Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Văcxin cúm năm nay 'có thể không phòng bệnh hiệu quả'

p117752-2215-1417939697.jpg

Ảnh minh họa: Tổ Ấm Việt.

Theo CDC, trong một năm, mùa cúm thường trải dài từ tháng 12 đến tháng 2, song nó cũng có thể bắt đầu ngay từ tháng 10 và kết thúc khoảng cuối tháng 5.

Để đối phó với bệnh này, các nhà khoa học và các nhà sản xuất văcxin đến từ khắp nơi trên thế giới đều tổ chức nghiên cứu và đưa ra dự đoán về những chủng cúm phổ biến nhất trong năm tiếp theo. Từ đó họ đề xuất phương án chế tạo các loại văcxin phòng bệnh trước khi mùa cúm bắt đầu.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, những dự đoán ấy có thể không chính xác hoặc một vài loại virus đã đột biến trong thời gian văcxin đang được chế tạo. Ngay cả khi một loại văcxin được đánh giá là hiệu quả cao cũng chỉ có tác dụng bảo vệ từ 60 đến 90%.

Do thời gian chế tạo văcxin phải tốn ít nhất 4 tháng nên việc điều chỉnh văcxin cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm chống lại một số chủng virus đã đột biến là một vấn đề nan giải.

Phát biểu trên trang Health, tiến sĩ Thomas Frieden, Giám đốc CDC cho biết: "Trong mùa cúm năm nay, virus cúm A H3N2 được phát hiện ở hầu hết các nước với tỷ lệ nhiễm cao. Thật không may, một nửa số virus mà chúng tôi xác định được trong mùa cúm năm nay khác với những kháng th virus có trong văcxin vừa được chế tạo. Do đó, văcxin tiêm vào sẽ không thbảo vệ cơ thể chống lại các loại virus mới ấy".

Frienden cho biết, virus phổ biến nhất trong mùa cúm năm nay là H3. Đây là chủng virus thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài, khiến nhiều bệnh nhân phải nằm viện dài ngày và có thể gây tử vong. Thống kê đến thời điểm hiện nay tại Mỹ đã có hơn 1.200 ca cúm mới được ghi nhận, trong đó 5 trường hợp tử vong. Trong các ca tử vong ở trẻ em có đến 90% trường hợp không được tiêm chủng văcxin.

Mặc dù văcxin cúm năm nay được đánh giá là "không hoàn hảo", song CDC vẫn khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm vì dù sao đây vẫn là cách tốt nhất để phòng bệnh. Tiến sĩ William Schaffner đến t trường Y, ĐH Vanderbilt cũng đồng ý với quan điểm này.

Cùng với văcxin, Frieden nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ chung như rửa tay trước khi ăn, che miệng khi ho và ở nhà khi đang bị bệnh. Ông cũng nêu lên tầm quan trọng của các loại thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) trong việc điều trị bệnh. Các loại virus hoạt động mạnh nhất trong vòng 2 ngày kể từ khi có triệu chứng, vì thế, việc điều trị bằng thuốc kháng virus là rất quan trọng.

Ngọc Diễm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến