Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

5 căn bệnh nguy hiểm Hoàng gia châu Âu mắc phải trong lịch sử

Tầng lớp quý tộc phương Tây cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Đôi khi, người hoàng gia mắc phải những căn bệnh đáng sợ như năm nhân vật dưới đây, theo Listverse.

Nữ hoàng Victoria: Chứng rối loạn đông máu

Nữ hoàng Victoria được ghi nhận là trường hợp đầu tiên trong Hoàng gia Anh mang mầm bệnh rối loạn đông máu. Bà di truyền gene bệnh cho ba thế hệ sau và góp phần khiến rối loạn đông máu lan tới nhiều quốc gia khác như Nga, Tây Ban Nha, Phổ thông qua các cuộc hôn nhân của con cháu. 

Chân dung Nữ hoàng Victoria. Ảnh: Wikipedia.

Chân dung Nữ hoàng Victoria. Ảnh: Wikipedia.

Rối loạn đông máu liên quan tới nhiễm sắc thể X. Ở nữ, khả năng bị bệnh rất thấp do có tới hai nhiễm sắc thể X. Ngược lại, nam giới chỉ có một nhiễm sắc thể X nên nguy cơ bệnh cao hơn.

Bị rối loạn đông máu, người bệnh thiếu protein đông máu nên các vết thương rất nhỏ cũng có thể gây chảy máu dẫn tới tử vong.

Hoàng tử Albert: Bệnh Crohn

Hoàng tử Albert vừa là chồng vừa là anh họ của Nữ hoàng Victoria. Ông mất sớm và đột ngột ở tuổi 42 vào cuối năm 1861. Trong đau khổ, Nữ hoàng Victoria đã ra lệnh khám nghiệm tử thi của chồng để tìm hiểu nguyên nhân tử vong.

Ban đầu, người ta xác định Hoàng tử Albert qua đời vì thương hàn. Gần đây, nhà sử học Helen Rappaport từ Đại học Oxford (Anh) chứng minh bệnh Crohn, một dạng viêm ruột mạn tính mới là thủ phạm gây ra cái chết của phu quân nữ hoàng Anh khi ấy. 

Triệu chứng nổi bật của bệnh Crohn là các cơn đau dữ dội vùng bụng, đúng như những gì Hoàng tử Albert đã trải qua vài tháng trước khi qua đời. Ngày nay, y học có thể chữa trị bệnh Crohn nhưng vào đầu thế kỷ XIX, nó chẳng khác nào án tử hình. 

Vua James I: Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth mất, James I chính thức trở thành vua nước Anh. Có khả năng ông mắc một căn bệnh liên quan đến thần kinh cơ di truyền bởi cả cha và một người con của ông đều có đôi chân mỏng manh. James I đi lại rất khó khăn và cần sự trợ giúp cho đến khi 5 tuổi.

Chân dung Vua James I. Ảnh: Wikipedia.

Chân dung Vua James I. Ảnh: Wikipedia.

Một số triệu chứng của rối loạn chuyển hóa Porphyria bao gồm sốt, đau ở vùng bụng và các khu vực khác với nước tiểu sậm màu. Vua James I còn gặp vấn đề về tâm thần. Một lần đi săn, ông xé toạc bụng một con nai rồi cho cả tay chân mình vào đó, khiến máu con vật vương vãi khắp nơi.

Trong thời kỳ vàng son, James I còn bị viêm khớp nặng, loét miệng, gầy trơ xương. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhà vua còn trải qua nhiều cơn đột quỵ dẫn tới mất trí. Ông như một đứa trẻ, không thể nhận ra người khác hay quyết định việc triều chính. 

James I qua đời năm 1625 với đủ biểu hiện của bệnh Porphyria. Trước đó, ông cũng mất khả năng nuốt và nói chuyện. 

Vua George V: Viêm màng phổi

Vua George V trị vì 25 năm và có công lớn trong việc đổi tên vùng trị vì từ Saxe-Coburg-Gotha thành Windsor. Nguyên nhân tử vong của vua George V được xác định là do viêm màng phổi, thật ra ông đã được tiêm thuốc để hưởng cái chết nhẹ nhàng.

Theo ghi chép của bác sĩ hoàng gia Dawson, Nữ hoàng Mary và Hoàng tử Edward VIII không muốn Vua George V phải chịu đựng thêm bất cứ sự đau đớn nào khi bệnh tình đã không thể cứu vãn. Bác sĩ Dawson đã chuẩn bị hỗn hợp thuốc độc và tính toán thời gian tử vong sao cho cái chết của Vua George V trở thành tin tức nóng hổi trên các tờ báo buổi sáng. 

Khoảng 23h ngày 20/1/1936, vị vua hôn mê được tiêm morphine và cocaine. Gần một giờ sau, ông đến cõi vĩnh hằng.

Ivan Tsar IV: Bệnh giang mai

Ivan Tsar IV là một trong những hoàng đế tàn bạo nhất nước Nga nên còn được gọi là Ivan Bạo Chúa. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, người ta tìm thấy thủy ngân trong thi thể nhà vua, từ đó đưa ra hai giả thuyết về cái chết Sa hoàng: Một là Ivan bị đầu độc, hai là ông bị bệnh giang mai vì ngày trước, các bác sĩ sử dụng thủy ngân để điều trị căn bệnh này.

Chân dung Ivan Bạo Chúa. Ảnh: Wikipedia.

Chân dung Ivan Bạo Chúa. Ảnh: Wikipedia.

Các tài liệu lịch sử ghi chép rằng Ivan Bạo Chúa có thể mắc bệnh giang mai do cưỡng ép người ở cả hai giới tính phục vụ tình dục cho mình. Một số ý kiến nhận định giang mai dẫn đến thay đổi tính cách khiến Ivan ban đầu thông tuệ, tốt bụng trở thành kẻ giết người dã man. 

Phúc Lương

Điều gì xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn của bạn

Ruồi không nhai và nuốt thức ăn giống như con người. Chúng thích thức ăn lỏng từ rác rưởi, xác động vật và hàng nghìn vi trùng đi cùng... Khi những thực phẩm lỏng này không có sẵn, ruồi sẽ phá vỡ cấu trúc rắn của thực phẩm bằng enzym tiêu hóa có sẵn trong nước bọt, ăn vào rồi nhả ra. 

Khi ruồi đậu lên thức ăn, nó mang theo những thứ bẩn thỉu hoặc vi khuẩn từ nơi cuối cùng đặt chân đến (có thể là một đống phân). Nếu đó là một con ruồi cái có thể nó sẽ đẻ trứng lên thức ăn.

Điều gì xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn của bạn?

Ruồi mang đến hơn 65 loại bệnh truyền nhiễm khác nhau khi chúng đậu lên đồ ăn. Ảnh: TT

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Pennsylvania, ruồi có thể mang đến ít nhất 65 loại bệnh truyền nhiễm khác nhau, bao gồm tả, thương hàn, salmonella (biến thức ăn thành chất độc) và thậm chí là cả bệnh than.

Tuy nhiên, nếu bạn đủ nhanh để đuổi ruồi khi chúng vừa đậu vào thức ăn, vi khuẩn sẽ không có đủ thời gian để lây lan. Ngay cả khi có một lượng nhỏ vi khuẩn đã xâm nhập vào thức ăn, hệ tiêu hóa của con người vẫn đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Cẩm Anh

Người nào cần tầm soát ung thư đại trực tràng

Bác sĩ Ung Văn Việt, Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh là có ít máu trong phân. Dấu hiệu này cũng có thể do trĩ, viêm loét đại tràng...

Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt sau 50 tuổi. Người có tiền sử cá nhân bị viêm loét đại trực tràng hay gia đình có người ung thư đại trực tràng. Người đã cắt hoặc phát hiện có polyp, viêm ruột mạn tính, người ít vận động hoặc béo phì...

Theo bác sĩ Việt, ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm các polyp từ lúc chưa phát triển thành ung thư và cắt bỏ bằng nội soi. Trường hợp phát triển thành ung thư thì vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nội soi đại tràng để phát hiện polyp và điều trị ung thư sớm. Ảnh: RH

Nội soi đại tràng để phát hiện polyp và điều trị ung thư sớm. Ảnh: RH

Để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, phải chủ động tầm soát ngay cả khi không có triệu chứng. Có ba phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng:

- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân: Các mạch máu của polyp hoặc khối u đại trực tràng thường dễ gây tổn thương như chảy máu khi phân đi qua. Trường hợp lượng máu ít chưa nhìn thấy bằng mắt thường, cần xét nghiệm tìm máu trong phân. 

- Nội soi đại tràng: Khi kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân dương tính, bệnh nhân được nội soi đại tràng để phát hiện polyp và điều trị ung thư sớm.

- Nội soi đại tràng ảo: Chụp CT đại tràng được coi như phương pháp nội soi ảo giúp thể hiện rõ nét hình ảnh 3D của toàn bộ cấu trúc lòng đại tràng.

Tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng đứng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư dạ dày ở nam, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư có thể lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là gan và phổi. Khi đó khả năng điều trị không còn, thời gian duy trì sự sống của người bệnh cũng giảm nhiều.

Cẩm Anh

Dấu hiệu con dậy thì sớm cha mẹ cần lưu ý

Lần đầu tiên thấy con gái có kinh nguyệt, gia đình lo lắng nghĩ cháu bị xâm hại tình dục. Đến bệnh viện khám, bố mẹ mới biết con bắt đầu hành kinh.

Gống bé gái, trẻ nam cũng có thể bị dậy thì sớm. 7 tuổi, Tiến Nam đã cao hơn các bạn cùng trang lứa, cơ thể vạm vỡ, giọng nói ồm ồm, mặt xuất hiện trứng cá, mọc lông mu. Gia đình thấy con bất thường nên đưa em đi khám. Bác sĩ cho biết Tiến Nam mắc hội chứng dậy thì sớm, nếu không điều trị đến lúc trưởng thành sẽ mất cơ hội phát triển chiều cao. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàn, Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hiện tượng trẻ dậy thì sớm ở nước ta ngày càng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của trẻ.

Giai đoạn dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Trẻ nam dậy thì sớm thường tăng trưởng chiều cao rất nhanh, từ 10 đến 15 cm một năm, giọng trầm, mọc trứng cá, lông mu, ria mép, cơ bắp vạm vỡ, thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml và có mùi cơ thể. Trẻ gái dậy thì sớm tuyến vú to bất thường, có thể to một bên, âm đạo tăng tiết nhày, kinh nguyệt trước 8 tuổi, lông mu và lông nách xuất hiện trước hoặc sau khi tuyến vú to ra. Các bé trai có biểu hiện dậy thì trước 10 tuổi và các bé gái dậy thì trước 9 tuổi được gọi là dậy thì sớm. 

"Dậy thì sớm khiến trẻ bị khủng hoảng tâm lý, dễ rơi vào lo lắng, hoang mang, tự ti về thân hình của mình, có nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục, mang thai ngoài ý muốn", bác sĩ Hoàn nhấn mạnh. Mặt khác, trẻ dậy thì sớm cũng dễ đối mặt với nhiễm trùng sinh dục, bất lực do thủ dâm sớm và kéo dài lúc nhỏ tuổi. Nhiều phụ huynh khi thấy con dậy thì sớm, thân hình vạm vỡ hơn các bạn thường tự hào. Tuy nhiên, những trường hợp này đến tuổi trưởng thành chắc chắn sẽ lùn hơn so với chiều cao tiêu chuẩn vì hormone sinh dục kích thích sự phát triển của xương làm các đầu xương đóng sớm khiến không thể phát triển chiều cao.

Hiện nay, tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý. Ảnh: A.N

Hiện nay, tỷ lệ dậy thì sớm ở trẻ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý. Ảnh: A.N

Theo bác sĩ Hoàn, ngày nay trẻ dậy thì sớm hơn ngày xưa nhiều do môi trường sống, thực phẩm tồn dư chứa nhiều chất kích thích. Bởi vậy, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi khi con gái có tuyến vú sớm trước 8 tuổi, con trai có tinh hoàn phát triển trước 9 tuổi. Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những tiến bộ của y học điều trị dậy thì sớm khả quan. Thường bác sĩ phải tiêm thuốc ức chế trục đồi tuyến yên để ngừng những dấu hiệu phát triển dậy thì sớm của trẻ. "Thuốc nội tiết dành cho trẻ cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, phụ huynh không tự ý đưa con đi tiêm hormone để kìm hãm sự phát triển của trẻ", bác sĩ cảnh báo. Với trẻ nhỏ, ăn uống điều độ, tập luyện thể thao và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc là điều quan trọng hơn cả.

Đặc biệt, cha mẹ cần thường xuyên tâm sự, chia sẻ với trẻ những cảm giác lo lắng nhằm giải tỏa gánh nặng về tâm lý, tránh nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng.

Thúy Quỳnh

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Trẻ nhiễm khuẩn HP dạ dày khi nào cần phải điều trị

Nhiễm HP là một trong những loại nhiễm trùng mạn tính phổ biến nhất thế giới. Khoảng một nửa dân số toàn cầu bị nhiễm HP. Việt Nam có tỷ lệ nhiễm cao với khoảng 70% dân số.

Giáo sư Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trẻ em (đặc biệt là dưới 10 tuổi) thường dễ nhiễm HP nhất. Nguyên nhân do chất lượng vệ sinh môi trường sống, thói quen ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi, hôn hít của người lớn với trẻ nhỏ. Ngoài ra, hệ miễn dịch của các bé chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.

Nhiễm HP ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng như khó tiêu, viêm dạ dày cấp và mạn. Một số trường hợp bị loét dạ dày tá tràng. HP cũng gây ra một dạng u mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày (u MALT) khi trẻ lớn lên. Để tiến triển thành ung thư dạ dày thì cần quá trình viêm teo lâu dài, nên biến chứng này ít xuất hiện ở trẻ.

Biểu hiện của bệnh gồm đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, hoặc đau quanh rốn hay ở vùng thượng vị. Trẻ bé có thể chán ăn, buồn nôn, chậm lớn... Một số bị loét dạ dày tá tràng có thể vào viện vì nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen, hôi. Song có những trẻ không biểu hiện gì nhiều ngoài dấu hiệu ngày càng xanh xao, thiếu máu mà không giải thích được.

Theo giáo sư Long, mỗi nước có khuyến cáo khác nhau khi điều trị vi khuẩn HP. Tại Việt Nam nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị.

Khi nghiên cứu sâu về vi khuẩn HP, các nhà khoa học nhận thấy trong một số trường hợp nó không hẳn có hại hoàn toàn. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của HP sẽ giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi đem lại một số tác dụng đối với cơ thể con người.

Chẳng hạn người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột. Lý do là HP tiết ra các chất ngăn chặn các vi khuẩn khác phát triển. Các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như dị ứng phấn hoa, bụi phấn... cũng giảm đi.

Bác sĩ khuyên, việc có cần điều trị HP hay không nên để bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa khám, tư vấn và quyết định để tránh những tốn kém không đáng có. Ngược lại nếu có biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn, chỉ định xét nghiệm tìm HP và cân nhắc điều trị.

Thông thường, các bác sĩ tư vấn cha mẹ cho trẻ làm nội soi dạ dày. Điều này giúp tìm HP, đánh giá vị trí tổn thương và mức độ tổn thưởng... Trẻ cũng có thể tìm HP thông qua test thở C13 hoặc tìm kháng nguyên trong phân.

Phương Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

7 loại thuốc không nên uống trước khi vận động mạnh

Hầu hết chúng ta chỉ để ý tới việc uống thuốc trước hay sau bữa ăn mà không nghĩ rằng thuốc cũng liên quan mật thiết đến vận động cơ thể. Dưới đây là những loại thuốc tuyệt đối không nên sử dụng trước khi vận động mạnh, theo People.

Thuốc cảm lạnh

Các thuốc cảm như Paracetamol và Edpherine đều có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Liều càng cao, khả năng kích thích hệ thần kinh càng tăng lên. Nếu kết hợp với vận động mạnh có thể dẫn đến các hiện tượng như tăng nhịp tim, tim đập mạnh, khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.

Thuốc chống cao huyết áp

Khi vận động, cơ thể con người cần lượng máu lớn để cung cấp cho các cơ vận động và não. Nếu sau khi uống thuốc hạ huyết áp mà vận động luôn hoặc thời gian chờ quá ngắn, cơ thể sẽ dễ bị thiếu máu và ngất xỉu.

Một số thuốc hạ huyết áp còn có tác dụng lợi tiểu, nếu vận động mạnh ngay sau khi uống sẽ dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải. Vài loại thuốc hạ huyết áp như Propranolol làm giảm nhịp tim nên khiến người trở nên mệt mỏi, hô hấp không đều.

Ảnh: XNC.

Ảnh: XNC.

Một số loại thuốc hạ mỡ máu

Việc dùng thuốc hạ mỡ máu trước khi vận động có thể gây teo cơ vân, dẫn đến suy thận cấp tính. 

Thuốc hạ đường huyết

Sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin trước khi vận động mạnh khiến tuần hoàn máu tăng nhanh, giảm quá trình hấp thụ thuốc và làm tăng đường huyết.

Thuốc chống dị ứng

Các loại thuốc chống dị ứng có thể làm cho cơ thể bị nóng lên. Dùng thuốc chống dị ứng rồi vận động mạnh dễ gây rối loạn chức năng điều hòa nhiệt, gây ra đột quỵ do nhiệt.

Thuốc kháng viêm

Uống thuốc kháng viêm có thể giúp ức chế cơn đau khi tập thể dục nhưng nếu dùng ngay trước lúc vận động sẽ gây tổn thương thành dạ dày.

Thuốc giảm đau dạ dày

Atropine sulfate, Anisodamine, Metoclopramide... thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày nhưng gây khô miệng, buồn ngủ, mất tập trung, từ đó làm giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ chấn thương.

Nguyễn Xuân

Giải mã hiện tượng 'người sống lại từ cõi chết'

Benjamin Franklin đã từng nói: "Trong thế giới này không có gì chắc chắn hơn cái chết và thuế". Tuy nhiên, trong bối cảnh lâm sàng, khi một người ngừng thở, tim và các cơ quan ngừng hoạt động vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn họ đã chết.

Theo Medicalnewstoday, năm 2014 một phụ nữ 80 tuổi đã "sống đông lạnh" trong nhà xác bệnh viện sau khi bị chẩn đoán sai. Cùng năm đó, một bệnh viện New York tuyên bố một phụ nữ chết não sau khi dùng thuốc quá liều. Người phụ nữ này đã tỉnh dậy ngay sau khi được đưa đến phòng phẫu thuật để lấy nội tạng.

Một trường hợp khác, Janina Kolkiewicz 91 tuổi được các bác sĩ xác định qua đời khi trái tim bà ngừng đập và không còn thở nữa. Mọi người chuẩn bị các nghi lễ mai táng cho bà trong bệnh viện, 11 giờ sau Janina Kolkiewicz bỗng nhiên tỉnh dậy bày tỏ thèm uống trà và ăn bánh kếp. Bà trở thành một hiện tượng "từ cõi chết trở về".

Năm 2001, một người đàn ông 66 tuổi bị ngừng tim trong ca phẫu thuật phình động mạch bụng. Bác sĩ suốt 17 phút nỗ lực hồi sức tim phổi, khử rung tim..., bệnh nhân vẫn không tỉnh lại. Cuối cùng các bác sĩ xác định anh ta đã chết. Tuy nhiên, bất ngờ tim người đàn ông này hoạt động trở lại trong 10 phút sau.

Ảnh: Medicalnewstoday

Ảnh: Medicalnewstoday

Theo các nhà khoa học, những câu chuyện chết đi sống lại tưởng như phi thường này là dấu hiệu của hội chứng Lazarus. Hội chứng này được định nghĩa là sự trở lại chậm trễ của lưu thông tự phát (ROSC) sau khi tim phổi ngừng hoạt động. Khi áp lực này ngừng hoạt động sẽ dần giải phóng và tim phổi bắt đầu làm việc trở lại. Từ năm 1982, khi hiện tượng Lazarus lần đầu tiên được mô tả trong y học, đã có ít nhất 38 trường hợp được ghi nhận. Bệnh nhân được xác định đã chết sau khi ngừng tim sẽ tỉnh dậy và hoạt động bình thường.

Nghiên cứu công bố năm 2007 của Vedamurthy Adhiyaman và các đồng nghiệp cho biết, khoảng 82% người mắc hội chứng Lazarus xảy ra trong vòng 10 phút khi tim phổi ngừng đập. 45% bệnh nhân hồi phục thần kinh tốt sau khi tỉnh dậy.

Một câu hỏi nảy sinh là hiện tượng ngừng hoạt động các cơ quan trong cơ thể do sự chậm trễ của quá trình lưu thông hay thiếu sót của các kỹ thuật hồi sức liên tục tại bệnh viện. Hiện các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa lý giải đầy đủ về hiện tượng Lazarus này. Tuy nhiên, họ tin rằng hội chứng này phổ biến hơn những nghiên cứu trước đó.

Một giả thiết cho rằng hiện tượng này do tác dụng phụ của thuốc nỗ lực hồi sức, chẳng hạn Adrenaline. Ngoài ra, nồng độ kali trong máu quá cao cũng là giả thuyết cho hiện tượng Lazarus. Các nhà khoa học cho rằng "Không nên gọi là hiện tượng "chết đi sống lại", bởi bệnh nhân hội chứng Lazarus chưa bao giờ chết".

Vậy làm thế nào để biết chính xác một người đã chết thực sự hay chưa? Theo các nhà khoa học, có hai dạng tử vong là tử vong lâm sàng và tử vong sinh học. Chết lâm sàng được định nghĩa là không có nhịp tim, không còn hơi thở, còn tử vong sinh học là không có hoạt động của não. Từ định nghĩa này, bạn có thể nhận biết một người đã chết hay chưa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó không đơn giản như vậy.

Một số biểu hiện y học có thể chẩn đoán bệnh nhân chết như hạ thân nhiệt, tình trạng thần kinh tê liệt và "chứng bắt thế", một hội chứng mà người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo nhưng không phản ứng được. Theo đó, khi cơ thể giảm nhiệt độ đột ngột sẽ dễ phơi nhiễm kéo dài và cảm lạnh, gây tử vong. Một số bệnh nhân hạ thân nhiệt khiến nhịp tim và hơi thở chậm, đến mức gần như không thể phát hiện được, tưởng rằng đã chết.

Hạ thân nhiệt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chẩn đoán nhầm lẫn về cái chết của một em bé sơ sinh ở Canada vào năm 2013. Em bé được sinh ra trên vỉa hè trong nhiệt độ lạnh giá. Các bác sĩ đã không thể cảm nhận được nhịp tim và hơi thở của em. Bé được tuyên bố đã chết. Hai giờ sau, đứa bé bắt đầu cử động.

Tiến sĩ Michael Klein, Đại học British Columbia ở Canada, nói rằng sự tiếp xúc của em bé với nhiệt độ lạnh khiến toàn bộ lưu thông sẽ dừng lại. Trong khi đó tình trạng thần kinh của đứa trẻ vẫn hoạt động và vẫn nhận thức được dưới cái lạnh. 

Nhiều người bị "chứng bắt thế" có biểu hiện thở chậm, giảm độ nhạy và bất động hoàn toàn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài tuần. Tình trạng này có thể phát sinh như bệnh động kinh và bệnh Parkinson. Theo đó, bệnh nhân nhận thức được môi trường xung quanh nhưng bị tê liệt hoàn toàn các cơ tự nguyện, ngoại trừ các cơ kiểm soát chuyển động của mắt. Do vậy, nhiều người bị tuyên bố sai "đã chết". May mắn, theo các nhà nghiên cứu, hội chứng Lazarus cực kỳ hiếm.

Các nhà nghiên cứu khuyên bệnh nhân nên được theo dõi trong 10 phút sau khi chết, vì đó là khung thời gian quá trình lưu thông tự phát bị trì hoãn. Không nên kết luận ngay bệnh nhân đã chết khi có dấu hiệu ngừng tim, phổi và ngừng thở. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà nghiên cứu có chung ý kiến rằng bác sĩ có chuyên môn và thiết bị y tế hiện đại có thể xác định một người đã chết.

Thúy Quỳnh

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

10 nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong giấc ngủ

Chế độ ăn uống, tập luyện và ngủ nghỉ hợp lý là chìa khóa của sức khỏe. Tuy nhiên, giấc ngủ cũng có thể đe dọa tính mạng con người. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến con người tử vong ngay trong giấc ngủ, theo Listverse.

Ảnh: Listverse.

Ảnh: Listverse.

Chứng ngừng tim đột ngột

Hiện tượng này xảy ra khi nút xoang nhĩ, bộ phận tạo nhịp tim của cơ thể, bị tổn thương. Nói cách khác, hệ thống điện tim gặp vấn đề. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tử vong ngay sau vài phút do lượng máu tới não giảm nhanh chóng. Điều đáng lưu ý là khoảng 50% nạn nhân không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trước đó.

Ngộ độc khí CO

Carbon monoxide (CO) là loại khí không màu, không mùi, thường tồn tại trong khí thải xe cộ, bếp, lò nướng, lò sưởi... Nó không thể bị phát hiện nếu không có thiết bị chuyên dụng.

Nếu tích tụ đủ nhiều trong không gian nhỏ, CO sẽ khiến con người bị ngộ độc. Nạn nhân tỉnh táo thường xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, suy nhược, đau đầu, đau bụng. Nếu đang ngủ, họ rất dễ tử vong trước khi kịp nhận ra bất cứ điều gì bất thường.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn. Cục máu đông được hình thành có thể phá hủy cơ tim. Khi lượng mô bị tổn thương đáng kể, tim không bơm được máu tới toàn bộ cơ thể, dẫn tới suy tim và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Một người đang ngủ thường không thể yêu cầu can thiệp y tế nhanh chóng do đó khả năng tử vong cao hơn.

Ngưng thở khi ngủ do trung ương

Đây là một dạng rối loạn khiến người bệnh ở trong trạng thái thở gián đoạn lặp lại. Ngưng thở khi ngủ do trung ương có nguyên nhân từ thân não, khiến não bộ không gửi tín hiệu điện sinh học tới các cơ bắp kiểm soát hô hấp trong giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ do trung ương làm giảm nồng độ oxy, thậm chí xuống dưới mức cần thiết để duy trì sự sống. Lúc này, nếu não không đánh thức cơ thể, bệnh có khả năng gây chết người.

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân lần đầu tiên được đề cập trong một bản báo cáo y học năm 1917. Bản báo cáo ghi nhận nhiều ca tử vong không rõ nguyên nhân nhưng có điểm tương đồng là nạn nhân trẻ tuổi với sức khỏe tốt.

Ở Philippines, hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân còn được gọi là Bangungut. Người Hawaii thì gọi nó là Bệnh giấc mơ.

Hội chứng tử vong ban đêm không rõ nguyên nhân xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á. Ngày nay khoa học vẫn đang tìm nguyên nhân đằng sau hội chứng kỳ lạ này. 

Phình động mạch não

Về cơ bản, thành mạch máu não giống như một quả bóng tuy mỏng manh nhưng chứa đầy máu. Theo thời gian, máu được bơm qua động mạch, quả bóng với áp lực ngày càng lớn sẽ phình to. Đến một ngưỡng nhất định, quả bóng hoặc mạch máu vỡ ra. Dù việc chảy máu chỉ diễn ra vài giây nhưng các tế bào xung quanh bị phá hủy, gián tiếp tăng áp lực trong hộp sọ. Khi đó, nếu áp lực tăng quá cao, bệnh nhân sẽ tử vong.

Enterovirus D68

Enterovirus D68 (EV-D68) được xác định lần đầu tiên vào năm 1962. Điều đáng sợ về loại virus này là các triệu chứng rất đa dạng, từ nhẹ đến nặng hay thậm chí là không có bất cứ triệu chứng nào.

Các bác sĩ đánh giá EV-D68 có mức độ nguy hiểm tiềm tàng lớn hơn cả Ebola. Nó dẫn tới hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về hệ hô hấp, đặc trưng bởi tiếng thở khò khè; đôi khi đi kèm chứng nhược cơ và viêm tủy sống. EV-D68 có thể giết chết một người khi đang ngủ.

Chết đuối trên cạn

Ai cũng biết mình có thể bị chết đuối dưới nước, nhưng thuật ngữ "chết đuối trên cạn" còn khá mới. Một cách giải thích đơn giản là ngay cả khi ra khỏi vùng có nước, nạn nhân vẫn có khả năng chết đuối. Nước, dù chỉ với lượng vô cùng ít ỏi, có thể đi qua cổ họng và thâm nhập vào phổi dẫn tới một vài vấn đề. Thậm chí trong một số trường hợp, vấn đề hô hấp không xuất hiện sau vài giờ, thậm chí vài ngày, trong lúc khi nạn nhân đang ngủ. Nó rút dần khí oxy bên trong cơ thể cho tới khi người bệnh ngạt thở và tử vong.

Chứng nhồi máu cơ tim góa phụ (Widowmaker heart attack)

Đúng như tên gọi của nó, nhồi máu cơ tim góa phụ nằm trong nhóm bệnh tim nguy hiểm nhất và có khả năng gây chết người rất cao. Căn bệnh làm nghẽn mạch máu nghiêm trọng dẫn tới các tổn thương ở vùng cơ tim. Khi cơ tim bị tàn phá nặng nề và không thể bơm máu, bệnh nhân sẽ tử vong.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Đây là loại rối loạn ngừng thở phổ biến nhất, xảy ra do sự tắc nghẽn đường thở khi các cơ cổ họng không còn chắc chắn. Các cơ và mô của lưỡi, lưỡi gà, amidan và vòm miệng cũng góp phần gây nên chứng bệnh này.

Ở Mỹ, khoảng 22 triệu người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nhưng đến 80% trường hợp không được chẩn đoán, khiến căn bệnh trở thành "kẻ giết người thầm lặng". Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn nguy hiểm ở chỗ làm giảm đột ngột lượng oxy trong máu và dẫn đến ngưng tim đột ngột ở người có sẵn nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. 

Phúc Lương

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Những em bé ung thư không có Tết trung thu

Trong căn phòng chưa đầy 30 m2 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, ánh mắt của những em bé bị ung thư mở tròn. Có bé mới 7 tháng tuổi đã bị ung thư máu. Đây là trung thu đầu tiên trong đời của em, với ánh đèn sáng trắng, với những cơn sốt hoành hành tại phòng bệnh. 

Bé Cao Anh Khoa ở Phú Thọ là bệnh nhân ung thư nặng nhất tại viện nhi hiện nay. Một năm trước, bé bị sốt, gia đình nghĩ bị cảm nhẹ nên đưa đến khám tại cơ sở y tế địa phương. Nằm viện ba ngày tình trạng bệnh không thuyên giảm, chị Nguyễn Thị Thu, mẹ của bé sốt ruột đưa vào bệnh viện tuyến huyện. "Cả gia đình sững sờ khi biết tin cháu bị ung thư", người mẹ cho biết. Chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương, bác sĩ xác định bé bị ung thư thận giai đoạn cuối.

Chị Thu (Mẹ bé Khoa) và bà nội giúp bé Khoa trở mình, chăm sóc cho bé tại bệnh viện Nhi. Ảnh: T.Nhàn

Chị Thu (áo xanh) và bà nội chăm sóc giúp bé Khoa tại bệnh viện nhi. Ảnh: T.Nhàn

6 tháng nằm viện, đôi mắt Khoa sưng to và khuôn mặt xọp hẳn đi. Em không thể đi lại, cũng không thể nhìn thấy, ngay cả việc quay người sang bên cũng phải nhờ đến mẹ. Bà nội em cho biết, mặc dù chi phí điều trị do bảo hiểm y tế chi trả nhưng gia đình vẫn tốn kém vô cùng, từ tiền đi lại, tiền ăn uống của ba bà cháu, tiền thuốc ngoài, đến tiền nhà trọ 150.000-200.000 đồng một đêm. Gia đình phải thuê trọ ngoài để bé điều trị ngoại trú. "Tất cả tâm sức và của cải đều được gia đình dành hết cho bé, chỉ mong Khoa có thể khỏe lại", bà nội chia sẻ.

Tuy nhiên bé ở giai đoạn ung thư di căn nên tiên lượng rất xấu. Người mẹ tâm sự: "Có những đêm, tôi thức dậy nhiều lần chỉ để kiểm tra xem con còn thở hay không".

Cũng có con nhỏ mắc ung thư máu, chị Nguyễn Thị Huệ (Thái Bình) giường bệnh bên cạnh cũng ngậm ngùi nói "làm gì có tâm trí nghĩ tới trung thu". Bé Đạt là con đầu lòng của chị Huệ. Khi bé lên 4 tuổi, làn da xanh xao, cơ thể mệt mỏi. Đạt bắt đầu bị cúm, ho và sốt nhẹ kéo dài. Sau gần một tuần, các triệu chứng giảm dần, gia đình không đưa đi khám vì nghĩ không nghiêm trọng. Hai tuần sau, các triệu chứng xuất hiện trở lại và kéo dài hơn, em bắt đầu ở dưới nách và kéo dài trong vài ngày. Những cơn đau chân khiến Đạt không thể đi bộ được lâu, liên tục đòi mẹ bế. Cậu bé sụt cân nhanh chóng.

Khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), cả nhà sững sờ khi bác sĩ chẩn đoán Đạt bị ung thư máu. Từ đó đến nay bé phải truyền hóa chất, chủ yếu sống tại bệnh viện.

Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, ung thư trẻ em khác biệt hoàn toàn với ung thư ở người lớn. Cùng lứa tuổi có thể mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau. Cùng một bệnh, các cháu có nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau. 

Ung thư trẻ em diễn biến nhanh, khi phát hiện có thể đã là giai đoạn muộn. Nguyên nhân do bệnh đã phát triển ngay từ trong bào thai. Thai nhi xuất hiện tế bào lạ có thể do di truyền hoặc đột biến, bùng phát thành bệnh ung thư khi gặp điều kiện thuận lợi ngoài môi trường.

Các bác sĩ khuyên để phòng tránh ung thư ở trẻ em, cũng như người lớn, nên hạn chế tiếp xúc ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo dinh dưỡng an toàn, không chất phụ gia. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai. "Phát hiện sớm bệnh ung thư rất quan trọng. Nhiều trẻ em ung thư được chữa khỏi nếu phát hiện sớm", các bác sĩ cho biết.

Thanh Nhàn

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Thủ phạm gây ung thư hệ sinh dục

HPV được cho là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung, được phát hiện trong 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung. Nhiễm HPV đường sinh dục là cực kỳ phổ biến nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ chuyển thành ung thư. Ước tính 75-80% người trưởng thành có hoạt động tình dục sẽ nhiễm HPV đường sinh dục trước 50 tuổi. Ngoài ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV còn gây ra các bệnh đường sinh dục khác bao gồm mụn cóc và ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và dương vật.

HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng, hậu môn hoặc bất kỳ liên hệ nào khác liên quan đến vùng sinh dục. Bao cao su không bảo vệ hoàn toàn khỏi nhiễm HPV vì không bao được tất cả da tiếp xúc với bộ phận sinh dục. Nguy cơ bị nhiễm HPV tăng lên với số lượng bạn tình của bạn và số đối tác mà bạn tình của bạn có. Hầu hết những người bị nhiễm HPV không có triệu chứng. 

HPV. Ảnh: std-gov

HPV. Ảnh: std-gov

Phần lớn các trường hợp nhiễm HPV là thoáng qua, 80% phụ nữ có ít nhất một lần trong đời nhiễm HPV và chỉ riêng virus thì sẽ không đủ để gây ung thư cổ tử cung. Đa số người nhiễm HPV sẽ tự khỏi, khoảng 10-20% HPV vẫn tồn tại. Khi nhiễm HPV dai dẳng, thời gian từ xâm nhiễm ban đầu đến nghịch sản nặng cổ tử cung và cuối cùng diễn tiến tới ung thư xâm lấn thường mất trung bình 15 năm, chỉ một số ít diễn tiến nhanh hơn. Vì vậy xét nghiệm thường xuyên rất quan trọng trong việc phát hiện bất thường cổ tử cung sớm, trước khi ung thư phát triển.

Hiện nay có các vắcxin chủng ngừa những type virus nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung, được khuyến cáo tiêm ngừa ở nữ giới 9 đến 26 tuổi. Không cần phải khám phụ khoa hoặc xét nghiệm ung thư cổ tử cung trước khi chủng ngừa HPV. Việc chủng ngừa HPV cho phụ nữ cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ mụn cóc sinh dục ở bạn tình nam, giảm nguy cơ ung thư hậu môn ở cả nam và nữ.

Nhiều người cho rằng chủng ngừa vắcxin HPV rồi thì không lo ung thư cổ tử cung, thoải mái hoạt động tình dục và không cần đi tầm soát. Thực tế vắcxin chỉ phòng ngừa nhiễm HPV chứ không phòng ung thư cổ tử cung. Chích ngừa không có nghĩa là có thể bỏ qua việc tầm soát ung thư cổ tử cung trong tương lai. Các loại HPV có nguy cơ cao khác, không được vắcxin phòng ngừa cũng có thể gây ung thư cổ tử cung. Khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến khích bắt đầu ở tuổi 21.

Thuốc chủng ngừa HPV không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như HIV, herpes, chlamydia, lậu. Điều quan trọng là phải quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến
Trưởng Khoa Ngoại Ung thư Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP HCM

Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển thu

Lập thu, thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh có thể dẫn đến hoặc làm tái phát nhiều bệnh. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe cần lưu ý và cách phòng tránh vào mùa thu, theo Epoch Times.

Cảm cúm

Mùa thu lúc nóng lúc lạnh dễ gây cảm cúm. Các chuyên gia khuyến nghị bạn chú ý sự thay đổi thời tiết để kịp thời mặc thêm áo và tăng cường vận động ngoài trời nhằm tăng sức đề kháng.

Về ăn uống, nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và uống nhiều nước, ăn các món dễ tiêu.

Nếu triệu chứng cảm cúm trở nên trầm trọng, bạn hãy đi gặp bác sĩ để được kê thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh.

Ảnh: SS.

Ảnh: SS.

Viêm khí quản

Bản thân chức năng tự bảo vệ của đường thở ở người già và trẻ em yếu, khi chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tăng cao càng dễ bị viêm khí quản.

Để hạn chế nguy cơ viêm khí quản, bạn cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đồng thời cải thiện không gian sống. Không khí cần được lưu thông thoáng đãng và không bị khói bụi, ô nhiễm.

Bệnh dạ dày

Vào thu, chức năng tiêu hóa của cơ thể yếu dần. Khả năng kháng bệnh của đường ruột cũng yếu đi, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tiêu chảy.

Bệnh nhân bị bệnh dạ dày ngoài việc chú ý giữ ấm cần điều chỉnh chế độ ăn, thời gian ăn, lượng thực phẩm nạp vào sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, bỏ rượu bia và thuốc lá để tăng cường khả năng thích ứng của dạ dày và ruột.

Viêm khớp

Thời điểm vừa nóng ẩm vừa se lạnh cực kỳ dễ phát sinh chứng đau khớp. Mỗi ngày cần chú ý giữ ấm, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi không nên lập tức tiếp xúc với nước lạnh hoặc tắm nước lạnh.

Những bệnh nhân có tiền sử viêm khớp có thể chọn ăn chân giò hầm, rượu trứng để giảm đau. Ngoài ra, dùng đương quy, kê huyết đằng, quế chi, đỗ trọng đun làm nước tắm sẽ giúp đề phòng đau khớp.

Viêm da 

Vào mùa thu, làn da hay bị côn trùng tấn công, dẫn đến các triệu chứng như đỏ, ngứa, sưng; nếu gãi sẽ làm lây lan vi khuẩn, thậm chí gây mưng mủ. Do vậy, sau khi bị côn trùng cắn, bạn tuyệt đối không gãi mà hãy bôi dầu gió để làm dịu các nốt sưng.

Viêm phổi

Độ ẩm giảm xuống khiến trời hanh khô mà hanh khô lại ảnh hưởng nhiều đến phổi. Vì lý do này, bạn hãy tăng cường chức năng của phổi bằng cách tránh ăn đồ cay và bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi như lê, cà rốt. 

Thanh Vân

Công dụng chữa bệnh của hợp chất Fucoidan trong rong biển nâu

Fucoidan là một poly-saccharide phức tạp (chuỗi phân tử đường đa) được tìm thấy trong các tế bào sống của rong biển. Chất dinh dưỡng đó tìm thấy trong rong biển và trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Năm 1913, Giáo sư Kylin, Đại học Uppsala (Thụy Điển) phát hiện ra hợp chất Fucoidan. Đến nay đã có hơn 1.400 nghiên cứu và báo cáo về hợp chất này (theo tài liệu tại thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ). 

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tây Úc (UWA), Fucoidan đóng vai trò hỗ trợ dinh dưỡng trong việc điều trị ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm dạ dày mãn tính, bệnh loét và ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, các chất chiết xuất từ Fucoidan còn góp phần hỗ trợ ức chế sự gắn kết vi khuẩn Helicobacter pylori có hại vào các tế bào biểu mô dạ dày. 

polyad

Fucoidan tìm thấy trong các loại rong biển.

Fucoidan hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, có thể tấn công tế bào ung thư nhằm góp phần thúc đẩy chúng đi theo con đường Apoptosis tự hủy diệt. Bên cạnh đó, hợp chất này còn góp phần hỗ trợ ngăn chặn tái tạo mạch máu mới quanh tế bào ung thư, góp phần giảm bớt tác dụng phụ do phương thức điều trị gây ra. Đây chính là khác biệt của Fucoidan so với các phương pháp điều trị ung thư khác như hóa trị liệu. Poly-saccharides đóng vai trò quan trọng trong chu trình năng lượng chung của cơ thể, tạo nên nhịp điệu sống hài hòa, cân bằng lượng đường trong máu, giảm mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.  

Một số loại nấm, rong nâu có chứa Fucoidan 

Fucoidan trong mỗi loại rong biển nâu lại có hoạt tính và cơ chế tác động khác nhau. 

Mozuku Fucoidan 

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature nature international journal of science (tạp chí khoa học của Anh) ngày 23/3/2017 cho thấy, rong nâu Mozuku giàu Mozuku Fucoidan, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh và làm giảm kích thước khối u. 

Rong nâu sinh trưởng mạnh ở độ sâu 1-3m từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Chúng có màu nâu đậm, mùi thơm nhẹ, người Nhật thường trộn ăn với giấm. Phần lớn rong biển Mozuku chất lượng cao trồng gần đảo Okinawa, vùng biển sạch ở Nhật Bản không nhiễm kim loại nặng hoặc chất phóng xạ. 

Mozuku Fucoidan được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên để chiết xuất thành công không phải là một việc dễ dàng. Để có một gam Fucoidan, các nhà chế xuất phải cần đến một kilogram rong biển Mozuku. So với các chiết xuất Fucoidan khác thì Mozuku Fucoidan có tác động lên quá trình tự hủy diệt (apoptosis) của tế bào ung thư.

Mekabu Fucoidan

Mekabu Fucoidan nằm ngay ở phần gốc của loại rong nâu Wakame (tên khoa học là Undaria pinnatifida). Theo Trung tâm Y học Cao cấp Arizona (Mỹ), rong biển Wakame chứa Mekabu Fucoidan có khả năng ức chế hình thành mạch máu mới nuôi tế bào ung thư, ngăn chúng di căn sang cơ quan khác.

Mekabu Fucoidan có khả năng ức chế sự hình thành cục máu đông, do đó làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ, đau tim. Rong biển Wakame thường trồng nhiều ở 2 vùng biển nổi tiếng trên thế giới là Patagonia (Argentina) và Tasmania (Australia). Theo một số nghiên cứu từ Nhật Bản, Mekabu cho thấy có nhiều hiệu quả hơn trong việc ức chế hình thành mạch máu của khối u hơn các chiết xuất Fucoidan khác.  

polyad

Rong biển Bladder Wrack ,Mozuku và Wakame chứa các hợp chất góp phần hỗ trợ điều trị ung thư. 

Fucus Fucoidan

Các nhà khoa học phát hiện Fucus Fucoidan từ lâu. Chúng chiết xuất từ rong biển Bladder Wrack (tên khoa học là Fucus Vesiculosus), tìm thấy dọc theo bờ Tây biển Baltic, biển Bắc, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.  

Theo Heathline,  Fucus Fucoidan có thể làm chậm sự phát triển của khối u đại trực tràng và ung thư vú. Một nghiên cứu khác đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cũng cho thấy, loại fucoidan này còn có thể hỗ trợ chống viêm, giảm nhẹ các triệu chứng đau khớp và tác dụng phụ của hóa, xạ trị.

Nấm Agaricus 

Ngoài rong nâu, còn có nhiều dược liệu khác cũng góp phần hỗ trợ điều trị ung thư như hoa đu đủ đực, nấm, tảo, linh chi... Theo Viện Nghiên cứu Fucoidan NPO (Nhật Bản), nấm Agaricus chứa hoạt chất Beta-Glucans có khả năng kích thích các tế bào miễn dịch của cơ thể (gồm đại thực bào và tế bào diệt tự nhiên), chống lại các chất lạ hoặc virus.

Riêng với rong nâu, người bệnh có thể dùng thêm nấm Agaricus nguồn gốc từ Nam Mỹ nhằm tăng tác dụng bổ trợ. Việc dùng chung nấm Agaricus với Mozuku Fucoidan và Mekabu Fucoidan sẽ góp phần thúc đẩy sự chết của tế bào diễn ra mạnh, hỗ trợ khả năng phòng ngừa ung thư của cả 3 hoạt chất thay vì sử dụng riêng lẻ từng loại.   

Ngọc Thi

Fucoidan 3-Plus chứa 3 loại Fucoidan (Mozuku, Mekabu và Fucus) và nấm Agaricus, góp phần hỗ trợ điều trị các loại bệnh ung thư như thận, gan, phổi, tuyến tiền liệt, bao tử, não, ung thư vú, tử cung, buồng trứng... Sản phẩm của Công ty TNHH TM Fucoidan Nhật Bản, sản xuất tại Nhật Bản. Thông tin tại website hoặc facebook . Liên hệ 0901 576 479 để được tư vấn thêm thông tin sản phẩm và nhận cẩm nang miễn phí về các loại Fucoidan. 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Giấy phép quảng cáo số:778/2017/ATTP-XNQC, Bộ Y tế cấp ngày 28/3/2017. 

 

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Dấu hiệu sớm nhận biết thai ngoài tử cung

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường. Thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài, hay gặp nhất là ở vòi trứng. Túi thai vỡ có thể gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người mẹ.

Nếu điều trị muộn, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, thậm chí tử vong. Người bệnh đau bụng dữ dội, khát nước, bủn rủn muốn xỉu, mặt nhợt nhạt, khó thở... Cần phát hiện sớm lúc thai ngoài tử cung chưa vỡ để điều trị kịp thời.

Theo thống kê, cứ 1.000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc do nạo phá thai. Tắc, hẹp vòi trứng bẩm sinh, mắc các bệnh u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hậu quả của việc từng phẫu thuật vòi trứng... cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, phụ nữ nghiện thuốc lá, sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá cũng là một nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thông thường sau 5-10 ngày quan hệ tình dục, quá trình thụ thai diễn ra thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Nếu có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung.

- Trễ kinh:

Phần lớn trường hợp thai ngoài tử cung ra máu chậm so với ngày kinh dự kiến. Cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh. Khác với hành kinh, hiện tượng chảy máu do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, máu ra ít một, màu thẫm và không đông lại. Cá biệt có người không bị xuất huyết.

- Đau bụng:

Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu, đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

- Ra máu âm đạo:

Nhiều phụ nữ thường nhầm lẫn giữa ra máu và có kinh nguyệt. Ra máu bất thường có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hay các biến chứng nguy hiểm khi có thai như động thai, dọa sảy thai, thai ngoài tử cung.

- Nồng độ HCG trong máu giảm dần:

Nếu có thai kỳ bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai nhưng nếu thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên. Đây lý do một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch.

Theo bác sĩ Dung, chị em khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác với bình thường, cần đi khám ngay. Cách đơn giản, rẻ tiền nhất là khi thấy trễ kinh hay ra máu bất thường, chị em nên mua que thử thai về nhà thử. Trường hợp có thai thì cần phải đến cơ sở y tế ngay để được khám và chẩn đoán kịp thời. Sau khi điều trị thai ngoài tử cung, người bệnh vẫn có thể có thai lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát có thể trên 10%.

Để phòng bệnh, bác sĩ khuyên chị em nên hạn chế nạo phá thai, giữ gìn vệ sinh tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú. Khi có viêm nhiễm bộ phận sinh dục nên đi khám, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, chị em cần đi khám ngay.

Hà An

Bóng cười và những nguy hiểm khôn lường

Bóng cười (hay gọi là Funkyball) là quả bóng bay bơm "khí cười" Nitrous oxide (N2O), được giới trẻ coi là thú vui để giải tỏa căng thẳng. Khi người chơi dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít rồi thổi ngược ra cho quả bóng to lên, khí N2O vào cơ thể tạo cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết khí N2O có tên quốc tế là Dinitrogen monoxide hoặc Nitrous oxide. Đây là hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ, trong chiến tranh thế giới thứ nhất được sử dụng để gây mê toàn thân cho bệnh nhân. "Ở nước ngoài, khí cười N20 được kiểm soát về nồng độ và tỷ lệ rất nghiêm ngặt", tiến sĩ Côn cho biết. 

Ở nồng độ thấp, N2O vào cơ thể kích hoạt trung tâm gây cười trong não, gây hiệu ứng sảng khoái, vui vẻ duy trì trong 2-3 phút. Hiện nay trong y học chất này ít được sử dụng đơn độc mà thường phối hợp với các thuốc gây mê khác như một chất gây tê, giảm đau.

Bóng cười thường được giới trẻ sử dụng trong các quán bar, cafe vỉa hè. Ảnh: Cardiffstudent Media

Bóng cười thường được giới trẻ sử dụng trong các quán bar, cafe vỉa hè. Ảnh: Cardiffstudent Media

Phó giáo sư cảnh báo, khí cười tạo ra hưng phấn ảo, rất giống cảm giác phê ma túy, sử dụng nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Tùy theo cơ địa, bóng cười khiến người dùng lờ đờ, ngơ ngơ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu. Khi ấy dây thần kinh ngoại biên cũng như thần kinh thực vật giảm hoạt động, bị trơ hoặc mệt mỏi. Khi đã quen cảm giác "phê" ảo giác, người dùng rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác"phê" mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc. Thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển, thần kinh còn chưa ổn định nên lạm dụng loại khí cười này rất nguy hiểm.

"Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp, khí cười N2O cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, làm giảm tầm nhìn và thính giác", Phó giáo sư Côn nhấn mạnh. Hít khí cười trong thời gian ngắn với liều lượng lớn vẫn có thể khiến người sử dụng bị co giật, run rẩy. Đặc biệt, người mắc bệnh về tim mạch, hen suyễn và một số bệnh liên quan tới đường hô hấp, hít N2O lâu có thể dẫn tới ngừng thở.

Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc khí N2O do hít bóng cười trong thời gian dài. Bệnh nhân nhập viện với các biểu hiện rối loạn cảm giác, giảm vận động, tê bì chân tay, đi lại không vững. Nhiều bệnh nhân bị tổn thương tủy sống, mất tủy, tổn thương hệ thần kinh do lạm dụng bóng cười.

Các bác sĩ trên thế giới cũng cảnh báo hít bóng cười hay khí cười không những ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà còn dẫn tới trầm cảm hoặc tử vong nếu lạm dụng. Năm 2010, nữ diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít bóng cười trong buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên trường Đại học Illinois là Benjamin Collen 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khi hít bóng cười.

Phó giáo sư Côn khuyên không nên giải trí bằng bóng cười. Giới trẻ cần sáng suốt khi chọn những thú chơi có ích để không ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình. Hiện bóng cười không được xem là một loại ma túy hay chất gây nghiện nên không nằm trong danh mục cấm. 

Thúy Quỳnh

Cách giúp bạn không mắc các bệnh đường hô hấp khi giao mùa

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM và Dược sĩ Đặng Hà Phương nhận nhiều câu hỏi của độc giả gửi về buổi Tư vấn trực tuyến cách xử trí ho khi viêm nhiễm đường hô hấp diễn ra lúc 14h30-16h30 ngày 20/9 trên VnExpress.

Theo chuyên gia, mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dị ứng tái phát. Đồng cũng là thời điểm bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là nhiễm siêu vi hô hấp trên.

Để bảo vệ đường hô hấp của bé, tránh bị ho khi giao mùa, phụ huynh nên cho bé đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, tìm hiểu xem bé có dị ứng với phấn hoa hay không và tránh cho bé ra ngoài ở thời điểm phấn hoa phát tán mạnh.

Cha mẹ cũng nên chuẩn bị trước lúc giao mùa bằng cách tăng cường sức đề kháng cho bé thông qua thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, chích ngừa cúm.

Dưới đây là phần tư vấn của chuyên gia.

- Tôi hay bị ho, nhất là khi trời chuyển mùa, thời tiết lạnh. Nhờ bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân, cách điều trị các cơn ho kéo dài. (Hương Nhàn, 32 tuổi, Huyện Hóc Môn)

- Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM:

Chào bạn,

Nếu ho liên quan đến chuyển mùa, thời tiết lạnh thường do hen hoặc viêm mũi dị ứng. Nếu bị hen, bạn có biểu hiện như khò khè, nặng ngực, khó thở; còn viêm mũi dị ứng thì hay hắt hơi, ngứa mũi. Khi ho trên 8 tuần được xem là ho kéo dài. Ho kéo dài kèm thay đổi thời tiết cần nghĩ đến hen, viêm mũi dị ứng.

Ho kéo dài không liên quan đến thay đổi thời tiết, bạn cần kiểm tra lao, ung thư, ho do thuốc ức chế men chuyển, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bạn nên đến khám ở các cơ sở có chăm sóc hen và viêm mũi dị ứng để khám và điều trị các cơn ho kéo dài.

Từ trái qua: Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM và Dược sĩ Đặng Hà Phương tại Tòa soạn VnExpress.

Từ trái qua: Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM và Dược sĩ Đặng Hà Phương tại Tòa soạn VnExpress.

- Xin bác sĩ tư vấn giúp giữa ho khan và họ có đàm thì bệnh nào dễ điều trị hơn ạ? Người nhà em đều bị ho 2 dạng này, em thấy uống thuốc mãi mà không hết ho ạ (Nguyễn Đình Toàn, 35 tuổi, An Giang)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào bạn,

Ho khan thường có nguyên nhân từ đường hô hấp trên, vì vậy thường gặp nhất là do nhiễm siêu vi, thường sẽ hết sau 3 tuần khi được điều trị đúng cách

Ho có đàm thường liên quan đến viêm đường hô hấp dưới, có thể chậm hết hơn. Nếu ho trên 8 tuần được xem là ho kéo dài, khi đó bạn nên đưa người nhà đi khám tại cơ sở y tế để được chụp XQ, làm hô hấp ký... để có hướng điều trị. Khi đi khám, bạn cần mang theo hồ sơ y tế, kết quả xét nghiệm, đơn và các loại thuốc đang dùng để bác sĩ tham khảo thêm.

- Trẻ nhỏ thường bị ho kéo dài làm cách nào để phòng bệnh cho bé thưa bác sĩ? (Ngọc Mỹ, 48 tuổi, Long Thành, Tiền Giang)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào Mỹ,

Trẻ nhỏ thường bị ho tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi bị nhiễm siêu vi hô hấp trên lây từ các bạn trong lớp. Để phòng bệnh, bạn nên cho bé chích ngừa cúm, chích ngừa đủ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia. Bạn nên cho bé ăn uống đầy đủ các chất, nhất là các loại trái cây có chứa vitamin C như cam, quýt, bưởi... Bé nên vận động ngoài trời, không nên sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ quá chênh lệch với môi trường ngoài. Khi ra đường, bạn cho bé đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn và các nguồn lây lan. Bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. 

- Bác tôi vừa mất bị ung thư phổi cách đây một năm. Tôi nghe nói ung thư phổi có tính di truyền dù tỷ lệ không cao. Dạo gần đây tôi bị ho kéo dài. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi cách phân biệt giữa ho thông thường và ho cảnh báo dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi. Xin cám ơn bác sĩ. (Hiền Thảo, 32 tuổi, Quận Bình Tân, TP HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Trường hợp ho kéo dài trên người hút thuốc lá rất có thể là triệu chứng của bệnh ung thư. Bạn nên đi khám bác sĩ, tiến hành chụp XQ để xác định chính xác nguyên nhân gây ho. Ho do cảm, nhiễm siêu vi thường kéo dài hơn một tuần và sẽ dứt hẳn khi được điều trị.

Ho ra máu cũng là một dấu hiệu báo động bạn bị ung thư phổi. Ho kèm đau ngực, khó thở hoặc khò khè thường biểu hiện ở giai đoạn trễ của bệnh. Vì vậy, nếu bạn đã ho kéo dài thì dù có hút thuốc hay không, bạn cần đi kiểm tra sớm để loại trừ khả năng mắc bệnh.

- Chào bác sĩ. Em đang mang thai 7 tháng và vốn bị viêm mũi dị ứng, mỗi khi trở trời hay ngồi máy lạnh nhiều là em bị nhảy mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng và bị ho kéo dài, nhất là ban đêm ho càng nhiều, khiến em không ngủ được. Mỗi lúc như thế thì em có ngâm nước muối, xịt mũi, ăn tắc chưng mật ong, tần dày lá nhưng cũng chậm bớt và dẫn đến rất mệt mỏi. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm giúp em có cách nào khác để hạn chế ho cho người mang thai không ạ? (Huỳnh Hạnh, 32 tuổi, Bình Tân - HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Nhảy mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng thường biểu hiện của viêm mũi dị ứng, tuy nhiên viêm mũi dị ứng ít khi ho kéo dài. Bạn cần kiểm tra về bệnh hen (hen cũng có triệu chứng ho vào ban đêm). Cả viêm mũi dị ứng lẫn hen đều có thể kiểm soát tốt với thuốc mà vẫn an toàn cho thai nhi. Mỗi người sẽ bị dị ứng với một số tác nhân, hoàn cảnh, bạn nên lưu ý tránh các điều kiện gây hắt hơi, ho như trời lạnh, ngồi dưới máy lạnh, tránh đi mưa... Bạn cần đi khám ở bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách điều trị thích hợp. 

Bác sĩ Lê Thượng Vũ.
Bác sĩ Lê Thượng Vũ.

- Mặc dù tôi không uống lạnh, đeo khẩu trang thường xuyên khi ra đường, giữ vệ sinh răng miệng nhưng rất dễ viêm họng cấp. Vào mùa này hàng năm là bị rất nặng ho dữ dội, đờm và nghẹt mũi. Hiện tôi đang bị điều trị tại bệnh viện, bác sĩ cho uống thuốc và xông rửa mũi, thấy đỡ đau họng, ho cũng giảm nhưng mỗi lần ho là rất mệt và hôm nay tôi thấy trong đờm có chút máu, không biết có sao không? Bác sĩ cho tôi hỏi có thể điều trị dứt hoàn toàn không? Rất mong lời khuyên của bác sĩ. Xin cám ơn và chúc bác sĩ nhiều sức khỏe. (Phạm Thị Yến Vân, 53 tuổi, 993/3/19 Nguyễn kiệm , gò vấp , TP HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào chị,

Theo mô tả của chị, mỗi lần ho đều rất mệt, có đờm, chứng tỏ ngoài bệnh về đường hô hấp trên, chị còn mắc bệnh về đường hô hấp dưới. Vì vậy, chị uống thuốc và xông rửa mũi có thể không đủ mà đôi khi cần thêm các dạng thuốc hít, thuốc phun khí dung.

Chị ho ra máu là triệu chứng nặng hơn, có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như lao, giãn phế quản, ung thư... nhưng cũng có khả năng do ho quá nhiều khiến tổn thương niêm mạc đường hô hấp, trầy xước.

Tùy vào nguyên nhân ho ra máu có thể được điều trị dứt hoàn toàn. Chị nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Hô hấp và Tai - mũi - họng để điều trị kịp thời.

- Biến chứng của viêm nhiễm đường hô hấp có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Con tôi đang nằm bệnh viện điều trị, bác sĩ bảo là bệnh có biến chứng. Ho ra máu có phải là một trong những biến chứng của bệnh không? Con tôi 2 ngày nay bắt đầu ho ra máu, mỗi ngày ho nhiều lần, ban đêm con trằn trọc khó ngủ hay quấy khóc. Con tôi năm nay 5 tuổi. Cảm ơn bác sĩ.  (Tiến Thành, 51 tuổi, Đồng Nai)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào anh, 

Bé 5 tuổi mà ho ra máu là có triệu chứng nặng, thường phải được khám và điều trị tại bệnh viện. Viêm phế quản, lao, viêm phổi, áp xe phổi... là những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp. Một số bệnh lý tim mạch, rối loạn đông máu cũng có thể gây ra tình trạng ho ra máu mà không liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Bạn nên tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bé mau khỏi bệnh. 

- Công việc của tôi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và hay bị những cơn ho kéo dài, thường là ho khan. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách đề phòng. (Hùynh Hùng, 40 tuổi, Buôn Mê Thuộc)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào bạn,

Tôi cần biết thêm là bạn đã khởi phát ho khan trước hay sau khi làm công việc hiện tại. Nếu bạn bị ho trước khi làm công việc này, nguyên nhân ho có thể không liên quan đến hóa chất. Nếu ho xảy ra bắt đầu từ khi làm việc, bạn cần nghĩ đến những bệnh lý gây ra do tiếp xúc với hóa chất như viêm phế quản mạn, hen...

Bạn cần trang bị công cụ bảo hộ lao động do công ty quy định để hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất. Trong trường hợp vẫn còn ho khan, bạn cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ho và có hướng điều trị kịp thời.

Trong trường hợp xác nhận các hóa chất là nguyên nhân gây ho, bạn cần thay đổi công tác để tránh bệnh diễn biến nặng hơn, dẫn đến những tổn thương phổi không hồi phục.

- Mẹ của tôi năm nay 72 tuổi. Bà không có bệnh gì nhiều nhưng sức khỏe ngày càng yếu đi. Mỗi khi trời vào mùa mưa là lại bị ho. Mỗi lần ho là kéo dài mấy tháng, có uống thuốc ở bệnh viện cũng không giảm. Bà bị ho khan nhiều hơn, ho làm són tiểu nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách trị ho cho bà. (Thanh Nhường, 36 tuổi, Huyện Bình Chánh)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào em,

Em cần nói rõ hơn các bệnh bà mắc vì một số bệnh có vẻ không liên quan như tăng huyết áp cũng có thể liên quan đến tình trạng ho của bà. Ho dẫn đến són tiểu thường có nghĩa là ho nặng, có thể kèm theo tình trạng sa sinh dục ở phụ nữ lớn tuổi. Bà hay ho vào mùa mưa cần xem xét các chẩn đoán như hen, hội chứng ho hô hấp trên, ho hậu nhiễm, viêm mũi dị ứng... Em nên đưa bà đến bác sĩ để khám sớm. 

Bác sĩ Lê Thượng Vũ
Bác sĩ Lê Thượng Vũ

- Bé nhà tôi bị cảm sốt và chảy mũi, ho đàm. Tôi cho cháu uống thuốc cảm thì hạ sốt nhưng vẫn bị chảy mũi kéo dài có dùng Paxirasol được không ạ? (Na Hoàng, 35 tuổi, TP HCM)

- Dược sĩ Đặng Hà Phương:

Chào bạn,

Bé đã uống thuốc cảm và hạ sốt. Các loại thuốc chứa hoạt chất Bromhexin có thể sử dụng điều trị ho đàm, tuy nhiên bạn cần lưu ý độ tuổi của bé, có thể một số loại thuốc ho chứa hoạt chất này chỉ sử dụng cho bé từ 2 tuổi trở lên.

Bạn chưa nói rõ bé bao nhiêu tuổi và đã uống thuốc bao lâu nên chưa thể xác định được là có nên sử dụng bromhexine hay không. Nếu bạn đã cho bé uống thuốc hơn 2 tuần mà vẫn chảy mũi kéo dài thì nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị. Để hiệu quả hơn trong việc điều trị, bạn nên giữ ấm cho bé, rửa mũi với nước muối sinh lý, giữ vệ sinh môi trường sống.

- Dạo gần đây tôi ho rất nhiều và thường xuyên, uống thuốc kháng sinh dài ngày nhưng vẫn không khỏi. Tôi có đến bệnh viện khám, chụp XQ và vẫn được cho thuốc điều trị nhưng uống liều nặng và cao hơn thì mới khỏi. Tôi không biết là tôi có bị kháng thuốc kháng sinh hay là do sức đề kháng tôi yếu nên bệnh ho kéo dài? Hay là do virus bệnh ho ngày càng nhiều và mạnh hơn? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. (Minh Tâm, 29 tuổi, Long An)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Kháng sinh là một phương tiện hiệu quả để điều trị nhiễm trùng chứ không phải thuốc trị ho. Vì vậy, kháng sinh chỉ giúp ích khi ho do nguyên nhân là nhiễm trùng.

Các nguyên nhân ho do nhiễm trùng thường kèm theo biểu hiện sốt. Khi đó, cần làm các xét nghiệm xác nhận tác nhân gây bệnh như tìm vi trùng lao hoặc vi trùng gây bệnh khác. Các xét nghiệm này cũng sẽ giúp phát hiện vi khuẩn kháng thuốc nếu có.

Ho nhiều, thường xuyên mặc dù đã khám và chụp XQ đòi hỏi bạn cần kiểm tra kỹ hơn với bác sĩ chuyên khoa và làm xét nghiệm máu, CT scan, hô hấp ký... để tìm ra nguyên nhân; bao gồm cả đánh giá tình trạng sức đề kháng của bạn.

Chích ngừa cúm hàng năm là một cách để tăng cường sức đề kháng tốt vì vắc xin cúm thường được cập nhật theo sự thay đổi của những chủng virus gây bệnh.

- Con của em hiện nay được 17 tháng, vừa rồi cháu ho rất nhiều, thở khò khè như có đờm và ho nhiều từ khuya đến rạng sáng. Cách đây hơn 2 tuần em có chở cháu đi khám bác sĩ ở ngoài và được chẩn đoán bị viêm phế quản dạng hen. Về uống thuốc, cháu vẫn còn ho nên em chở cháu vào khám ở Khoa nhi của bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm đường hô hấp trên. Em mua thuốc uống theo đơn của bác sĩ nhưng hiện cháu vẫn còn ho. Xin tư vấn cho em cách chữa trị cho cháu. Xin cảm ơn bác sĩ.  (Nguyên Thắng, 29 tuổi, TT Huế)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Chào em, 

Bệnh viêm hô hấp trên ở trẻ em có thể thay đổi theo thời gian. Bạn nên đưa bé đi khám lại để điều trị phù hợp. Nếu cháu vẫn chưa hết ho xem chừng bé có thể bị viêm phế quản dạng hen tái phát. Trẻ dưới 3 tuổi mà khò khè nhiều lần cần nghĩ đến chẩn đoán hen. Đặc biệt, khi gia đình có nhiều người mắc hen hoặc dị ứng thì có thể di truyền cho bé. 

- Làm sao để xử trí đờm trong miệng khi bị ho thưa bác sĩ? Đờm của tôi có lúc màu xanh, lúc chuyển màu vàng. Mỗi khi xuất hiện đờm nhiều là ho kéo dài khoảng một tháng hơn luôn bác sĩ ạ? (Thanh Nhu, 46 tuổi, Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, quận 2)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Ở người lớn tuổi và trẻ con, đờm có thể gây nghẹt thở. Vì vậy, ở bất cứ đối tượng nào cũng nên nhổ hoặc khạc đàm ra ngoài, tránh nuốt hoặc để ứ đọng trong miệng. Bạn có thể dùng khăn giấy khi ho, khạc để giữ vệ sinh chung.

Đờm xanh, vàng kèm sốt là biểu hiện của nhiễm trùng, do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định kháng sinh phù hợp. Đờm xanh, vàng không kèm sốt trong trường hợp viêm phế quản ở ngày 3-5 của bệnh ở bệnh nhân hen lại không liên quan đến nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, bạn nên uống đủ nước kèm với thuốc loãng đàm có thể giúp ích, làm ngắn thời gian ho.

- Xin chào bác sĩ, cho em hỏi khi trẻ nhỏ bị viêm nhiễm đường hô hấp thì có cần phải ăn kiêng đồ tanh: cá, tôm, trứng và thịt gà không ạ? Xin cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Đức Hạnh, 36 tuổi, Hà Đông, Hà Nội)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp cần có chế độ ăn phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung trái cây chứa vitamin C tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cần cho bé uống nhiều nước, sữa, dùng thức ăn loãng như cháo, súp sẽ giúp làm loãng chất tiết đường hô hấp, bé dễ ho khạc, mau khỏi bệnh hơn.

Các thực phẩm tanh như tôm, cá... nếu không gây dị ứng cho bé thì vẫn sử dụng được.

- Dược sĩ cho hỏi, tôi bị ho kéo dài, tôi được biết Paxirasol có điều trị ho nhưng chưa biết mua ở đâu? Khi mua, tôi có cần toa của bác sĩ không?  (Trần Thị Hà, Tây Ninh)

- Dược sĩ Đặng Hà Phương:

Theo thông tư số 7/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc không kê đơn, thuốc bạn đề cập có chứa hoạt chất Bromhexine liều 8mg thuộc nhóm thuốc không kê toa. Bạn có thể mua tại các nhà thuốc mà không cần toa của bác sĩ. Bromhexine có tác dụng tiêu đàm, làm tăng hoạt tính của men thủy phân, làm giảm độ nhầy của đàm, giúp đàm dễ ra ngoài theo phản xạ ho, điều trị ho trong các bệnh lý viêm đường hô hấp cấp và mãn tính. 

Dược sĩ Đặng Hà Phương - Quản lý sản phẩm Paxirasol.
Dược sĩ Đặng Hà Phương - Quản lý sản phẩm Paxirasol.

- Tôi thường ho nặng vào ban đêm, ho nhiều mỗi khi gắng sức mang vác vật nặng, đôi lúc còn kèm theo tức ngực, khó thở, mệt mỏi nữa. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi đang bị gì ạ? Cảm ơn bác sĩ. (Kiều Ngọc Thanh, Quận 8, TP HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Ho nặng ban đêm thường gặp nhất là hen hoặc suy tim. Nếu bạn ho mỗi khi gắng sức, kèm theo tức ngực, khó thở, mệt mỏi thì có khả năng bạn đang có vấn đề về tim mạch. Bạn nên đi thăm khám sớm để phát hiện các vấn đề tim mạch có thể mắc phải và kịp thời điều trị.

- Chào bác sĩ Vũ, em có bé trai năm nay 3 tuổi, bé thường xuyên bị viêm mũi họng khi trở trời và dẫn đến ho kéo dài. Mỗi lần như thế em dẫn bé đi khám bác sĩ và uống thuốc (có kháng sinh)... Nhờ bác sĩ tư vấn giúp có cách nào chữa ho mà không dùng kháng sinh không? (Lê Trang, 32 tuổi, HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Viêm mũi họng không phải luôn luôn do nhiễm trùng, vì vậy có thể điều trị mà không cần kháng sinh. Các thuốc ho không dùng kháng sinh như tan đàm, nhóm thuốc kháng histamin... có thể sử dụng. 

Trong một số trường hợp, bệnh có thể do siêu vi không cần dùng kháng sinh nhưng sau đó trở nặng nhiễm thêm vi khuẩn cần dùng kháng sinh. Sốt, mệt lã, lưỡi dơ, lừ đừ, đàm xanh... là những triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp. Cần theo dõi mỗi 2-3 ngày để phát hiện nhiễm trùng sớm và sử dụng kháng sinh sớm ngay khi có nhiễm trùng. 

- Tôi bị viêm xoang khoảng 10 năm nay, có khi viêm xoang dẫn đến viêm hô hấp khiến tôi phải đi nằm bệnh viện. Mỗi khi trời lạnh, chuyển mùa là tôi lại sốt, ho kéo dài, sổ mũi..., có khi ho dai dẳng khoảng 2-3 tháng không hết. Lúc ho nhiều, tôi còn bị són tiểu. Bạn tôi có giới thiệu thuốc ho Paxirasol nhưng tôi không biết thuốc này hiệu quả như thế nào, khi uống có ảnh hưởng gì không? Tôi bị viêm xoang uống thuốc này có được không thưa bác sĩ? Bên cạnh uống thuốc, tôi có cách nào để giảm ho khi bị viêm xoang kéo dài không? (Kim My, 42 tuổi, số 19/8, đường 34, quận 2)

- Dược sĩ Đặng Hà Phương:

Bạn bị viêm xoang nghĩa là trong xoang đọng lại chất nhầy, không lưu chuyển ra ngoài được, làm nặng thêm tình trạng viêm trong các hốc xoang dẫn đến các triệu chứng đau đầu, ho, chảy mũi, nghẹt mũi. 

Loại thuốc bạn vừa nêu có chứa hoạt chất bromhexine thuộc nhóm thuốc tiêu đàm, làm giảm độ nhầy của đàm, giúp đàm dễ ra ngoài theo phản ứng ho, giúp xoang thông thoáng, hỗ trợ giảm viêm xoang. 

Bên cạnh đó, bạn có thể rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý, tránh các yếu tố làm nặng thêm tình trạng viêm xoang như bụi bẩn, vi khuẩn, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, ngậm mật ong, uống nhiều nước ấm... Bạn có thể ăn thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi... 

- Tôi có cháu trai hơn 4 tuổi và cháu gái gần hai tuổi. Hai cháu đều hay bị bệnh về mũi và họng. Biểu hiện ban đầu thường là chảy mũi, mũi chảy gây ra ho, nếu không điều trị ngay thì rất dễ bị sốt, viêm tai giữa. Vì vậy khi có triệu chứng bị chảy mũi là tôi phải điều trị cho cháu ngay, bác sĩ sẽ kết hợp rửa mũi và uống thuốc khoảng 1 tuần thì khỏi. Cháu lớn vừa đi nạo VA được mấy tháng và có thấy đỡ hơn trước, tuy nhiên vẫn bị. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là rửa hút mũi nhiều như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Nếu không hút rửa thì rất lâu khỏi nhưng nhiều người lại bảo không được hút rửa nhiều ạ Tôi xin cảm ơn (Phan Ngọc Diệp, 32 tuổi, Hà Nội)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Các bé dễ bị chảy mũi có thể do viêm mũi dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp tái phát thường xuyên.

Trong trường hợp viêm mũi dị ứng, điều cần quan tâm là kiểm soát tình trạng bệnh bằng các thuốc ngừa. Bé sẽ không còn chảy mũi nữa và tránh phải rửa mũi thường xuyên không cần thiết.

Ngược lại, các bệnh lý nhiễm trùng có thể cần rửa mũi để dẫn lưu tốt nhiễm trùng. Rửa hút mũi đúng cách không gây ra biến chứng nhưng cũng không nên lạm dụng.

Cách giúp bạn không mắc các bệnh đường hô hấp khi giao mùa - 4

- Làm cách nào để bảo vệ đường hô hấp của bé, tránh bị ho khi giao mùa thưa bác sĩ Vũ? Cảm ơn bác sĩ. (Mai Nguyen, 32 tuổi, Quận 1, TP HCM)

- Bác sĩ Lê Thượng Vũ:

Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dị ứng tái phát. Đồng thời cũng là thời điểm bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là nhiễm siêu vi hô hấp trên.

Để bảo vệ đường hô hấp của bé, tránh bị ho khi giao mùa, bạn nên cho bé đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với các nguồn lây bệnh. Bạn cũng nên tìm hiểu xem bé có dị ứng với phấn hoa hay không và tránh cho bé ra ngoài ở thời điểm phấn hoa phát tán mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước lúc giao mùa bằng cách tăng cường sức đề kháng cho bé thông qua thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, chích ngừa cúm.

- Con tôi 6 tuổi, đang bị sổ mũi, ho, tôi ra nhà thuốc mua thuốc trị ho, dược sĩ bán cho tôi thuốc Paxirasol để trị ho cho bé. Vậy cho tôi hỏi, thuốc này có hiệu quả không, có thể dùng cho trẻ nhỏ được không? Khi dùng tôi có cần lưu ý gì không? Tôi cảm ơn.  (Lê Thị Bích Liên, 38 tuổi, Cà Mau)

- Dược sĩ Đặng Hà Phương:

Chào chị, 

Hoạt chất Bromhexine trong thuốc này có tác dụng điều trị trong các bệnh lý đường hô hấp trên ở người lớn và trẻ nhỏ. Bromhexine sử dụng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên nên con bạn 6 tuổi có thể dùng được. Bạn  cho bé uống thuốc sau khi ăn, trong quá trình uống thuốc nên uống nhiều nước sẽ giúp cho tác dụng làm tiêu đàm của hoạt chất này dễ dàng hơn. Nếu sau 2 tuần mà triệu chứng ho không giảm, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán. Bên cạnh đó, bạn nên giữ ấm cơ thể cho bé, mặc áo dài tay, ăn uống đầy đủ các chất, nhất là tăng cường rau, củ, quả chứa vitamin C. Bạn nên cho bé tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.

VnExpress

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Khi bệnh nhân ung thư từ chối điều trị

Không phải bệnh nhân nào cũng đặt hết lòng tin, hy vọng vượt qua căn bệnh vào bác sĩ của họ. Với nhiều năm kinh nghiệm chữa trị ung thư, bác sĩ Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm ung thư Parkway Singapore đã gặp và chia sẻ nhiều câu chuyện về bệnh nhân từ chối quá trình điều trị. Họ vẫn còn những nỗi sợ mơ hồ về rủi ro điều trị và có những trường hợp vượt ngoài kiểm soát của người bệnh.

Bác sĩ có thể khá bực bội, khó chịu khi bệnh nhân không đồng ý đi theo phương pháp điều trị lâm sàng mà chọn cách điều trị khác lạ. Điều này thật sự xảy ra và cũng không thường xuyên, khi bệnh nhân không tin điều bạn nói với họ. 

Tôi có bệnh nhân tên Choy, là quan chức trong chính phủ ở nước ngoài. Tôi bắt đầu chăm sóc ông khi ông bị chẩn đoán mắc ung thư đại tràng giai đoạn 4, đã di căn đến gan. Ông đã trải qua một cuộc phẫu thuật ban đầu để điều trị ung thư đại tràng ở Trung Quốc. Vào tháng 6/2011, ông được giới thiệu đến gặp tôi khi phát hiện ung thư đã di căn. Ông luôn có một bác sĩ từ quê nhà đi cùng để tư vấn, thông dịch. Ông không thể nói tiếng Anh hay tiếng Trung nên việc giao tiếp gặp khó khăn. 

Phát triển mối quan hệ tốt với bệnh nhân chưa bao giờ dễ dàng khi bạn không nói ngôn ngữ của họ. Tôi có xu hướng làm tốt chuyện này vì lời nói thông thường của tôi rất tượng hình. Khi nói, tôi luôn có nhiều biểu cảm mặt, bày tỏ cảm xúc. Ông Choy và tôi đã có cuộc gặp lần đầu tốt đẹp.

Tiên lượng lâu dài cho những bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 4 không khả quan, hầu hết đều không thể chữa trị. Khi ông Choy đến gặp tôi, căn bệnh di căn có vẻ mới chỉ giới hạn ở gan. Trong cộng đồng ung thư học, hiện nay, các bệnh nhân ung thư đại tràng di căn mới đến gan có cơ hội khỏi bệnh. Phác đồ gồm hóa trị tích cực kết hợp với điều trị cục bộ phù hợp có thể chữa khỏi cho 25-40% bệnh nhân.

Ông Choy đáp ứng tốt với hóa trị. Sau khi thấy các khối u đã thu nhỏ kích cỡ, chúng tôi tiếp tục đốt các tổn thương bằng sóng cao tần. Trong thủ thuật này, một ống dò được đưa vào trong khối u dưới hướng dẫn hình ảnh. Sau đó, sóng siêu âm cao tần được tạo ra để làm nóng đầu dò, đốt các tế bào ung thư lân cận.

Vấn đề là ông Choy không thể ở lại Singapore trong vài tháng. Bệnh nhân này thường bỏ điều trị và về nhà khi không còn thời gian. Hai tháng sau, ông quay lại phòng khám vì bệnh trở nặng, di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Lần trước ông được điều trị bằng thuốc mạnh nên lựa chọn các loại thuốc hóa trị lần này độc hại và có nhiều phản ứng phụ hơn. Sau 3 kỳ hóa trị, phim chụp PET-CT cho thấy tình trạng đã cải thiện. Nhưng không may, tôi nhận được tin báo ông phải quay về nước sớm.

Tôi không chắc liệu mình có nên chờ gặp lại ông ấy lần nữa không vì tôi biết nếu bệnh nhân quay lại có nghĩa điều xấu xảy ra. Tôi cảm thấy giống như mình mới chỉ đặt một miếng băng lên vết thương bị nhiễm trùng, biết rằng miếng băng ấy sẽ rơi ra khi nhiễm trùng mưng mủ, lây lan. 

Khi bệnh nhân từ chối điều trị

Bác sĩ Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm ung thư Parkway Singapore với nhiều năm kinh nghiệm điều trị ung thư, giúp nhiều bệnh nhân cải thiện tình trạng sức khỏe. 

Một trường hợp khác, vào tháng 5/2012, ông Viggo (người Na Uy, 60 tuổi) gặp tôi vì ung thư amidan bên trái di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ. Ông được chẩn đoán ung thư sau khi trải qua phẫu thuật cắt bỏ amidan (lúc đầu chẩn đoán viêm amidan).

Sau khi thảo luận về lựa chọn điều trị, chúng tôi tiến hành hóa trị cho bệnh nhân. Ông Viggo đáp ứng tốt với hóa trị. Sau 3 kỳ, kết quả chụp PET-CT cho thấy bệnh cải thiện nhiều. Ông thấy khỏe và lấy lại cân nặng sau khi bị sụt cân. Giai đoạn 2 của phác đồ gồm xạ trị hàng ngày ở cổ, kế hoạch chữa trong vòng 7 tuần. Bệnh nhân được truyền thuốc hóa chất hàng tuần để tăng cường hiệu quả xạ trị.

Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào liều dùng, phạm vi khu vực, vùng điều trị. Xạ trị ở khu vực đầu và cổ thường đem đến tác dụng phụ. Tôi thường cảnh báo trước cho bệnh nhân trước khi điều trị rằng họ phải trải qua giai đoạn rất khó chịu.

Hai tuần đầu diễn ra khá dễ dàng. Từ tuần thứ 3 hoặc thứ 4, viền bên trong miệng sẽ bị ảnh hưởng và lở loét, gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện. Sau 3 tuần xạ trị, ông Viggo phải chịu đựng rất nhiều, cân nặng giảm từ 86,6kg xuống còn 80kg. Mặc dù, người bệnh đã tùy ý sử dụng thuốc giảm đau, song cơn đau vẫn trầm trọng.

Tôi chỉ định bệnh nhân nhập viện để truyền nước, thức ăn. Chuyên viên xạ trị và tôi đã khuyên ông hết sức và hoãn xạ trị một thời gian để vết lở loét lành lại. Dù chúng tôi đã cố gắng nhưng Viggo vẫn quyết định từ bỏ xạ trị chỉ sau 15 trên tổng số 35 lần. Bệnh nhân hiểu được những hệ quả có thể xảy ra nhưng đơn giản ông không thể tiếp tục thêm. Tôi chỉ gặp Viggo vào một trong những lần tái khám mỗi 3 tháng. May mắn là ông đang khỏe mạnh dần, cân nặng đã trở lại bình thường, phim chụp PET-CT không thấy dấu hiệu ung thư tái phát. 

Ông Choy và Viggo cho tôi nhớ rằng, tôi chỉ đang ở vị trí của một nhà khoa học, một bác sĩ, tất nhiên không giải quyết theo dự đoán trong phòng thí nghiệm hoặc có thể trái ngược với những kết quả đó. Cảm xúc, cân nặng, cấp độ tế bào, cách đáp ứng với hóa chất tiêm vào cơ thể của bệnh nhân có thể khác biệt. Chúng tôi có thể gặp những người bệnh từ chối điều trị nên không biết mọi việc chuyển biến thế nào. Tất cả điều bác sĩ có thể làm là đặt cược, chờ đợi kết quả và tiếp tục làm hết sức mình.

Bác sĩ Ang Peng Tiam

Bác sĩ Ang Peng Tiam, Giám đốc Trung tâm ung thư Parkway Singapore sẽ có buổi tư vấn miễn phí cho bệnh nhân các bệnh như ung thư máu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng... vào ngày 28/9 lúc 14h-17h. Xem thêm thông tin về nguyên nhân, cách điều trị ung thư của Parkway Cancer Centre Singapore tại Healthnews .
Văn phòng đại diện Parkway Singapore: phòng 311, lầu 3, block B, 181 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP HCM. Điện thoại 028. 3636 5991 - 3636 5994. Email: parkwayhealthhcmipac@gmail.com . Website:  parkwaycancercentre.com .

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Tư vấn trực tuyến cách xử trí ho khi viêm nhiễm đường hô hấp

Độc giả gửi câu hỏi tại đây

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM, hiện số người đến khám và điều trị các bệnh hô hấp thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược tăng cao, nhất là vào thời điểm giao mùa. Viêm nhiễm đường hô hấp gia tăng khi điều kiện thời tiết mưa, lạnh; nhiệt độ liên tục thay đổi; không khí ngày càng ô nhiễm. Trong đó, ho do viêm đường hô hấp là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em, người lớn và người già. Ban đầu, người bệnh thường có biểu hiện ho khan, nếu viêm nhiễm kéo dài có thể chuyển sang ho có đờm. Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn ở những đối tượng mẫn cảm, sức đề kháng kém hoặc có bệnh mãn tính. Khi virus gây bệnh ở thanh quản, bệnh nhân có thể bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ cho biết thêm, các cơn ho có thể dứt khi bệnh đường hô hấp giảm dần sau 5-6 ngày và hết sau 2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng ho có thể trở nặng hơn với trẻ em dưới một tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch nên cần chú ý. Khi bệnh viêm đường hô hấp không chữa khỏi kéo theo các cơn ho khan, ho đờm dai dẳng, có thể ho ra máu... Các biện pháp điều trị trong trường hợp này giúp làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, tạo điều kiện loại bỏ các các chất nhầy để giảm ho nhưng người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ. Nếu trẻ nhỏ ho có đờm, khò khè, thở ngày càng nặng nhọc kèm sốt cao, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM, bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ, Tổng thư ký Hội Hô hấp TP HCM, bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo Dược sĩ Đặng Hà Phương, phòng ngừa các cơn ho do viêm nhiễm đường hô hấp bằng cách vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý hàng ngày, uống nhiều nước ấm, tăng cường các chất dinh dưỡng từ nhóm rau, củ, quả. Rửa tay bằng xà phòng khi ăn uống còn góp phần loại trừ virus để chúng không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

Nếu gia đình có người bị ho cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh. Trẻ em, người lớn cần tránh học tập, làm việc trong môi trường ô nhiễm, không để nhiệt độ chênh lệch quá cao so với ngoài trời, giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa... Khi trẻ nhỏ bị ho, cha mẹ cho bé mặc quần áo dài tay, ủ ấm con trong chăn, mở cửa sổ để không khí tràn vào phòng giúp đường thở của trẻ đỡ bị sưng hơn.

Dược sĩ Đặng Hà Phương, Quản lý sản phẩm Paxirasol, Văn phòng đại diện Egis Pharmaceuticals PLC tại TP HCM.

Dược sĩ Đặng Hà Phương. 

Làm thế nào để phòng và xử trí các cơn ho khan, ho có đờm... khi bị viêm nhiễm đường hô hấp sẽ được tiến sĩ, bác sĩ Lê Thượng Vũ và dược sĩ Đặng Hà Phương giải đáp cụ thể trong buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 14h30 ngày 20/9 trên VnExpress.

Kim Uyên

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

5 loại rau quê quen thuộc là bài thuốc quý

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, những loại rau quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt có thể giúp chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Rau càng cua 

Loại rau này mọc nhiều ở đất ruộng ẩm ướt. Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn, kháng nấm rộng. Rau càng cua còn làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, thấp khớp...

Một số nước trên thế giới còn dùng toàn bộ cây càng cua để chữa ho, sốt cao, làm lành vết thương, hạ cholesterol... Mỗi ngày bạn nên dùng 100 đến 200 g rau tươi hoặc lấy nước chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.

Rau càng cua trôn thịt bò. Ảnh: GDV

Rau càng cua chữa đau bụng, thấp khớp... có thể chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Ảnh: GDV

Rau dền

Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Trong lá rau chứa hàm lượng vitamin A, B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn bắp, lúa mì và đậu tương.

Mỗi ngày dùng 200 đến 500 g rau dền luộc ăn và uống cả nước giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, dị ứng, mẩn ngứa, côn trùng đốt. Sử dụng hoa và hạt rau dền có tác dụng chữa phong nhiệt, mắt mờ.

Rau dừa nước

Loại rau này có thân xốp giúp cho thân cây nổi trên mặt nước, mọc hoang nhiều ở ruộng, ao đầm, mương. Rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều protid, glucid, chất xơ, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin C, flavonoit và tanin. 

Rau có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng, dùng ngoài giã nhuyễn đắp trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở. Mọi người có thể ăn kèm rau với mắm kho hoặc luộc nấu canh. 

Rau đắng đất 

Cây này còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, giúp nhuận gan, thông tiểu, trị kinh phong. Ngoài ra, rau được dùng để chữa các bệnh như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt. Bạn nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ăn kèm với món cháo cá lóc. Mỗi ngày dùng 50-100 g nấu canh hoặc sắc lấy nước uống.

Rau đắng đất mọc dại ven bãi sông, bãi biển có vị đắng, tính mát giúp thông tiểu, nhuận gan... Ảnh: GC

Rau đắng đất mọc dại ven bãi sông, bãi biển có vị đắng, tính mát giúp thông tiểu, nhuận gan... Ảnh: GC

Rau sam 

Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhầy, axít hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C, PP. Rau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận trường, tẩy giun, an thần. Loại rau này được dùng để trị viêm ruột cấp, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim (thêm cỏ sữa), đi cầu ra máu (thêm cỏ mực, rau má), ho gà, ho lâu ngày...

Mỗi ngày nên ăn 15 đến 30 g lá khô hoặc 50 đến 100 g lá tươi sắc lấy nước uống. Có thể ăn như rau sống, xào chín hoặc làm rau ăn kèm mắm kho. Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn để đắp chữa mụn nhọt, đinh râu.

Cẩm Anh

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Căn bệnh máu di truyền ám ảnh Hoàng gia Anh

Rối loạn đông máu là căn bệnh ít gặp với tỷ lệ một trên 10.000 người. Nó đeo bám Hoàng gia Anh suốt một thời gian dài. 

Theo Newsweek, nữ hoàng Victoria được cho là người đầu tiên trong Hoàng gia Anh bị rối loạn đông máu và đã truyền sang ba người con của mình là công chúa Alice, công chúa Beatrice và hoàng tử Leopold.

Nữ hoàng Victoria thời trẻ. Ảnh: Pinterest.

Nữ hoàng Victoria thời trẻ. Ảnh: Pinterest.

Hoàng tử Leopold được chẩn đoán rối loạn đông máu từ nhỏ. Lớn lên, ông thường xuyên bị đau khớp, một triệu chứng thường thấy ở rối loạn đông máu, đến mức phải chuyển sang sống ở Cannes (Pháp). Năm 30 tuổi, ông qua đời do xuất huyết não sau một tai nạn. 

Công chúa Alice và công chúa Beatrice đều mang gene đột biến. Họ kết hôn với các gia đình hoàng tộc khác ở châu Âu, khiến một số hậu duệ sau này mắc bệnh.

Friedrich, con thứ năm của công chúa Alice tử vong vì rối loạn đông máu lúc mới hai tuổi. Irene, chị gái Friedrich kết hôn với hoàng tử Henry của nước Phổ, truyền căn bệnh sang hai con trai là hoàng tử Waldemar và hoàng tử Henry. Hai hoàng tử lần lượt qua đời lúc 4 tuổi và 56 tuổi. 

Trong khi đó, Victoria Eugenie, con gái công chúa Beatrice mang chứng rối loạn đông máu đến Tây Ban Nha qua cuộc hôn nhân với vua Alfonso XIII. Trong số năm đứa con của họ, hai người con trai mắc bệnh và tử vong khi còn rất trẻ. Một con gái cũng mang gene đột biến nhưng con cháu của cô không bị bệnh.

Rối loạn đông máu có hai thể A và B. Cả hai đều bắt nguồn từ đột biến gen trên nhiễm sắc thể X, một trong hai loại nhiễm sắc thể đặc trưng cho giới tính. Nhờ có đến hai nhiễm sắc thể X, phụ nữ hiếm khi bị rối loạn đông máu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khi mắc chứng rối loạn đông máu, các gene mã hóa protein ngăn chảy máu bị đột biến khiến cơ thể không thể hoặc rất khó cầm máu. Rối loạn đông máu gây chảy máu tự phát ở mọi bộ phận, bao gồm khớp và não.

Đột biến của nữ hoàng Victoria ảnh hưởng tới yếu tố đông máu IX nên hậu duệ của bà có khả năng mắc rối loạn đông máu thể B. Tuy vậy, ngày nay, dường như căn bệnh này đã dừng lại. 

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nữ hoàng Elizabeth II, người có quan hệ huyết thống với nữ hoàng Victoria, bị rối loạn đông máu. Hơn nữa, nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào gene người mẹ. Vợ hoàng tử William và Harry đều không phải hậu duệ của nữ hoàng Victoria nên việc di truyền rối loạn đông máu gần như không thể xảy ra.

Phúc Lương

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi dùng ma túy đá

Theo ABC, ma túy đá chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph)... 

Tiến sĩ Nicole Lee, Viện nghiên cứu ma túy quốc gia Đại học Curtin, Australia, cho biết tác động của methamphetamine đến cơ thể người phụ thuộc vào hình thức sử dụng. Người dùng hút, hít, tiêm, nuốt hay hòa tan nó vào rượu hoặc nước để uống. Họ sẽ cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể từ những giờ đầu tiên sử dụng cho đến ngày hôm sau và nguy cơ gây hại sức khỏe khi sử dụng nhiều lần liên tục.

Giờ đầu tiên

Khi hút, ma túy sẽ có tác dụng ngay chỉ trong một vài phút. Còn khi nuốt, khoảng 20 phút sau người dùng mới cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể bao gồm đồng tử giãn nở, tăng nhịp tim, nhịp thở, ham muốn tình dục, giảm sự thèm ăn.

Tác dụng ngay lập tức là niềm vui và hưng phấn mãnh liệt. Người sử dụng ma túy đá nói rằng họ cảm thấy có nhiều năng lượng để suy nghĩ rõ ràng, đưa ra quyết định tốt và lập kế hoạch làm việc hiệu quả.  Lý do là methamphetamine làm tăng nồng độ hormone dopamine (mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời) lên tới 1.000 lần mức bình thường, nhiều hơn bất kỳ hoạt động hay loại thuốc nào khác. 

Ma túy đá có thể sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm, uống... Ảnh: WDN

Ma túy đá làm tăng hormone hạnh phúc lên đến 1.000 lần bình thường... Ảnh: WDN

Ngày hôm sau

Tác động của ma túy đá thường kéo dài trong khoảng từ 4 đến 12 giờ, mặc dù methamphetamine có thể được phát hiện trong máu và nước tiểu tối đa 72 giờ.Khi tác dụng của thuốc gần hết, sức khỏe người dùng bắt đầu suy giảm trong một ngày sau đó. Họ có thể bị nhức đầu, nhìn mờ, chán nản, lo lắng và bắt  đầu cảm thấy đói. Cơ thể mệt mỏi khiến họ muốn ngủ trong một đến hai ngày mặc dù sẽ khó ngủ. Ngoài ra, một số người dễ nổi giận hoặc có các triệu chứng tâm thần nhẹ như hoang tưởng và ảo giác.

Sử dụng thêm nhiều lần nữa

Khi sử dụng ma túy đá với liều cao và thường xuyên, các hiệu ứng hưng phấn sẽ bị thay thế bằng những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe.

Về thể chất, ma túy đá khiến tim đập nhanh, tăng nhịp thở và nhiệt độ cơ thể, khô miệng, đôi khi có cảm giác buồn nôn. Ở mức độc tính hoặc mức độ quá liều có thể gây đột quỵ, suy tim và co giật.

Dùng liều cao hơn, người dùng bắt đầu cảm thấy lo lắng, thù địch và hung dữ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hoang tưởng và nhiều biểu hiện của tâm thần.

Sự giải phóng methamphetamine của một chất dẫn truyền thần kinh khác gọi là noradrenaline gây ra phản ứng chiến đấu trong cơ thể. Ví dụ, người dùng có các triệu chứng giống như đột quỵ nhưng bị kích động nghiêm trọng và trở nên hung dữ hơn.

Thời gian cơ thể phục hồi

Để giải độc methamphetamine, người dùng phải mất khoảng hai tuần, gấp đôi thời gian so với nhiều loại thuốc khác. Những người sử dụng liên tục phải mất thêm 12 đến 18 tháng để cơ thể cân bằng, không còn hoảng hốt và lo lắng.

Một trong những lý do khiến việc phục hồi trở nên khó khăn là methamphetamine tác động đến hormone dopamine gây ảnh hưởng đến những vùng não có liên quan. Não bộ không còn khả năng sản xuất đủ dopamine để cung cấp cho cơ thể. Từ đó, người dùng sẽ phụ thuộc vào ma túy đá để tìm kiếm niềm vui nhằm trốn tránh cảm giác lo lắng, buồn rầu khi não bộ không cung cấp đủ dopamine.

Cẩm Anh

Bài đăng phổ biến