Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Liệt dây thanh âm (chẩn đoán và điều trị)

Liệt dây thanh âm hai bên thường gây nên thở rít. Nếu khởi phát đột ngột, thở rít cả thì thở ra và hít vào, gây nên hẹp đường thở thì phải mở giáp móng cấp cứu.

Hầu hết các trường hợp liệt dây thanh âm là do tổn thương của dây thần kinh quặt ngược, ở người lớn liệt dây thanh âm một bên thường gây khàn tiếng với đặc điểm tiếng thì thào. Hầu hết các nguyên nhân là do phẫu thuật tuyến giáp. Trong liệt dây thanh âm bên trái điều quan trọng là phải đánh giá được các tổn thương ở trung thất và đỉnh phổi (u Pancoast). Tổn thương dây X do khối u lan vào hố cảnh có thể gây liệt dây thanh âm và thường có kèm theo liệt các dây thần kinh sọ não khác như dây IX và X. Khi không phát hiện được nguyên nhân nào, chức năng có thể đột nhiên tự trở lại sau 1 năm.

Khàn tiếng thứ phát sau liệt dây thanh âm một bên có thể đỡ bằng cách tiêm Teflon hoặc các chất khác vào dây thanh âm bị liệt để đẩy nó vào đường giữa hoặc bằng phẫu thuật phát âm chỉnh hình thanh quản (chỉnh hình thanh quản đường giữa hoặc chỉnh hình sụn giáp).

Liệt dây thanh âm hai bên thường gây nên thở rít. Nếu khởi phát đột ngột, thở rít cả thì thở ra và hít vào, gây nên hẹp đường thở thì phải mở giáp móng cấp cứu. Nếu khởi phát từ từ nó có thể không có triệu chứng gì khi nghỉ ngơi. Giọng có thể hoàn toàn tốt vì dây thanh âm bị đẩy vào đường giữa. Phẫu thuật tuyến giáp, chấn thương cổ, khối u tuyến giáp xâm lấn, ung thư thực quản là những nguyên nhân thường gặp. Dây thanh âm bị cố định cũng có thể do viêm khớp nhẫn - phễu. Khi có tắc nghẹn đường thở nặng cần chỉ định mở khí quản. Thủ thuật mở thanh môn bằng kéo dây thanh âm ra ngoài để loại bỏ mở khí quản có hiệu quả ít, giọng thì thào và yếu thường gặp sau thủ thuật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến