Số bệnh nhân nhập viện vì gút thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết. Thời điểm này, mọi người hay sa đà vào các kế hoạch ăn uống, tiệc tùng. Sau 3 ngày nhậu nhẹt liên hoan, không ít cánh mày râu phát hiện ra bản thân đã ủ mầm bệnh gút từ lâu.
Tết năm ngoái, sau hàng chục bữa nhậu cùng bạn bè và đối tác, ông Nguyễn Minh Trí (57 tuổi, Hà Nội) phải hứng chịu những cơn đau không rõ nguyên nhân xuất hiện ở khớp ngón chân cái. Cơn đau thường diễn ra vào ban đêm, đến sáng lại có dấu hiệu thuyên giảm.
Chủ quan cho rằng đau khớp do thời tiết thay đổi, công việc lại bận rộn, nên ông Trí vẫn chần chừ không thăm khám. Đến mùng 2 Tết, khi cả gia đình đang vui vẻ quây quần, ông Trí bỗng kêu đau dữ dội ở ngón chân cái đến nỗi không thể đi đứng được. Vào viện thăm khám lâm sàng, kết hợp thử nồng độ acid uric trong máu, bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh gút mà không biết.
Tiệc tùng ngày Tết cũng là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân từng mắc bệnh gút. Chuyện ăn uống kéo dài từ ngày này qua ngày khác, không khí hân hoan vui mừng khiến nhiều người khó lòng từ chối rượu bia và thực phẩm giàu đạm.
Vì cả nể bạn bè, anh Trần Quốc Hoàn (32 tuổi, Hà Nội) vẫn tham gia đầy đủ các cuộc nhậu cận Tết, mặc dù đã được bác sĩ cảnh báo nồng độ acid uric trong máu tăng cao, có nguy cơ mắc bệnh gút. Sau Tết, cơn đau gút cấp phát tác, khiến anh ăn ngủ không yên, phải nhập viện cấp cứu.
Bia rượu là tác nhân hàng đầu khiến bệnh gút khởi phát. |
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Hưng Củng - nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền (Bộ Y tế), bệnh gút hình thành do quá trình bài tiết uric gặp trở ngại, hoặc do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đây là chất chuyển hóa của purine và 20% purine trong cơ thể con người đến từ thức ăn, đặc biệt là rượu bia và các thực phẩm giàu đạm ngày Tết.
Để phòng bệnh gút, Giáo sư Củng khuyên người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học theo nguyên tắc sau:
Kiểm soát chế độ ăn uống: Nói không với các thực phẩm giàu nhân purin để ngăn ngừa chuyển hóa thành acid uric. Đó là thịt đỏ (bò, trâu, dê, chó, thỏ…); hải sản (tôm, cua, ghẹ, hàu, ốc…); côn trùng (dế, châu chấu, ấu trùng ong, nhộng tằm…); thực vật (đậu nành, măng tây, nấm…).
Hạn chế bia rượu: Rượu bia chứa cồn có thể làm giảm thải trừ acid uric trong máu ra ngoài qua thận, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Nam giới nên tìm cách từ chối thẳng thừng nếu không muốn gút ghé thăm.
Quản lý tốt khẩu phần ăn uống của mình là điều người bệnh gút nên làm. |
Tích cực luyện tập thể thao: Lịch trình chúc tụng dày đặc ngày Tết khiến nam giới lơ là luyện tập thể thao. Để cơ thể luôn sản sinh năng lượng tích cực, người bệnh nên áp dụng các bài tập thể thao đơn giản như chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga…
Từ bỏ những thói quen xấu: Nhiều người có thói quen cứ mệt mỏi là uống thuốc giảm đau, sinh tố C. Tuy nhiên, lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến nguy cơ gút tăng lên. Ngoài ra, thói quen lười uống nước, nhịn tiểu cũng làm tích lũy acid uric, lắng đọng và gây ra các cơn đau cấp và mạn tính. Bên cạnh đó, nam giới cũng nên tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, stress, thức khuya.
Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến các cơn đau gút cấp gia tăng. Do đó, người bệnh nên có biện pháp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi không ra ngoài.
Dùng thảo dược hỗ trợ điều trị gút: Có nhiều loại thảo dược phòng và hỗ trợ điều trị gút , nổi tiếng là cây tơm trơng của núi rừng Tây Nguyên. Dược liệu này xuất hiện trong bài thuốc nâng cao thể trạng, mạnh cốt, cường gân của vua voi Ama Kông.
Nghiên cứu của Đại học Y dược Huế và Đại học Y dược TP HCM cũng cho thấy, hoạt chất phytosterol trong tơm trơng có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, ức chế tổng hợp acid uric, giúp kiểm soát và đưa nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng bình thường. Tơm trơng cũng có thể kết hợp với khúc khắc và dâm dương hoắc để tăng thêm hiệu quả.
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét