Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện 1,1 triệu người tử vong do lao và 9,7 triệu trẻ em mồ côi vì cả cha mẹ chết do lao. Ước tính, 8,8 triệu bệnh nhân mắc lao mới. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh nhân lao đa kháng cao. Trung bình, cứ 1 giờ có 2 người chết vì căn bệnh này.
Ngoài việc dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao thì tình trạng lao đa kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp do sự gia tăng của y tế tư nhân thực hành điều trị chưa đạt chuẩn, diện bao phủ dịch vụ kiểm soát lao kháng thuốc còn thấp; thiếu nguồn nhân lực cho công tác chống lao trong trại giam. Bên cạnh đó, công tác chống lao gặp thách thức lớn về nguồn nhân lực và tài chính do sự giảm nhanh nguồn viện trợ quốc tế trong những năm tới…
Bệnh lao là bệnh có thể điều trị khỏi nếu người bệnh được điều trị kịp thời theo quy trình điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn e ngại và thiếu hiểu biết về bệnh lao. Do đó, công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân rất cần thiết. Những năm qua Việt Nam đã xây dựng mạng lưới phòng chống lao từ trung ương xuống địa phương. Các kỹ thuật tiên tiến nhất về chẩn đoán, điều trị và dự phòng đã được cập nhật tại Việt Nam.
Trong chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 20 trên 100.000 người dân vào năm 2030. Trong đó, yêu cầu mới và kiểm soát bệnh lao là thay đổi từ ngăn chặn tiến tới thanh toán bệnh lao bằng cách phát hiện sớm và nhiều nhất số bệnh nhân lao trong cộng đồng, duy trì tỷ lệ cao điều trị khỏi cho tất cả các bệnh nhân lao được phát hiện.
Để công tác phòng, chống lao đạt kết quả cao, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế còn cần tăng cường công tác truyền thông để người dân và toàn xã hội nhận thức đúng về thực trạng, căn nguyên và mức độ nguy hiểm của bệnh lao. Thông qua công tác truyền thông, mỗi người dân tự ý thức phòng chống căn bệnh này và huy động được tốt hơn nguồn lực xã hội tham gia vào phòng chống lao.
Bệnh lao là bệnh có thể điều trị khỏi nếu người bệnh được điều trị kịp thời theo quy trình điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn e ngại và thiếu hiểu biết về bệnh lao. Do đó, công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân rất cần thiết. Những năm qua Việt Nam đã xây dựng mạng lưới phòng chống lao từ trung ương xuống địa phương. Các kỹ thuật tiên tiến nhất về chẩn đoán, điều trị và dự phòng đã được cập nhật tại Việt Nam.
Trong chiến lược quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh lao dưới 20 trên 100.000 người dân vào năm 2030. Trong đó, yêu cầu mới và kiểm soát bệnh lao là thay đổi từ ngăn chặn tiến tới thanh toán bệnh lao bằng cách phát hiện sớm và nhiều nhất số bệnh nhân lao trong cộng đồng, duy trì tỷ lệ cao điều trị khỏi cho tất cả các bệnh nhân lao được phát hiện.
Để công tác phòng, chống lao đạt kết quả cao, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế còn cần tăng cường công tác truyền thông để người dân và toàn xã hội nhận thức đúng về thực trạng, căn nguyên và mức độ nguy hiểm của bệnh lao. Thông qua công tác truyền thông, mỗi người dân tự ý thức phòng chống căn bệnh này và huy động được tốt hơn nguồn lực xã hội tham gia vào phòng chống lao.
Phương Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét