Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Chữa lành tâm lý cho người già sau tai biến

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong ở người cao tuổi. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng 230.000 người tai biến mạch máu não. Bệnh để lại nhiều di chứng như giật, méo miệng; rối loạn thị giác; đại tiểu tiện mất kiểm soát; liệt vận động...

Ngoài di chứng thể chất, người bệnh sau tai biến còn đối diện với nhiều cú sốc lớn trong tâm lý. Chứng trầm cảm xuất phát từ những thay đổi sinh học do tổn thương mạch máu, tế bào não. Người bệnh u buồn khi sức khỏe bỗng chốc giảm sút nghiêm trọng, luôn lo sợ đột quỵ tái phát. Trong sinh hoạt, họ cảm thấy khó khăn và thiếu an toàn khi leo cầu thang, ra vào nhà vệ sinh...

Thái độ chăm sóc của con cái cũng khiến người già tai biến cảm thấy phụ thuộc, mặc cảm cho rằng bản thân là gánh nặng. Nhiều người suy nghĩ tiêu cực, ngày càng buồn bã, khép mình và khó chia sẻ hơn. Họ có thể thay nết đổi tính, từ hiền lành trở nên cáu kỉnh với người chăm sóc, từ chối uống thuốc, bỏ vật lý trị liệu... làm khả năng phục hồi suy giảm.

chua-lanh-tam-ly-cho-nguoi-gia-sau-tai-bien

Chứng trầm cảm xuất phát từ những thay đổi tâm - sinh học của người bệnh sau tai biến. Ảnh: Shutterstock

Thấu hiểu tâm lý người già sau tai biến sẽ giúp con cháu chăm sóc cha mẹ dễ dàng hơn, tái hòa nhập cuộc sống bình thường. Trước hết, gia đình cần kiên nhẫn làm chỗ dựa vững chắc cho bệnh nhân, động viên và hỗ trợ tập vật lý trị liệu để nhanh phục hồi. Sớm vận động trở lại sẽ giúp hóa giải tâm lý tiêu cực, phòng tránh chứng cao huyết áp, béo phì, táo bón, loét tì đè… của người già.

Gia đình cũng nên tạo điều kiện cho bệnh nhân tự chủ trong sinh hoạt nhằm giải tỏa tâm lý mặc cảm do phụ thuộc. Ngoài ăn uống, rửa mặt, thay quần áo…, nên thể hiện sự quan tâm tinh tế bằng cách khuyến khích người già tự chủ trong vấn đề vệ sinh cá nhân.

chua-lanh-tam-ly-cho-nguoi-gia-sau-tai-bien-1

Tự chủ là yếu tố giải tỏa tâm lý tiêu cực ở bệnh nhân tai biến. Ảnh: Shutterstock

Để tự chủ vệ sinh, con cái có thể hỗ trợ cha mẹ dùng các sản phẩm tã giấy phù hợp. Người bệnh đang trong giai đoạn tập đi được khuyến khích mặc tã quần. Tã thiết kế như quần lót, thun hông mềm ôm sát cơ thể, khắc phục được tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Người cao tuổi yên tâm bước đi chậm rãi, không vội vàng hay xấu hổ.

Theo quan niệm của người Nhật, tùy vào khả năng đi lại, bệnh nhân cần đến những loại tã quần khác nhau. Người có thể tự đi lại nên sử dụng tã quần loại mỏng nhẹ, cho cảm giác thoải mái mỗi bước đi. Người cần nạng trợ giúp, tốc độ di chuyển chậm hơn, cần loại tã quần có khả năng thấm hút cao hơn, chống tràn hiệu quả để an tâm tập luyện.

An San

Tã giấy người lớn Caryn chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi bằng mô hình chăm sóc toàn diện từ Nhật Bản. Caryn khuyến khích người lớn tuổi cải thiện chức năng vận động và giữ suối nguồn vui sống. Xem bài tập phục hồi chức năng tại đây .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến