Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, giám đốc một trung tâm chăm sóc sức khỏe trị liệu thần kinh cột sống tại TP HCM, tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương khớp và cột sống. Tuổi càng cao, nguy cơ bệnh xương khớp càng tăng. Những cơn đau nhức nhẹ ở người lớn tuổi là bình thường, song cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống… Nếu không được chú ý phát hiện, tuổi tác càng tăng bệnh càng nghiêm trọng.
Bệnh xương khớp và cột sống nhiều người Việt trung và cao niên thường gặp:
- Loãng xương khiến xương yếu và xốp. Tình trạng này dễ dẫn đến gãy xương, làm cột sống hoàn toàn mất cân bằng trong trường hợp nặng.
- Nứt, gãy xương cột sống khi mật độ xương suy giảm. Chú ý kỹ các dấu hiệu vì các vết nứt nhẹ thường không gây đau.
- Trượt đốt sống đôi khi xảy ra khi cột sống thoái hóa nghiêm trọng, nặng thì có thể gây bại liệt.
- Thoái hóa đĩa đệm cột sống thường không có triệu chứng rõ rệt, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Hẹp ống sống, có thể gây đau. Nếu hẹp nhiều ở vùng thắt lưng và chèn ép cổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền thông tin giữa các dây thần kinh và não bộ.
Thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể, không có cách nào đảm bảo bạn sẽ không gặp vấn đề xương khớp lúc về già. Ngăn ngừa và điều trị sớm lúc nào cũng dễ dàng hơn so với khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm canxi, magiê và vitamin D cho xương chắc khỏe, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt. Giữ tinh thần vui vẻ, hạn chế stress.
Khám cột sống định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị phù hợp. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện giúp phục hồi nhanh và hạn chế tái phát. Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nắn chỉnh cột sống. Đây là phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc, không phẫu thuật, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét