Viêm amidan là căn bệnh khó chịu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh lành tính, song nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ vùng họng, ung thư amidan, ngưng thở khi ngủ, viêm màng tim...
Amidan có cấu trúc giống thịt, gồm các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên thành họng. Đây là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, giúp thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng.
Khi bị viêm amidan, người bệnh thường có những biểu hiện đau họng, viêm họng; amidan sưng, tấy đỏ và xuất hiện các mảng trắng bao quanh; khó nuốt, nuốt đau; đau đầu; sốt; sưng nề hạch bạch huyết; viêm thanh quản, gây khan tiếng.
Vị trí amidan sưng đau khi viêm nhiễm. |
Viêm amidan thường xảy ra khi bị nhiễm khuẩn (tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí) hoặc virus (virus cúm, sởi, ho gà...). Các lý do khiến amidan dễ viêm bao gồm:
Thời tiết thay đổi đột ngột: Mưa lạnh, độ ẩm cao... khiến các vi khuẩn và virus sẵn có ở mũi họng hoạt động gây bệnh mạnh hơn.
Ô nhiễm môi trường: Bụi bẩn, khí thải, điều kiện sinh hoạt và vệ sinh kém cũng làm các tác nhân gây bệnh sinh sôi mạnh.
Hệ miễn dịch yếu: Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng gây tăng nặng triệu chứng viêm amidan.
Ổ viêm nhiễm trong khoang miệng: Các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh thân răng khôn, viêm xoang... tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Cấu trúc giải phẫu của amidan: Amidan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cư trú, ẩn náu và phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa, amidan nằm trên ngã tư đường ăn và đường thở - vốn là cửa ngõ tấn công đầu tiên của vi khuẩn, virus.
Các chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa viêm amidan. |
Amidan được ví như lá chắn bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus, vi khuẩn qua đường miệng. Việc amidan sưng viêm báo hiệu bộ phận này đang phải làm việc quá sức để chống chọi với các tác nhân gây hại.
Lựa chọn cắt bỏ amidan chỉ giải quyết được tình trạng viêm nhiễm nhất thời, song có thể dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm các vùng khác như họng, thanh quản... do đã mất lá chắn bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, tiểu phẫu này cũng khá tốn kém và có thể gây ra biến chứng nếu thực hiện sai sót.
Nếu không muốn cắt amidan, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc gồm 5 loại thảo dược tự nhiên: huyền sâm, xạ can, kim ngân hoa, bảy lá một hoa, bồ công anh... Sau khoảng 3 tháng sẽ giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm lành tổn thương, tái tạo niêm mạc giúp amidan dần phục hồi và khoẻ mạnh trở lại.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp các biện pháp tăng sức đề kháng; ăn uống, sinh hoạt điều độ; loại bỏ những tác nhân gây bệnh khác như viêm mũi họng, trào ngược dạ dày… để kiểm soát viêm amidan và phòng ngừa tái phát.
5 dược liệu tốt cho người viêm amidan mạn tính. |
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét