soda ăn kiêng đều có tính axit. Đặc biệt trái cây là loại thực phẩm có tính axit cao, nhất là họ cam quýt. Do vậy R.Gamble khuyên mọi người không nên chải răng ngay sau khi ăn, tốt nhất nên chờ 30 đến 60 phút rồi mới đánh răng.

Thụy Ân

Khiêu vũ giúp bạn phòng tránh trầm cảm

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Ảnh minh họa: Womenshealth.

Theo Womenshealth, một số nghiên cứu khoa học ghi nhận đa phần những người tham gia các bộ môn nghệ thuật đều ẩn chứa những lỗ hổng về tâm lý. Các lỗ hồng này sau đó được lấp đầy bằng niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật mà họ theo đuổi.

Âm nhạc được sử dụng trong các môn nghệ thuật tác động đến toàn thân, ví dụ như khiêu vũ, cũng tác động tích cực đến tâm lý người tham gia. Các cuộc khảo sát độc lập với những nghệ sĩ không chuyên cho thấy họ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn và bắt đầu sử dụng âm nhạc như một liều thuốc "bổ" không thể thiếu cho tinh thần.

Các nhà nghiên cứu khuyên mỗi người nên chọn cho mình bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào yêu thích, ví dụ như khiêu vũ, múa đương đại, ballet, hiphop... là những môn tác động đến toàn bộ cơ thể. Không những được xem là môn thể thao có tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất, các môn này còn được đưa vào liệu trình điều trị trầm cảm ở nhiều quốc gia phát triển. 

Thụy Ân

Thi Trân

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Trời lạnh coi chừng ngộ độc khí CO khi sưởi ấm bằng than

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ninh, khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM cho biết khi trời lạnh mọi người có thói quen dùng than củi để sưởi ấm. Tuy nhiên đốt than sưởi trong phòng chật hẹp, đóng kín cửa sẽ gây thiếu oxy sinh ra nhiều khí CO khiến bạn dễ nhiễm độc, nhất là đang ngủ bạn sẽ ngất lịm.

Cách đây một năm, cháu bé một tuổi ở Quảng Nam tử vong còn bố mẹ bất tỉnh do đốt lò than sưởi ấm trong phòng ngủ. Một gia đình ở Thanh Hóa phải nhập viện do ngạt khí than khi sưởi. Ở Hà Tĩnh cũng xảy ra 3 trường hợp tử vong trong phòng ngủ do đốt than củi.

Bác sĩ Ninh khuyến cáo dùng than sưởi ấm trong phòng kín rất nguy hiểm.Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 50.000 ca nhập viện, 1.200 người chết do ngộ độc khí CO không liên quan đến hỏa hoạn. Ngộ độc CO là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể.

Một số nguồn có thể sinh ra khí CO như hệ thống sưởi ấm hoạt động kém chất lượng, lò sưởi dầu lửa, lò nướng than, bếp cắm trại, máy phát điện dùng xăng và động cơ xe hoạt động ở khu vực thông khí kém.

Ngộ độc khí CO. 

Bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. 

Nạn nhân hít phải khí CO thường có những triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh lý như nhiễm virus cấp. Nếu bệnh nhân không có chấn thương hoặc bỏng, triệu chứng trong ngộ độc CO thường là bị thay đổi tình trạng tinh thần, do đó việc kiểm tra thần kinh là rất quan trọng. Ngộ độc CO nặng có thể gây ra co giật, lú lẫn, hôn mê, ngất, tim mạch, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp thất, phù phổi.

Cách sơ cứu người nhiễm độc khí CO

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt.

- Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở, nhanh chóng thổi ngạt miệng - miệng hay miệng - mũi.

- Nếu nạn nhân hôn mê thì cần cho nằm nghiêng tư thế an toàn.

- Nhanh chóng gọi 115 để hỗ trợ.

- Để tránh hít phải khí độc cần lấy khăn thấm nước che miệng và mũi để giúp lọc không khí khi hít thở. Tốt nhất là dùng mặt nạ chống khói nếu có.

- Các bệnh nhân hôn mê, hoặc những người có tình trạng tâm thần nặng, phải được đặt nội khí quản nhanh chóng và thở máy bằng cách sử dụng oxy 100%.

CO là một loại khí không mùi, không vị, không màu, không gây kích ứng, được hình thành bằng quá trình đốt hydrocarbon. Nồng độ trong khí quyển của CO thường thấp hơn 0,001%, nhưng có thể cao hơn ở khu vực đô thị hoặc môi trường kín. CO cũng có thể kích hoạt phản ứng viêm gây ra phản ứng oxy hóa lipid hệ thần kinh trung ương và gây những biến chứng thần kinh kéo dài về sau.

Cao Khẩm

Cảnh giác uống thuốc cam khiến cơ thể nhiễm độc chì

:
Cảnh giác thuốc Cam nhiễm chì
 
 

 Video: VTC

Nguy cơ ung thư dạ dày do vi khuẩn HP

Theo Medical News Today, Helicobacter Pylori (HP) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần. Hơn 60% các trường hợp loét dạ dày có liên quan đến loại vi khuẩn này.

HP được phát hiện năm 1982 bởi hai nhà nghiên cứu Australia. Chúng cư trú ở dạ dày và ruột non, gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn phát triển âm thầm, không gây ra các triệu chứng rõ rệt.

Sau 10-20 năm, nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị, niêm mạc dạ dày sẽ tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Quá trình viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày, làm sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày.

Triệu chứng ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm loét thông thường như đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu. Bệnh nhân chỉ chẩn đoán đúng khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương, lấy mẫu tế bào sinh thiết và làm các xét nghiệm khác.

Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, cơ hội phục hồi thấp, tỷ lệ tử vong cao. Ở giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ đau quá đến mức không chịu được, gầy sút nhanh, tiên lượng xấu, khoảng 15% sống thêm được 5 năm. Thời gian sống trung bình thường dưới một năm, bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào.

Theo Medical News Today, để phòng ngừa vi khuẩn HP, cần ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm an toàn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Helicobacter Pylori (HP) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần.

Helicobacter Pylori (HP) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần.

Theo Tây y, điều trị HP mất khoảng 2 tuần bằng phác đồ ba thuốc kết hợp. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào việc tuân thủ của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Tỷ lệ diệt trừ HP có thể đạt 94%.

Môi trường acid dịch vị có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi vi khuẩn HP có khả năng lẩn trốn sâu dưới lớp nhày. HP cũng dễ kháng thuốc, nếu bệnh nhân bỏ dở quá trình điều trị do thiếu kiên định hoặc lo sợ các tác dụng phụ của thuốc (rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, tổn thương gan thận).

Sau những đợt kháng sinh dài ngày, để tránh tái nhiễm HP, người bệnh nên sử dụng các thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế chúng phát triển. Tinh bột nghệ hoặc dạng bào chế công nghệ cao nano curcumin là những hoạt chất tự nhiên ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đã sản xuất thành công nano curcumin có kích thước siêu nhỏ khoảng 50-70nm, cố định trong hạt polymer thân nước nên tăng độ tan 7.500 lần, thẩm thấu vào mạch máu nhanh chóng, sinh khả dụng đến 90-95%, hiệu quả gấp 40 lần so với curcumin thông thường. Công nghệ này được chuyển giao thành sản phẩm CumarGold, một trong 10 thương hiệu Việt Nam được tin dùng năm trong nhiều năm.

An San

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Tự chữa ung thư, coi chừng tiền mất tật mang

Sức khỏe nguy kịch khi tự chữa ung thư tại nhà
 
 

Video: VTC

6 rủi ro có thể gặp với người hâm mộ xem trận chung kết U23 châu Á

15h chiều nay 27/1 trận chung kết Giải vô địch U23 châu Á giữa đội tuyển U23 Việt Nam và Uzbekistan sẽ diễn ra tại sân Thường Châu, Trung Quốc. Như bao trận đấu khác, trận chung kết lịch sử này ẩn chứa một số rủi ro cho khán giả.

Ngồi quá lâu

Theo Forbes, ngồi quá lâu trên ghế bị xem như một dạng chấn thương do bóng đá gây ra. Điều này có thể dẫn đến choáng, ngất xỉu khi đứng lên hoặc đau nhức vùng lưng.

Stress

Xem bóng đá nói riêng và thể thao nói chung gây stress không kém công việc của bạn; từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim, đột quỵ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Trầm cảm

Chứng kiến đội bóng ưa thích thua cuộc, cầu thủ hâm mộ bị thương hoặc nhận thẻ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái thất vọng, thậm chí là trầm cảm.

Tai nạn

Ba yếu tố trên dễ đẩy bạn vào tình trạng mệt mỏi, quên đi những điều quan trọng như uống thuốc, đón con, nhìn xe khi băng qua đường hoặc chú ý lúc làm bếp.

Người hâm mộ Đà Nẵng đổ ra đường ăn mừng sau chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam ngày 23/1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Người hâm mộ Đà Nẵng đổ ra đường ăn mừng sau chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam ngày 23/1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ăn uống thiếu lành mạnh

Lúc xem bóng đá, hầu hết fan hâm mộ thường ăn các món nhiều muối, chất béo, chất bảo quản như khoai tây chiên, gà rán, pizza và uống bia. Bên cạnh đó, quá tập trung vào trận đấu khiến bạn không chú ý xem mình đã ăn bao nhiêu. 

Bạo lực

Bóng đá gắn kết con người song cũng có khả năng dẫn đến bạo lực. Đọc qua các tranh bình luận thể thao, bạn sẽ thấy không ít ý kiến trái chiều giữa các fan hâm mộ. Bị tác động thêm bởi các yếu tố như stress, đồ uống có cồn, những cá nhân bất đồng quan điểm càng dễ gây gổ. 

Ngoài sáu rủi ro trên, nếu may mắn tới Thường Châu (Trung Quốc) xem trực tiếp trận bóng, bạn còn đứng trước nguy cơ đổ bệnh do thời tiết quá lạnh và cơ thể mất nước.

Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân suốt trận chung kết, bạn hãy tham khảo và thực hiện theo các lời khuyên dưới đây.

Duy trì lối sống khoa học

Thường xuyên vận động và ăn uống điều độ sẽ nâng cao sức khỏe đồng thời bảo vệ bạn khỏi tác hại từ những thói quen xấu trong thời gian xem bóng đá. 

Nghỉ ngơi

Thay vì ngồi liên tục 90 phút (hoặc hơn), bạn hãy đứng dậy, đi lại trong phòng hoặc ra nhà vệ sinh để cơ thể được vận động đôi chút. 

Chuẩn bị đồ ăn lành mạnh và nước uống

Thay vì các món nhiều dầu mỡ có hại cho sức khỏe, bạn nên chuẩn bị sẵn trái cây, nước lọc. Chúng tuy không hấp dẫn nhưng lại tốt cho sức khỏe. 

Xem với người khác

Rủ ai đó xem chung giúp bạn hạn chế stress cùng các cảm xúc tiêu cực.

Tự bảo vệ cơ thể

Nếu xem trực tiếp trận đấu tại Thường Châu, bạn hãy mặc nhiều lớp áo để giữ ấm, lưu ý chọn những món đồ chống thấm nước. 

Minh Nhật

Người yếu tim cần lưu ý gì khi xem trực tiếp chung kết U23

15h chiều 27/1 tuyển U23 Việt Nam thi đấu trận chung kết giải châu Á với đội Uzbekistan trong điều kiện sân Thường Châu, Trung Quốc, trắng xóa vì tuyết phủ. Tuyết cũng rơi dày trên đầu các tuyển thủ, Trận đấu mang nhiều kịch tính, kể cả khung cảnh, thu hút sự quan tâm của toàn thể người dân Việt Nam v à khu vực.

Không ít người bệnh tim mạch là fan hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của trận đấu nhưng lại cảm thấy băn khoăn về ảnh hưởng đối với sức khỏe. Theo bác sĩ Ngô Bảo Khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, các tổ chức y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có tiền sử bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng "con cưng".

Khi cảm xúc dâng cao, người bệnh tim mạch có thể đối diện với một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Trên thực tế vào các mùa bóng đá lớn như World Cup, Euro... công việc của các bác sĩ gia tăng và nặng nề hơn. Bên cạnh những vụ cấp cứu vì đánh nhau, tự tử, tai nạn giao thông do say xỉn, số lượng bệnh nhân nhập viện vì cấp cứu về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim... cũng tăng lên nhiều lần.

Kết quả hình ảnh cho cổ vũ bóng đá

Ảnh minh họa: QĐND.

Theo bác sĩ Khoa, khi cổ vũ bóng đá, những cảm xúc như hào hứng, phấn khích, hồi hộp quá mức khi theo dõi trận bóng là yếu tố kích thích, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ tim mạch và hệ miễn dịch, làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, huyết áp tăng lên, rối loạn nhịp tim. Các động mạch dễ có nguy cơ co thắt, gây hẹp, dẫn đến gia tăng những vấn đề tim mạch. Sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen khi theo dõi bóng đá phải kèm theo đồ ăn, thức uống để lai rai, nhâm nhi. Bác sĩ khuyến cáo việc uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn các loại thực phẩm ăn liền, thức ăn nhiều muối, đường, chất béo có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tim mạch sẵn có và khởi phát những sự cố về tim mạch.

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn khi xem đá bóng, người bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh và khả năng xem bóng đá, có cần thay đổi liều thuốc hay không. Đồng thời theo dõi huyết áp mỗi ngày, nếu thấy huyết áp không được kiểm soát tốt trong thời điểm mùa giải diễn ra, cần đến bác sĩ khám để được điều chỉnh liều thuốc. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị nội khoa đang áp dụng.

Tốt nhất, người bị bệnh nhân tim nên hạn chế xem những trận bóng có tính chất quan trọng, được tiên đoán là căng thẳng, kịch tính. Nếu vẫn muốn theo dõi trận cầu yêu thích thì nên chú ý xem có giờ giấc, điều độ, không nên thay đổi quá nhiều nhịp sinh hoạt hằng ngày. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên theo dõi trận bóng cùng với người thân để có người giúp đỡ nếu xảy ra tình huống xấu cho sức khỏe. Nên co duỗi hai chân và tập thể dục trong giờ giải lao.

Trong thời gian khi theo dõi trận bóng, không được hút thuốc, uống rượu bia, ăn quá no. Không nên ăn các loại thực phẩm ăn liền, đồ nhiều chất béo, đường, muối. Không bỏ bữa, phải ăn đủ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Cần tuân thủ chế độ ăn được bác sĩ điều trị áp dụng phù hợp cho từng bệnh nhân nếu đang bị suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường...

Nên ngưng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh "cố quá". Với người bệnh mạch vành, cần dừng xem và nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau thắt ngực, đau ở vùng ngực, cổ, hàm, cánh tay, bụng trên, lưng... Nếu đau nhiều có thể ngậm thuốc nitrate (cần được bác sĩ kê toa). Nếu cơn đau không giảm, nặng hơn về cường độ, kéo dài trên 10 phút thì cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.

Thi Trân

Cầu thủ trẻ bị chấn thương tinh hoàn khi tranh bóng

Trường 20 tuổi, là cầu thủ của một câu lạc bộ bóng đá ở TP HCM. Chàng trai cho biết khi tham gia một pha tranh bóng, đối thủ sút với tốc lực rất mạnh, trái bóng bay vào vùng hạ bộ Trường. Chàng trai cố gắng chơi hết trận đấu, sau đó mới vào viện khám do vùng sinh dục sưng to và tụ máu bầm.

Bác sĩ Trà Anh Duy chẩn đoán bệnh nhân bị chấn thương tinh hoàn dẫn đến tụ máu vùng sinh dục,  rất may tinh hoàn không bị vỡ. Bệnh nhân phải nhập viện điều trị, hạn chế di chuyển hay vận động mạnh cho đến khi vùng bị thương ổn định.

Bác sĩ Duy cho biết từng tiếp nhận nhiều trường hợp chấn thương do lúc tranh chấp bóng bị đối phương va chạm mạnh vào vùng sinh dục. Một số cầu thủ bị vỡ tinh hoàn, phải phẫu thuật khâu lại. Trường hợp nặng thì tinh hoàn bị dập nát, khó bảo toàn được chức năng.

Theo bác sĩ Duy, tinh hoàn giữ hai chức năng quan trọng trong cơ thể phái mạnh là sản xuất nội tiết tố nam (testosterone) giúp thể hiện tính đặc trưng đàn ông, đồng thời sản xuất tinh trùng để duy trì nòi giống. Cơ quan này lại dễ bị tổn thương do nằm ở vị trí trọng yếu dễ va chạm.

Bác sĩ khuyên nam giới khi chơi thể dục thể thao hay trong hoạt động hàng ngày cần lưu ý và biết cách tránh những va chạm không cần thiết. Khi bị chấn thương hay va đập ở vùng kín, nên đến cơ sở nam khoa uy tín để được kiểm tra và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Thi Trân

Làm thế nào để không mắc bệnh vào mùa lạnh?

Vào mùa lạnh, nhiều người dễ bị cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm... Nguyên nhân là phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh, cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Những người có nguy cơ cao dễ mắc gồm: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai; người mắc bệnh mạn tính…

Để phòng bệnh, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

​- Hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 21h đến 6h.

​- Khi ra ngoài nên trang bị đủ trang phục ấm, che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dày để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...

​- Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh

Bênh cúm về mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Ảnh minh hoạ: P.N. 

Bênh cúm về mùa đông thường diễn biến nặng hơn. Ảnh minh hoạ: P.N. 

​- Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than; không nên uống rượu vì càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ; tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như cafein.

- Không nên tắm khuya sau 22h, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Tắm bằng nước ấm.

​ - Vệ sinh miệng, họng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng giúp sát trùng cổ, họng và hạn chế viêm họng.

​- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn; tiêm văcxin để phòng ngừa bệnh cúm.

​- Ăn, uống đủ chất đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét. Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Người lao động nặng, người cao tuổi, trẻ em cần cung cấp lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin nhiều hơn so với những mùa khác nhằm tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể chống rét; đặc biệt là bổ sung vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.

​- Những người bị cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, các bệnh hô hấp mạn tính, cơ xương khớp... chú ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

​- Rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết lạnh.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm cúm khác cảm lạnh ra sao?
 
 

Phương Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Bốn bài tập đơn giản giúp bạn phòng thoái hóa đốt sống cổ

Huấn luyện viên Bùi Thị Yến Xuân hướng dẫn thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, duy trì hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bài một: Xoay cổ

Bạn xoay cổ sang ngang, thực hiện lần lượt bên phải rồi chuyển sang bên trái. Mỗi bên thực hiện 10 lần, chậm rãi. Lưu ý: Mỗi lần xoay bạn hít vào sâu, sau đó thở ra hết.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng 4 bài tập nhẹ nhàng
 
 

Bài hai: Gập cổ 

Bạn ngửa cổ lên cao nhất có thể, sau đó cúi xuống thấp nhất. Thực hiện đều đặn, liên tục 10 lần. Lưu ý: Hít vào thật sâu khi ngửa cổ và thở ra khi gập.

Bài tập phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
 
 
 

Bài ba: Xoay cổ góc 45 độ

Bạn xoay cổ sang hai bên, mỗi lần xoay chếch lên một góc cao 45 độ. Thực hiện liên tục 10 lần. Chú ý hít thở đều.

Bài tập phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
 
 
 

Bài bốn: Xoay tròn cổ

Bạn xoay đều cổ hai bên, đằng trước và đằng sau thật nhuần nhuyễn, tạo thành một vòng tròn. Thực hiện 10 lần.

Bài tập phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ
 
 

Trần Ngoan

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Nhắm mắt khi làm việc giúp trí não của bạn nhạy bén hơn

Theo Health, trí não của con người dễ bị nhàm chán khi làm những việc dễ dàng hoặc lặp đi lặp lại thói quen hàng ngày, từ đó rơi vào trạng thái lười lập trình ra cái mới. Do vậy các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên nhắm mắt khi làm những công việc quen thuộc. Đó là phương pháp tốt để rèn luyện não bộ của bạn.

Ảnh minh họa: Health.

Ảnh minh họa: Health.

Tưởng chừng như phi lý nhưng phương pháp này lại cực kỳ hiệu quả. Nếu không tin, bạn hãy thử nhắm mắt và thực hiện các công việc nhà quen thuộc như tắm, gội đầu, phân loại và xếp quần áo... Cách này sẽ khiến cho bộ não phải sử dụng những con đường thần kinh mới. Việc nhận diện, tổng hợp, phân biệt và sắp xếp các thông tin đi theo một con đường mới giúp kích hoạt và rèn luyện những vùng não ít hoạt động. Đây được xem là cơ chế "tập thể dục" cho não bộ.

Các nhà khoa học khẳng định não sẽ hoạt động tốt hơn khi bị giới hạn về giác quan. Ví dụ, hạn chế những hình ảnh từ mắt giúp chúng ta tập trung tốt hơn.

Với trẻ em, việc rèn luyện não bộ đặc biệt quan trọng. Phụ huynh và giáo viên đừng cho trẻ sử dụng máy tính sớm mà hãy để chúng làm toán bằng tay và tính nhẩm các bài đơn giản bằng cách ghi nhớ những con số và thực hiện khi nhắm mắt.

Lưu ý: Không phải bất kỳ công việc nào cũng nhắm mắt để làm được vì có thể chúng sẽ gây nguy hiểm cho bạn và mọi người xung quanh. Hãy lựa chọn những việc thật an toàn hoặc bạn đã rất quen thuộc để tập thể dục cho não bộ sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì. Nhớ đừng ngủ gục trong khi làm việc.

Ăn vi cá tẩm bổ coi chừng bị ngộ độc thủy ngân

Theo thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, vi cá mập được sử dụng trong các món ăn, chẳng hạn như súp vi cá, là thói quen ẩm thực từ rất lâu đời. Nguồn gốc của món này xuất phát từ thế kỷ thứ 10 ở Trung Quốc. Ngày nay vi cá được chế biến thành nhiều dạng như vi cá khô, vi cá đã nấu chín, vi cá đông lạnh và bột vi cá.

Vi cá mập  ngày càng bị săn bắt. Ảnh: El Mostrador

Vi cá mập. Ảnh: El Mostrador.

Dân gian tin dùng vi cá mập có tác dụng cải thiện khả năng tình dục, tăng cường sản sinh collagen tốt cho da và tóc, góp phần làm trẻ hóa, tăng năng lượng, bổ máu và có lợi cho xương khớp, hệ tim mạch, thần kinh, thậm chí phòng chống ung thư.

Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào công bố chính thức và cụ thể về công dụng của vi cá mập liên quan đến sức khỏe. Những thông tin vi cá có tác dụng bồi bổ, chữa trị xương khớp hay kể cả phòng chống ung thư, vẫn chưa được xác định rõ ràng về mặt y học hiện đại. Thậm chí, khi nghiên cứu về các thành phần vitamin trong súp vi cá, các chuyên gia nhận thấy súp vi cá có ít giá trị hơn súp nấu với rau củ và hầu như không chứa vitamin A.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo các loài cá to sống lâu năm ở đại dương như cá mập, cá ngừ đại dương, cá kiếm chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ngộ độc cho người dùng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cần tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao này.

Cá biệt, một số loài cá mập còn chứa độc tố thần kinh beta-methylamino-L-alanine (BMAA). Chất này được chứng minh có liên quan đến các bệnh về não, chẳng hạn như Alzheimer. Hơn nữa, trên thị trường khó phân biệt được vi cá thật và giả, càng khó xác định các thành phần hoặc có chứa độc tố gì và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Bác sĩ Tường khẳng định một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp cần đầy đủ năng lượng, đạm, đường/bột, béo, cũng như vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và năng động là chìa khóa để có sức khỏe tốt và đẩy lùi bệnh tật, kể cả ung thư. 

Trần Ngoan

Trải lòng của kình ngư Michael Phelps về chuỗi ngày trầm cảm

Là kình ngư hàng đầu thế giới với 82 huy chương quốc tế, Michael Phelps có cuộc sống bao người khao khát. Thế nhưng, đằng sau ánh hào quang của một nhà vô địch, vận động viên 32 tuổi đã trải qua quãng thời gian vật lộn với lo âu, trầm cảm cùng ý nghĩ tự sát.

Chia sẻ với phóng viên CNN tại hội nghị sức khỏe tâm thần ở Chicago (Mỹ), Phelps cho biết chìa khóa tạo nên một nhà vô địch vô cùng đơn giản: "Đó là sự chăm chỉ, quyết tâm, không từ bỏ".

Siêu kình ngư xuất thân từ Baltimore kể rằng năm 2000, lần đầu dự Thế vận hội, anh đã nếm mùi vị thất bại chỉ vì kém hơn đối thủ "chưa đầy nửa giây" và phải chấp nhận ra về tay trắng. Ghi nhớ cảm giác thua cuộc, Phelps dồn hết sức lực tập luyện để rồi phá vỡ kỷ lục thế giới, giành huy chương vàng Olympic Athens 2004 khi mới 15 tuổi. "Tôi khao khát chiến thắng và muốn nhiều hơn thế nữa. Tôi muốn thúc đẩy bản thân xem giới hạn của mình đến đâu", Phelps nói.

Michael Phelps từng trải qua chuỗi ngày bị hành hạ bởi trầm cảm. Ảnh: Denver Post.

Michael Phelps từng trải qua chuỗi ngày bị hành hạ bởi trầm cảm. Ảnh: Denver Post.

Tham vọng luôn đi cùng một cái giá. Kết thúc mỗi kỳ Thế vận hội, anh lại bị trầm cảm. "Tôi nhận ra có điều gì đó không đúng đối với cảm xúc của mình vào các khoảng thời gian nhất định trong năm, chủ yếu đầu tháng 10 hoặc tháng 11", Phelps kể. "Dường như đợt trầm cảm đầu tiên bắt đầu vào năm 2004".

Cũng năm 2004, Phelps bị bắt vì lái xe khi sử dụng chất kích thích. Năm 2008, vài tuần sau khi giành tám huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh, hình ảnh nhà vô địch hút thuốc bị phát tán khắp nơi. Phelps phải lên tiếng xin lỗi đồng thời gọi đây là hành động "đáng tiếc".

Tinh thần Phelps dần xuống dốc. Anh sử dụng chất kích thích để chạy trốn. Đến Olympic 2012, siêu kình ngư hoàn toàn gục ngã. "Tôi không muốn chơi thể thao nữa. Tôi không muốn sống nữa", Phelps rùng mình nhớ lại.

Tuyệt vọng, Phelps tự giam mình trong phòng ngủ nhiều ngày, không ăn, ngủ rất ít và nghĩ đến việc tự tử. May mắn, anh cuối cùng cũng nhận ra mình cần được trợ giúp.

Ngày đầu tiên đi trị liệu, khác với sự mạnh mẽ thường thấy nhà vô địch huyền thoại, Phelps run rẩy không ngừng. Sáng hôm ấy, y tá gọi anh dậy lúc 6h và yêu cầu: "Hãy nhìn vào bức tường rồi nói cho tôi biết anh cảm thấy điều gì". Tức giận trước đòi hỏi có vẻ vô lý, Phelps lớn tiếng: "Cô nghĩ thế nào chứ, tôi kiệt sức, tôi không hạnh phúc, tôi đâu phải là người thích dậy vào buổi sáng".

Chính từ khoảnh khắc ấy, Phelps học được cách nói ra cảm xúc, tâm sự của mình. Nhờ đó, cuộc sống bỗng trở nên dễ dàng hơn. "Tôi tự hỏi sao mình không làm điều này từ sớm", kình ngư nói.

Trải qua chuỗi ngày khó khăn, Phelps hiểu rằng con người có quyền cảm thấy không ổn. Anh nhận định tỷ lệ tự tử trên toàn thế giới tăng cao chính là vì cộng đồng còn sợ mở lòng. Nếu chịu hiểu rằng bệnh tâm thần thực sự tồn tại và sẵn sàng trao đổi về nó, chắc chắn mọi thứ sẽ thay đổi.

Hiện nay, để giúp những người chung cảnh ngộ, Phelps đưa kế hoạch quản lý stress vào các chương trình do Quỹ Michael Phelps tài trợ đồng thời chủ động chia sẻ câu chuyện của bản thân. "Cảm xúc khi bạn chạm tới trái tim ai đó còn quý giá hơn cả chiến thắng huy chương vàng Olympic", kình ngư bộc bạch. "Tôi thấy biết ơn vì ngày trước đã không tự kết thúc cuộc sống của mình".

Michael Fred Phelps II sinh ngày 30/6/1985 tại Baltimore, Maryland (Mỹ) là vận động viên bơi lội chuyên nghiệp nổi tiếng. Anh được xếp vào danh sách các vận động viên vĩ đại nhất Olympic với 28 huy chương các loại. Phelps cũng đang là người giữ kỷ lục nhiều huy chương vàng nhất lịch sử Thế vận hội (23 chiếc), kỷ lục nhiều huy chương vàng nhất trong nội dung cá nhân (13 chiếc), kỷ lục nhiều huy chương nhất trong nội dung cá nhân (16 chiếc). Bằng việc đoạt tám huy chương vàng ở Olympic Bắc Kinh 2008, anh phá kỷ lục của Mark Spitz về số lần đứng đầu nội dung cá nhân (7 lần).

Minh Nguyên

4 cách phòng ngừa đề kháng kháng sinh

Mỗi năm, thế giới có hàng trăm nghìn người chết vì kháng thuốc kháng sinh, tiêu tốn chi phí hàng trăm tỷ USD. Toàn cầu đang đối mặt với viễn cảnh không có kháng sinh chữa trị các vết thương nhỏ (đứt tay, trầy xước) hay nhiễm trùng thông thường.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM cho biết, khi người bệnh sử dụng kháng sinh, thuốc sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, trừ một số loại có khả năng kháng thuốc do có gene đột biến. Những vi khuẩn kháng thuốc này có thể tiếp tục phát triển, nhân lên, phát tán, lây nhiễm qua người khác và khiến kháng sinh dần mất tác dụng.

Kháng sinh là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu, song tỷ lệ kháng thuốc đang có xu hướng gia tăng. Các chuyên gia cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên để ngăn chặn tình trạng này.

Vi khuẩn kháng thuốc đang gia tăng không ngừng.

Vi khuẩn kháng thuốc​ đang gia tăng không ngừng.


Bác sĩ tuân thủ nguyên tắc kê toa

Có 3 nguyên tắc kê toa bác sĩ cần tuân thủ, đó là: chỉ kê kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn; tối ưu hóa dược lâm sàng; khuyến khích bệnh nhân tuân thủ điều trị.

Tìm ra đúng tác nhân gây bệnh có vai trò mấu chốt trong việc quyết định chọn kháng sinh phù hợp, hoặc phối hợp các kháng sinh hợp lý. Phác đồ điều trị nên giữ gìn những kháng sinh cũ nhưng còn hiệu quả nhất định.

Dược sĩ tư vấn đúng cách dùng thuốc

Dược sĩ cần bán thuốc theo đơn, tư vấn sử dụng kháng sinh đúng cách cho người bệnh, bao gồm: đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian và đúng cách. Ngoài ra, nên lưu ý thêm các trường hợp chống chỉ định, tác dụng phụ, phản ứng có hại, tương tác giữa các thuốc... cho khách hàng. 

Bệnh nhân không lạm dụng kháng sinh

Bác sĩ kê kháng sinh khi không cần thiết, bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị, là hai nguyên nhân hàng đầu gây kháng thuốc. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi, tránh sao chép đơn thuốc của người khác...

Hãng dược phát triển kháng sinh mới

3 các​h phòng ngừa đề kháng kháng sinh

Nghiên cứu và phát triển kháng sinh mới được thực hiện không ngừng trên toàn cầu.

Các hãng dược ngày nay không ngừng nghiên cứu kháng sinh mới. Bên cạnh hướng đi truyền thống này, ngành dược đang tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ hoặc thay thế để hạn chế phụ thuộc vào kháng sinh, ví dụ như văcxin.

Ttập đoàn GSK cũng thực hiện khảo sát đề kháng kháng sinh (SOAR) tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nhằm đo lường độ nhạy cảm của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khảo sát còn đánh giá hiệu quả của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, từ đó gợi ý những phác đồ mới hợp lý và hiệu quả hơn.

An San

Hội Hô hấp TP HCM phối hợp cùng Văn phòng đại diện GlaxoSmithKline Pte Ltd thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh hợp lý.

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa

Bác sĩ Trần Văn Thi, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người cao tuổi, do niêm mạc quá nhạy cảm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển sang dị ứng phế quản, hen phế quản. Người dễ bị bệnh là có cơ địa nhạy cảm, làm việc trong môi trường ô nhiễm. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Dễ bị viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa. 

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

- Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi. Ở trẻ còn kèm các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy.

- Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

- Ho khan, đau họng và khạc đờm kéo dài.

- Mất mùi, mất vị giác. 

- Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt, ngứa mắt, đau mắt. 

- Cảm giác giống người bị cảm cúm lâu ngày. 

- Hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề có các đám nhỏ màu tím. 

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng 

- Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như bụi trong nhà cũng như ngoài đường, tránh tiếp xúc với lông động vật, hoa có mùi thơm hoặc nhiều phấn, mùi lạ, khói thuốc lá.

- Khi đi ra đường hoặc lúc quét dọn nhà cần đeo khẩu trang.                  

- Không nên nuôi chó mèo trong nhà, nhất là khi gia đình có người bị bệnh dị ứng.

- Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng.

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn thực phẩm đã xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho mình như tôm, cua, ốc. 

Cao Khẩm

Một xét nghiệm máu có thể phát hiện tám bệnh ung thư

Với mục đích phát hiện ung thư trước khi cơ thể xuất hiện triệu chứng, các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã tìm ra cách xét nghiệm máu mới tên CancerSEEK với độ chính xác trung bình 70%.

Ảnh minh họa: The Straits Times.

Ảnh minh họa: The Straits Times.

Trên tờ Science, nhóm tác giả cho biết CancerSEEK là dạng xét nghiệm không xâm lấn, bằng cách phân tích đột biến ADN của 16 loại gen cùng 10 dấu ấn sinh học protein tuần hoàn.

Thử nghiệm với 1.005 bệnh nhân, kết quả CancerSEEK phát hiện được tám loại ung thư bao gồm ung thư buồng trứng, gan, dạ dày, tuyến tụy, thực quản, trực tràng, phổi và vú. Trong số này, năm loại ung thư đầu tiên chưa thể kiểm tra sàng lọc. Độ chính xác của xét nghiệm CancerSEEK đối với các bệnh này dao động từ 69 đến 98%.

Ngoài ra, trên 83% tình nguyện viên xét nghiệm máu cho thấy khả năng định vị khối u. Đối với người khỏe mạnh, CancerSEEK cho bảy kết quả dương tính giả trên 812 tình nguyện viên. 

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phương pháp xét nghiệm máu CancerSEEK với hy vọng sớm tung ra thị trường với mức giá 500 USD. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định phương pháp này chưa thể sử dụng đại trà. 

"Nó có vẻ hứa hẹn nhưng cần kiểm tra kỹ hơn", Mangesh Thorat, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm Lâm sàng Barts tại Đại học Queen Mary London (Anh) đánh giá. 

Nicholas Turner, giáo sư ung thư phân tử ở Viện Nghiên cứu Ung thư Anh thì lập luận CancerSEEK có 1% dự đoán sai trên các tình nguyện viên khỏe mạnh. Tỷ lệ này tuy nhỏ nhưng "dễ dàng gây lo lắng cho người sử dụng khi họ bị nói là ung thư dù trên thực tế không hề mắc bệnh".

Minh Nguyên

Nguy cơ thuyên tắc ối ở mẹ bầu

Thuyên tắc ối hiếm gặp nhưng nguy hiểm với mẹ bầu. Theo Thư viện Y khoa Mỹ, cứ 8.000-80.000 ca sinh thì có một trường hợp gặp phải tai biến sản khoa này. Hội chứng khởi phát nhanh, có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Ngoài ra, có thể xuất hiện trong quá trình nạo phá thai, truyền dịch ối, chấn thương vùng bụng… 

Thư viện Y khoa Mỹ cũng ghi nhận, tỷ lệ sản phụ tử vong khoảng 80%. Trong đó, 50% sản phụ chết trong giờ đầu khởi phát triệu chứng, trường hợp cứu được cũng để lại di chứng thần kinh nặng nề. 

Nguyên nhân do vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch của tử cung, áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch làm dịch nước ối tràn vào tĩnh mạch tử cung, gây ra phản ứng dị ứng, sốc phản vệ. Thai phụ có hiểu hiện suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. 

Thuyên tắc ối xảy ra không có dấu hiệu báo trước, nên khó dự phòng và chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Bên cạnh đó, biểu hiện sốc phản vệ thuyên tắc ối dễ bị nhầm lẫn với sốc nhiễm trùng ở các sản phụ đẻ non, ra máu nhiều lần, cổ tử ung mở. 

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Đông – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt cho biết, sốc nhiễm trùng là loại nhiễm trùng xảy ra tại chỗ, khi cổ tử cũng mở, giải phóng ra các chất gọi chung là cytokine. Trong đó, TFN –alpha (chất hoại tử khối u alpha) là một loại cytokine nguy hiểm, nồng độ nhỏ cũng có thể gây suy hệ tuần hoàn như tắc mạch ối. 

Thuyên tắc ối hiếm gặp nhưng nguy hiểm với mẹ bầu.

Thuyên tắc ối hiếm gặp nhưng nguy hiểm với mẹ bầu.

Thuyên tắc ối có thể gặp ở bất kỳ sản phụ nào, không phân biệt tuổi tác, tình trạng sức khỏe… Nguy cơ xảy ra cao hơn đối với sản phụ bị nhau tiền đạo. Khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung, mạch máu dễ rách khi thai phụ chuyển dạ, nước ối đi vào tĩnh mạch ở thành tử cung và tuần hoàn của thai phụ dẫn đến tai biến sản khoa.  

Nhiều người cho rằng, mổ đẻ giúp tránh được nguy cơ thuyên tắc ối. Song theo bác sĩ Đông, các thành phần bong tróc của thai nhi trong dịch ối có thể vào hệ tĩnh mạch mẹ, thông qua tĩnh mạch cổ trong cổ tử cung, gây phản ứng trong suốt cuộc chuyển dạ sinh thường hoặc sinh mổ. Vì vậy, sinh mổ cũng có rủi ro bị thuyên tắc ối.

Bác sĩ Đông dẫn ví dụ về trường hợp thuyên tắc ối gần đây nhất tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Sản phụ được gia đình đưa đến bệnh viện mổ đẻ lần 2 vào tháng 6/2017. Sức khỏe thai phụ hoàn toàn bình thường lúc trước và trong khi phẫu thuật, em bé sinh ra khỏe mạnh nặng 3,2 kg. Tuy nhiên, khi chuẩn bị khâu thành bụng, sản phụ đột ngột ngừng thở, huyết áp tụt nhanh. Các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, song do thuyên tắc ối khởi phát quá nhanh, thai phụ không qua khỏi.

Ca thuyên tắc ối gần đây xuất hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Ca thuyên tắc ối gần đây xuất hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Bác sĩ Đông lưu ý, hiện thuyên tắc mắc ối vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để phòng ngừa là điều trị các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, hạn chế nạo hút thai tại các cơ sở không uy tín, nhằm hạn chế nguy cơ khởi phát bệnh.

An San

Những việc nên và không nên làm sau mổ tim

Theo bác sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh, Viện Tim TP HCM, một ca phẫu thuật tim  được gọi là thành công khi người bệnh có thể hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường. 

Giai đoạn đầu sau khi xuất viện từ 6 đến 8 tuần rất quan trọng đối với quá trình hồi phục của người bệnh. Nhiều bệnh nhân do phấn chấn sau ca phẫu thuật đã chủ quan trong việc theo dõi sức khỏe ở giai đoạn này nên ảnh hưởng đến hiệu quả bình phục lâu dài. Ngược lại một số người vì quá lo lắng và bi quan nên không dám làm gì sau mổ tim, thậm chí kiêng vận động thể chất, khiến quá trình hồi phục không tốt.

Bác sĩ Hạnh hướng dẫn cách chăm sóc cho người mới phẫu thuật tim như sau:

Chăm sóc vết mổ

Cần giữ cho vết mổ khô ráo, sạch sẽ. Bệnh nhân có thể tắm xà phòng mỗi ngày hoặc cách nhật. Sau khi tắm nên dùng khăn mềm thấm khô vết mổ, quan sát màu sắc và cảm nhận nhiệt độ quanh vết mổ. Nếu thấy những dấu hiệu khác thường như rỉ dịch, sưng phồng, tấy đỏ hoặc vết mổ vùng xương ức kêu lụp cụp khi cử động thân trên, nên đến bệnh viện kiểm tra.

Bệnh nhân mới mổ tim không nên nằm sấp. Ảnh minh họa: Health.

Ảnh minh họa: Health.

Giảm đau

Bác sĩ luôn kê toa thuốc giảm đau cho người bệnh khi xuất viện. Dù vậy, các triệu chứng như ngứa, tê rần hay dị cảm (cảm giác như kiến bò) quanh vết mổ vẫn thường xảy ra. Bệnh nhân không nên quá lo lắng, bởi mức độ của các triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian.

Nếu bệnh nhân cảm thấy đau vết mổ đột ngột và gia tăng gây kém ăn, mất ngủ…, nên tái khám sớm. Bệnh nhân mổ bắc cầu mạch vành có sử dụng tĩnh mạch cẳng chân làm cầu nối, cần vận động và đi lại nhẹ nhàng, sau đó nằm nghỉ kê chân cao hơn đầu sẽ giúp giảm đau.

Vận động

Bệnh nhân cần đi bộ mỗi ngày với khoảng cách và vận tốc tăng dần theo sức của mình. Có thể leo cầu thang với tốc độ chậm hoặc vừa leo vừa nghỉ.

Lưu ý: Không nên đứng yên một chỗ quá 15 phút, không mang vác vật nặng quá năm kg, không đẩy hay kéo vật nặng. Sau 4-6 tuần, bệnh nhân có thể lái xe bốn bánh hoặc hai bánh. Tuy nhiên không được dắt hay đẩy xe hai bánh (là vật nặng).

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết thương mau lành. Sau khi mổ, bác sĩ tư vấn về một số thức ăn cần kiêng cho từng bệnh nhân. Nhìn chung, cần ăn nhạt, ít muối nếu còn tình trạng suy tim sau mổ. Tránh thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cải chua, cá khô… Bệnh nhân mổ bắc cầu mạch vành cần tránh ăn da, mỡ. Ưu tiên thịt nạc, cá và sản phẩm sữa ít béo. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung thêm vitamin, chất xơ giúp tránh táo bón.

Kiểm soát cân nặng sau mổ

Tăng cân nhanh sau phẫu thuật có thể gây suy tim nặng hơn. Ngược lại, sụt cân nhiều khiến quá trình hồi phục sức khỏe chậm. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể về mức cân nặng lý tưởng của mình tùy vào tình trạng bệnh.

Vấn đề tâm lý

Trầm cảm thường xuất hiện sau mổ nhưng biến mất sau vài tuần. Các biện pháp tránh trầm cảm sau mổ như mặc đẹp hàng ngày, tập thể dục thường xuyên, tham gia hoạt động cộng đồng, làm việc mình yêu thích, chia sẻ cảm xúc với mọi người. Một số trường hợp đã áp dụng các biện pháp này mà chưa thể thoát ra khỏi trầm cảm, cần đi khám, đừng quên kể chi tiết về tình trạng tâm lý cho bác sĩ nghe.

Nghỉ ngơi và giấc ngủ

Bệnh nhân hậu phẫu thường khó ngủ, nhưng mọi việc sẽ trở về bình thường sau vài tháng. Nếu còn đau vết mổ về đêm cần uống thuốc khoảng 30 phút trước đi ngủ, chọn tư thế nằm phù hợp, dễ chịu.

Lưu ý: Không nên ngủ nhiều vào ban ngày, tránh uống cà phê, chocolate, nước ngọt hay trà đậm sau 16h hàng ngày. Thư giãn trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xoa bóp vùng vai gáy…

Tóm lại, để quá trình hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân và gia đình cần theo dõi và tuân thủ những lưu ý trên. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường về vết mổ, đau đột ngột hay cảm giác lạ, nên đến gặp bác sĩ ngay để tránh những biến chứng.

Thi Trân

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Lợi ích không ngờ của củ ấu

Củ ấu có nhiều tại châu Phi, châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Australia và một số nơi trên thế giới. Trên bờ biển phía đông bắc nước Mỹ và phía nam Florida, cây ấu mọc tự nhiên như một cây cỏ dại.

Theo Health, tiến sĩ về thảo dược Paul Haider cho biết, củ ấu tươi chứa một số vi sinh không tốt cho sức khỏe, đôi khi còn cả những sán nước chưa được loại bỏ. Do vậy củ bắt buộc phải được nấu chín trước khi ăn. Loại củ này nên nấu trong nước sôi 20-25 phút, thêm một chút muối giúp vị ngon hơn. Chúng cũng có thể được chiên, sấy khô hoặc chế biến thành bột mì giàu chất gluten để làm các loại bánh.

Một số lợi ích sức khỏe của củ ấu.

Giàu dinh dưỡng

Củ ấu chứa rất nhiều carbohydrate tốt, không chứa cholesterol và rất ít chất béo. Củ này cũng chứa nhiều protein và chất xơ để thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic, loại vi khuẩn giúp sản sinh enzyme tiêu hóa tốt cho đường ruột.

Củ nhiều sắt bổ sung cho người thiếu máu, canxi và photpho giúp xương chắc khỏe. Thêm magie và mangan để cơ thể sản xuất enzyme làm giảm stress, bổ sung kẽm để tăng cường hệ thống miễn dịch và nhiều kali tốt cho tim mạch, giảm huyết áp.

Củ ấu chứa nhiều lợi ích sức khoẻ.

Củ ấu chứa nhiều lợi ích sức khỏe.

Iốt

Củ ấu nhiều iốt có tác dụng ngăn ngừa bệnh bướu cổ và các bệnh tuyến giáp khác.

Vitamin B

Vitamin B trong củ ấu có lợi để cải thiện tinh thần và tăng sức sống.

Vitamin C

Củ ấu chứa vitamin C, hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh, hen và một số bệnh khác.

Các chất chống oxy hóa

Củ ấu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa quan trọng để phòng bệnh, ngăn ngừa chữa lành các tổn thương DNA và phục hồi mô. Một nghiên cứu tại Ấn Độ phát hiện củ ấu có thể bảo vệ hệ thần kinh khỏi những tổn thương oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.

Thanh lọc

Củ ấu giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là gan, giúp mang lại sức khỏe tốt cũng như chữa lành tiêu chảy.

Tinh bột kháng bệnh

Củ ấu chứa một số tinh bột kháng thuốc dưới dạng amyloza không bị phân hủy trong ruột non, được lên men và trở thành thức ăn cho vi khuẩn tốt trong đại tràng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

Bệnh Eczema

Để điều trị bệnh eczema, cho hỗn hợp củ ấu đã nấu chín với một ít nước, nước chanh rồi thoa lên vùng da nhiễm bệnh.

Đờm

Củ ấu giúp loại bỏ đờm, có ích khi chữa cảm lạnh và cúm.

Kháng khuẩn, chống viêm

Củ ấu có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm lành các nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng cũng giúp giảm viêm khớp, đau, sưng tấy và đỏ.

Dạ dày

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy củ ấu có khả năng chữa loét dạ dày.

Chu Văn

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp ở người cao tuổi

Tại Hội thảo khoa học thường niên với chủ đề "Cá thể hoá điều trị COPD", các chuyên gia đã cập nhật nhiều kiến thức lâm sàng trong việc quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chương trình do Hội Hô Hấp Việt Nam, Hội Hô hấp TP HCM phối hợp văn phòng đại diện GSK Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội và TP HCM.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ tử vong cao. Tại Việt Nam, dân số già hóa khiến bệnh có xu hướng gia tăng. COPD được đưa vào chương trình mục tiêu của quốc gia, do phác đồ điều trị bệnh vẫn gặp nhiều thách thức.

Ước tính, cứ 100 người Việt Nam sẽ có 2-6 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nguyên nhân chủ yếu là do hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi nghề nghiệp trong thời gian dài… Mặc dù COPD có thể dự phòng và điều trị, song người bệnh khó cách ly hoàn toàn khỏi các yếu tố nguy cơ này.

Người mắc bệnh giai đoạn I và II thường có biểu hiện ho, khạc đờm kéo dài, khó thở. Sang giai đoạn III và IV, bệnh nhân ở thể nặng hơn, khó thở thường xuyên hơn, khi gắng sức nhẹ hoặc liên tục. Tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi khi mắc phải các đợt kịch phát. Những biểu hiện phù chân, tím môi... có thể xuất hiện kèm theo trong giai đoạn nặng.

COPD Foundation

Người cao tuổi nên đi khám ngay nếu ho kéo dài, có đờm và khó thở khi làm nặng. Ảnh: COPD Foundation

Người cao tuổi nên đi khám ngay nếu ho kéo dài, có đờm và khó thở khi làm nặng. Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá, giữ vệ sinh nơi ở và chốn làm việc thông thoáng, ít khói bụi sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, cần chủ động tập thể dục thể thao, tập thở và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

COPD làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, loãng xương, thậm chí ung thư phổi. Chi phí điều trị tốn kém và lâu dài, nên người bệnh dễ nản lòng, bỏ dở phác đồ của bác sĩ. Để tối ưu hiệu quả kiểm soát COPD, các chuyên gia y tế đầu ngành khuyến cáo nên cá thể hóa điều trị, kết hợp liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo tình trạng mỗi bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, COPD là bệnh mạn tính với nhiều biểu hiện khác nhau. Chẩn đoán và phân loại đúng bệnh sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và thuốc thích hợp với từng cá thể bệnh nhân. Điều này giúp tránh việc phải đổi thuốc nhiều lần khi bệnh nhân không đáp ứng. Kiểm soát bệnh tốt hơn sẽ giúp làm giảm độ nặng của bệnh nhiều hơn, từ đó góp phần giảm gánh nặng kinh tế.

An San

Xử trí bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết chuyển mùa

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM cho biết trẻ hay bệnh khi chuyển mùa do cơ thể khó thích ứng được với thời tiết thay đổi.

Các bệnh lý hô hấp ở trẻ lúc chuyển mùa các mẹ cần phải biết. 

Các bệnh lý hô hấp ở trẻ lúc chuyển mùa các mẹ cần phải biết. 

Viêm mũi họng cảm

Trẻ bị viêm hô hấp trên như mũi, họng, tai do virus; hoặc viêm hô hấp dưới như phế quản, tiểu phế quản gây ho, khò khè. Khi ấy bé khó ngủ, khó bú. 

Xử trí: Mẹ lưu ý nhỏ mũi cho bé, bôi dầu vào lòng bàn chân con. 

Viêm tiểu phế quản 

Bệnh do virus, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Ban đầu bé có biểu hiện sốt, ho sổ mũi sau đó khò khè hay có thể nghẹt mũi. Nặng hơn, bé sốt cao không hạ, bỏ bú, tím tái, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím. Trường hợp nặng thường phải dùng kháng sinh điều trị. 

Xử trí: Mẹ cho trẻ bú đủ để đủ nước. Nếu bé bú kém thì cho bú thành nhiều cữ. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Bôi dầu lòng bàn chân bé trước khi cho bú.

Suyễn 

Thời tiết chuyển mùa trẻ dễ bị suyễn. Bé có biểu hiện ban đầu ho kéo dài, dễ ho khi vận động nhiều, sau khi khóc, sau khi cười, ho về đêm. Thở khó, thở khò khè. Trẻ dễ bị suyễn khi bị chàm, viêm mũi dị ứng, di truyền, bệnh hô hấp, tiếp xúc với khói thuốc lá, sinh nhẹ cân...

Xử trí: Mẹ nên ghi nhớ tác nhân gây ra cơn suyễn cho bé để tránh như thức ăn gồm hải sản, thịt bò, các loại hạt; khói thuốc lá, mùi sơn... Khi trẻ có triệu chứng lên cơn suyễn mà không tự cắt cơn được, tím tái, phải ngồi thở thì gia đình cần đưa đến trạm y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám.

Bệnh suyễn phòng ngừa rất quan trọng, có khi phải dùng thuốc và xịt hàng ngày để tránh yếu tố gây lên cơn. 

Cách phòng tránh bệnh hô hấp khi chuyển mùa

Cho bé ngủ đủ, bú đủ, đủ nước, ăn đủ lượng đủ chất. Rửa tay, nếu lạnh quá thì rửa bằng nước ấm.

Khi mùa lạnh:
- Giữ ấm vùng cổ, đầu ngực, lòng bàn chân, bàn tay, nhất là khi đi ra ngoài, tránh gió lùa thẳng vào mặt bé.
- Tắm nước ấm. Trong khi tắm và sau tắm 30 phút cần tránh gió lùa, lau khô trước khi mặc quần áo.
- Uống sữa ấm, không ăn thức ăn lạnh.
- Khi trời ấm nên mở phòng thoáng để thông khí.

Mùa nóng: Không tắm nhiều lần, tắm lâu, không chơi đùa ngoài trời quá lâu.

Cao Khẩm

Bài đăng phổ biến