Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Lười vận động dễ gây bệnh tim ở phụ nữ ngoài 30 tuổi

Nghiên cứu từ Australia gợi ý rằng dù ở độ tuổi nào thì các vận động thể chất vẫn cần được tăng cường, bởi nó ít được chú ý cũng như ít được người ta khuyến khích như các hoạt động khác trong cuộc sống, ví như bỏ thuốc lá hay giảm cân.

luoi-8595-1399879761.jpg

Ảnh: ninemsn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ hơn 32.000 phụ nữ Australia từ 3 nhóm tuổi: 22 tới 27, 47 tới 52 và 73 tới 78. Những phụ nữ này tiếp đó được theo dõi suốt 12 năm. Họ đã trả lời các câu hỏi về thói quen vận động thể chất, hút thuốc, cân nặng và tiểu sử bệnh cao huyết áp.

Theo nghiên cứu, với phụ nữ dưới 30 tuổi, hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều nhất tới các nguy cơ bệnh tim. Bỏ thói quen hút thuốc giúp ngăn chặn gần 60% các trường hợp bệnh tim ở nhóm tuổi này. Sau tuổi 30, thiếu vận động thể chất là nhân tố lớn nhất. Tăng cường vận động giúp ngăn ngừa tới 33% các trường hợp bệnh tim ở những phụ nữ tuổi trung niên, và 24% các trường hợp bệnh tim ở những phụ nữ lớn tuổi hơn.

Các nhà nghiên cứu sử dụng công thức toán học để tính phần trăm các ca mắc bệnh tim có thể được ngăn chặn nếu không có nhân tố nguy cơ nhất định (bao gồm hút thuốc, quá cân, thiếu vận động hay bị cao huyết áp). Phép tính bao gồm thông tin về độ phổ biến, khả năng phát triển bệnh tim ở những phụ nữ với các nhân tố này, so với những người không có các nhân tố nói trên.

Theo tiến sĩ Martha Gulati - người không tham gia vào nghiên cứu - Giám đốc của chương trình Sức khỏe tim mạch phụ nữ và phòng chống các bệnh tim mạch ở Trung tâm y tế Wexner, thuộc ĐH bang Ohio, các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân về tiểu sử bệnh tim gia đình hay kiểm tra nhân tố rủi ro khác, họ lại không hỏi về vận động thể chất. Đó là một nhân tố nguy cơ không ai nhận ra. Chúng ta cần chú ý nhiều hơn tới việc đánh giá thể lực và vận động thể chất của con người.

Gulati nói rằng một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong ở những độ tuổi nhất định sẽ giảm đi nếu họ hay vận động, cho dù họ có bị thừa cân.

Khánh Vy (Theo livescience)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến