Theo nhiều chuyên gia, bệnh này xuất hiện ở Việt Nam đã 40 năm với hàng trăm bệnh nhân mắc, rải rác ở nhiều tỉnh thành, nhất là Hòa Bình, Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang... Sau này, đa số người dân ở các tỉnh vùng cao đều mắc.
Theo tư liệu thì bệnh "tê tê, say say" xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khá lâu nhưng trước đây không được chú ý đến bởi hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh còn yếu. Đến khoảng những năm 1995-1997, căn bệnh này mới được quan tâm hơn do có nhiều trường hợp mắc bệnh. Nhiều trường hợp người đang khỏe mạnh phát bệnh và tử vong trong 3-4 giờ. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2002, bệnh đã bùng phát mạnh ở huyện Kim Bôi với 576 người mắc bệnh. Sau khi được quan tâm và nâng cao khả năng phòng bệnh của người dân thì từ năm 2003 đến 2005 bệnh đã giảm, chỉ 12 người mắc trong vòng ba năm. Tuy nhiên, đến năm 2006 bệnh lại bùng phát và không còn bó hẹp tại huyện Kim Bôi mà lan sang cả huyện Lạc Sơn với 52 ca, trong đó có ba trường hợp tử vong. Năm 2010, bệnh lại tiếp tục xuất hiện với 577 người bị mắc chủ yếu ở huyện Lạc Sơn với 539 ca.
Từ năm 2000 đến nay, địa bàn tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận khoảng 1.279 ca ở bốn huyện là Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn và Yên Thủy, trong đó có sáu trường hợp đã tử vong. Và từ năm 1995 đến nay đã có ba đợt xuất hiện số lượng bệnh nhân lớn là năm 1995, 2006 và 2010.
Ngoài ra, ở tỉnh Điện Biên cuối tháng 1, bản Khon Kén (xã Mường Nhà, huyện Điện Biên) bản Ao Cá, Huổi Diên, Nà Nênh B (xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông) đã có người chết. Trong nhiều bản cũng có nhiều người dân đang bị bệnh nặng khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Dù chuyên môn đã định danh thành tên cho bệnh là viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên nhưng người dân vẫn cho là bệnh lạ - bệnh tê tê, say say.
Dấu hiệu của bệnh là người da xanh, mặt nhợt, tê bì tay chân như kiến bò. Người bị bệnh có thể bị tê bì từ đầu các ngón chân, ngón tay, sau đó lan dần lên cẳng chân, tay rồi lên đến đầu, có người thì mất cảm giác ở vùng da chân tay, sưng bắp chân, chướng bụng. Nếu người bị nặng thì dẫn đến tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, cơ yếu có thể không đi lại được. Sau khoảng vài ba giờ sẽ có triệu chứng suy tuần hoàn, suy hô hấp và dẫn đến tử vong sau ba đến bốn giờ. Nhưng thông thường thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi mất là gần một năm do cơ thể mất sức đề kháng dần, không ăn uống được và gầy yếu rồi chết.
Số bệnh nhân mắc tê tê, say say tập trung chủ yếu vào trẻ em đang trong độ tuổi lớn, thanh niên hoặc người độ tuổi 30-39 vì giai đoạn này các đối tượng đang có nhu cầu vitamin rất lớn. Sau khi nghiên cứu các nhà chuyên môn đã đúc rút ra được kinh nghiệm đó là những trường hợp bệnh nặng điều trị bằng vitamin nhóm B liều cao thì lại có hiệu quả. Năm 2000, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra phác đồ chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm đa dây thần kinh có liên quan đến vitamin B1 để làm căn cứ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, thì nên tích cực bổ sung vitamin hàng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Việc thiếu vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê tê say say, còn thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành, khiến cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức…
Ngoài ra, mỗi người có khả năng tích lũy, bảo tồn và dự trữ vitamin trong cơ thể rất khác nhau. Hầu hết các loại vitamin đều phải bổ sung hàng ngày. Nếu không được bổ sung thì cơ thể buộc phải sử dụng nguồn vitamin được dự trữ và dẫn tới tình trạng thiếu vitamin.
Vitamin không thể có hiệu nghiệm trong một thời gian ngắn, mà phải bổ sung đều đặn mỗi ngày. Vitamin có chất lượng tốt hơn khi nó có nguồn gốc từ các thực phẩm tự nhiên. Chính vì vậy dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ mang đến cho con người sức khỏe và ngược lại.
Đối với người ít thời gian và nghi ngờ khẩu phần ăn hụt vitamin thì việc bổ sung bằng nước uống cũng là cách an toàn và hiệu quả để tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Xem thêm tại đây
Theo tư liệu thì bệnh "tê tê, say say" xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khá lâu nhưng trước đây không được chú ý đến bởi hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh còn yếu. Đến khoảng những năm 1995-1997, căn bệnh này mới được quan tâm hơn do có nhiều trường hợp mắc bệnh. Nhiều trường hợp người đang khỏe mạnh phát bệnh và tử vong trong 3-4 giờ. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2002, bệnh đã bùng phát mạnh ở huyện Kim Bôi với 576 người mắc bệnh. Sau khi được quan tâm và nâng cao khả năng phòng bệnh của người dân thì từ năm 2003 đến 2005 bệnh đã giảm, chỉ 12 người mắc trong vòng ba năm. Tuy nhiên, đến năm 2006 bệnh lại bùng phát và không còn bó hẹp tại huyện Kim Bôi mà lan sang cả huyện Lạc Sơn với 52 ca, trong đó có ba trường hợp tử vong. Năm 2010, bệnh lại tiếp tục xuất hiện với 577 người bị mắc chủ yếu ở huyện Lạc Sơn với 539 ca.
Ngoài ra, ở tỉnh Điện Biên cuối tháng 1, bản Khon Kén (xã Mường Nhà, huyện Điện Biên) bản Ao Cá, Huổi Diên, Nà Nênh B (xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông) đã có người chết. Trong nhiều bản cũng có nhiều người dân đang bị bệnh nặng khiến dư luận hoang mang, lo lắng. Dù chuyên môn đã định danh thành tên cho bệnh là viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên nhưng người dân vẫn cho là bệnh lạ - bệnh tê tê, say say.
Dấu hiệu của bệnh là người da xanh, mặt nhợt, tê bì tay chân như kiến bò. Người bị bệnh có thể bị tê bì từ đầu các ngón chân, ngón tay, sau đó lan dần lên cẳng chân, tay rồi lên đến đầu, có người thì mất cảm giác ở vùng da chân tay, sưng bắp chân, chướng bụng. Nếu người bị nặng thì dẫn đến tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, cơ yếu có thể không đi lại được. Sau khoảng vài ba giờ sẽ có triệu chứng suy tuần hoàn, suy hô hấp và dẫn đến tử vong sau ba đến bốn giờ. Nhưng thông thường thời gian từ khi biểu hiện bệnh đến khi mất là gần một năm do cơ thể mất sức đề kháng dần, không ăn uống được và gầy yếu rồi chết.
Số bệnh nhân mắc tê tê, say say tập trung chủ yếu vào trẻ em đang trong độ tuổi lớn, thanh niên hoặc người độ tuổi 30-39 vì giai đoạn này các đối tượng đang có nhu cầu vitamin rất lớn. Sau khi nghiên cứu các nhà chuyên môn đã đúc rút ra được kinh nghiệm đó là những trường hợp bệnh nặng điều trị bằng vitamin nhóm B liều cao thì lại có hiệu quả. Năm 2000, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra phác đồ chẩn đoán và điều trị hội chứng viêm đa dây thần kinh có liên quan đến vitamin B1 để làm căn cứ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, thì nên tích cực bổ sung vitamin hàng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Việc thiếu vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê tê say say, còn thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành, khiến cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức…
Ngoài ra, mỗi người có khả năng tích lũy, bảo tồn và dự trữ vitamin trong cơ thể rất khác nhau. Hầu hết các loại vitamin đều phải bổ sung hàng ngày. Nếu không được bổ sung thì cơ thể buộc phải sử dụng nguồn vitamin được dự trữ và dẫn tới tình trạng thiếu vitamin.
Đối với người ít thời gian và nghi ngờ khẩu phần ăn hụt vitamin thì việc bổ sung bằng nước uống cũng là cách an toàn và hiệu quả để tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi. Xem thêm tại đây
Phương Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét