Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Ngành dược đặt mục tiêu chiếm 80% thị phần thuốc nội địa

Đây là mục tiêu phát triển cho ngành dược trong nước vừa được Bộ Y tế đề ra tại hội nghị tổ chức ở Hà Nội. Chiếm 50% thị trường, nhưng thuốc Việt đang gặp khó khăn ở khối bệnh viện tuyến trung ương (chỉ 14% thuốc sử dụng là thuốc nội). Tuy nhiên, theo nguyên thứ trưởng Bộ Y tế Lê Văn Truyền, mục tiêu 80% thị phần thuốc của ngành dược nội địa đến 2020 là có thể đạt được.

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết khi Thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược phát triển ngành dược, các cơ quan tham mưu, các bộ ban hành có liên quan đã tính toán kỹ lưỡng về sự khả thi của con số 80%. Chính phủ đã quyết định ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh và cho vay hàng trăm tỷ đồng với lãi suất 2% hỗ trợ cho các nhà sản xuất về nguyên liệu kháng sinh, công nghệ.

polyad

Dây chuyền sản xuất thuốc viên của một doanh nghiệp.

Theo nguyên thứ trưởng Lê Văn Truyền, nhiều doanh nghiệp có thể sản xuất được kháng sinh ngay, nhưng phải tính toán kỹ để đảm bảo giá thành hợp lý, tiêu thụ được và có lãi. Việc các doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất là tín hiệu tốt của việc tìm thấy phương án kinh doanh, sản xuất thuốc khả thi. Hiện nay, một số nhà máy sản xuất thuốc, trong đó có kháng sinh chất lượng tốt được đầu tư ở Việt Nam, sản phẩm đạt tương đương sinh học và đang cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại.

Giải quyết những vướng mắc

polyad

Dược OPC đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP.

Theo thống kê của Cục Quản lý dược, trong số 133 dây chuyền sản xuất thuốc và vắc xin đã đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP), gần 100 dây chuyền sản xuất thuốc dùng ngoài, kem, mỡ, nước uống, thuốc tiêm bột mà ít trong số đó sản xuất các dạng dùng mới như thuốc tiêm bột đông khô, thuốc dạng viên đạn, viên trứng. Bộ Y tế vừa ban hành quy chế đăng ký thuốc mới, yêu cầu không cho đăng ký các thuốc có cùng nhà sản xuất, cùng hoạt chất, dạng dùng, hàm lượng nhưng lại có tên khác nhau, khiến quá tải khâu đăng ký thuốc mà thị trường thực tế không có thêm các lựa chọn mới. Quy định này nhằm thực hiện định hướng chuyên môn hóa doanh nghiệp sản xuất thuốc, hạn chế đầu tư trùng lặp dây chuyền và sản phẩm của ngành dược.

Vì chưa có nhiều hoạt chất mới, dạng dùng mới được đưa vào sản xuất tại các doanh nghiệp dược nội, nên khi tỷ lệ thuốc Việt được tiêu thụ trên thị trường tăng thì các thầy thuốc vẫn khó tìm các thuốc chuyên khoa, đặc trị của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Truyền, việc chỉ sản xuất được thuốc generic - thuốc phiên bản mà không có thuốc phát minh, là tình trạng chung của các nước đang phát triển trên thế giới, bởi chi phí nghiên cứu một thuốc mới có thể lên đến hàng tỷ USD, ít doanh nghiệp nào có tiềm lực để phát triển. Với mục tiêu 80% thị phần, thuốc nội sẽ tập trung phát triển các thuốc phiên bản chất lượng tốt, giá cạnh tranh, đạt tương đương sinh học và hiệu quả điều trị không thua kém thuốc ngoại tương đương, góp phần đưa ngành dược Việt Nam phát triển.

(Nguồn: Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến