Kelly Glazer Baron, nhà tâm lý học lâm sàng và nghiên cứu về giấc ngủ tại Trường Y Feinberg, thuộc ĐH Northwestern, thường xuyên nghe những lời phàn nàn từ bệnh nhân phiền muộn do tập thể dục. Họ nói rằng họ đã luyện tập thậm chí có lúc đến mức kiệt sức nhưng vẫn không ngủ ngon hơn.
Tiến sĩ Baron rất ngạc nhiên và bối rối. Không chỉ là người rất thích tập thể dục để điều trị các vấn đề về giấc ngủ mà còn là nhà khoa học, cô quyết định nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa mồ hôi và giấc ngủ hàng ngày. Để có kết luận chính xác, tiến sĩ Baron và các đồng nghiệp tìm tới dữ liệu của một nghiên cứu về tập thể dục và giấc ngủ được xuất bản trước đây. Với thử nghiệm đó, các nhà khoa học đã tập hợp một nhóm nhỏ phụ nữ được chuẩn đoán là bị chứng mất ngủ, chủ yếu là ở tuổi 60, và tất cả đều ít vận động.
Sau đó, các nhà nghiên cứu phân ngẫu nhiên những người tham gia thử nghiệm thành hai nhóm. Một nhóm vẫn duy trì hoạt động thường ngày của họ. Còn nhóm kia bắt đầu một chương trình tập luyện sức chịu đựng vừa phải với ba hoặc bốn buổi tập mỗi tuần, mỗi buổi 30 phút, trên một chiếc xe đạp cố định hoặc máy chạy bộ. Chương trình này được duy trì trong 16 tuần.
Kết thúc thử nghiệm, những người trong nhóm tập thể dục đã ngủ ngon hơn nhiều so với lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm. Họ đã có thể ngủ dài hơn trung trình 45 phút đến một tiếng mỗi đêm, giấc ngủ sâu hơn và khỏe khoắn hơn khi thức dậy.
Tuy nhiên, tiến sĩ Baron băn khoăn rằng liệu giấc ngủ của những người mới tập thể dục có được cải thiện ngay khi bắt đầu tập thể dục?
Lật lại nhật ký giấc ngủ của nhóm tập thể dục và các thông tin khác của một nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Baron bất ngờ khi phát hiện ra rằng sau 2 tháng đầu của chương trình tập luyện, hầu như không ai có giấc ngủ tốt hơn lúc bắt đầu nghiên cứu. Chỉ sau 4 tháng của chương trình, giấc ngủ của họ mới được cải thiện. Và giấc ngủ xấu có xu hướng giảm dần sau mỗi buổi.
Theo bà Baron, việc tập luyện dường như làm giảm những phản ứng căng thẳng của một người. Những kích thích sinh lý của người tập giảm dần đến khi đủ để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
Ảnh: nytimes |
Sau đó, các nhà nghiên cứu phân ngẫu nhiên những người tham gia thử nghiệm thành hai nhóm. Một nhóm vẫn duy trì hoạt động thường ngày của họ. Còn nhóm kia bắt đầu một chương trình tập luyện sức chịu đựng vừa phải với ba hoặc bốn buổi tập mỗi tuần, mỗi buổi 30 phút, trên một chiếc xe đạp cố định hoặc máy chạy bộ. Chương trình này được duy trì trong 16 tuần.
Kết thúc thử nghiệm, những người trong nhóm tập thể dục đã ngủ ngon hơn nhiều so với lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm. Họ đã có thể ngủ dài hơn trung trình 45 phút đến một tiếng mỗi đêm, giấc ngủ sâu hơn và khỏe khoắn hơn khi thức dậy.
Tuy nhiên, tiến sĩ Baron băn khoăn rằng liệu giấc ngủ của những người mới tập thể dục có được cải thiện ngay khi bắt đầu tập thể dục?
Lật lại nhật ký giấc ngủ của nhóm tập thể dục và các thông tin khác của một nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Baron bất ngờ khi phát hiện ra rằng sau 2 tháng đầu của chương trình tập luyện, hầu như không ai có giấc ngủ tốt hơn lúc bắt đầu nghiên cứu. Chỉ sau 4 tháng của chương trình, giấc ngủ của họ mới được cải thiện. Và giấc ngủ xấu có xu hướng giảm dần sau mỗi buổi.
Theo bà Baron, việc tập luyện dường như làm giảm những phản ứng căng thẳng của một người. Những kích thích sinh lý của người tập giảm dần đến khi đủ để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
Lê Phương (Theo The New York Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét