Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

70 năm kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm

thay-dia-dem-nhan-tao-dieu-trithoat-vi-dia-dem-cot-song-co

Một ca phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo quan sát bằng kính hiển vi. Ảnh: Võ Xuân Sơn.

Ca mổ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đầu tiên được thực hiện cách đây hơn 70 năm. Đến nay, phẫu thuật này đã được cải tiến nhiều nhnhững tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo dụng cụ y khoa.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ban đầu các bác sĩ áp dụng đường mổ từ phía sau, mô phỏng như phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, kỹ thuật này bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản do có sự khác biệt rất lớn giữa cấu trúc cột sống vùng cổ và thắt lưng. Ở cột sống cổ, tủy sống chiếm thành phần chính trong ống sống nên khi kéo vén để bộc lộ và lấy khối thoát vị từ phía sau, tủy dễ bị thương tổn dẫn đến yếu, liệt hoặc các biến chứng thần kinh.

Về sau, một số bác sĩ khác triển khai đường mổ từ phía trước. Khó khăn ở đường mổ này là phải len lỏi qua vùng cổ phía trước với hàng loạt cấu trúc quan trọng như khí quản, thực quản, mạch máu, dây thần kinh… Song nó lại có một ưu điểm cơ bản là tiếp cận trực tiếp vào khối thoát vị mà không phải kéo vén tủy sống, giúp giảm nguy cơ sang chấn tủy. Với sự ra đời của các dụng cụ banh và giữ các cấu trúc ở vùng cổ phía trước, đến nay, hầu hết bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có chỉ định phẫu thuật đều được mổ từ phía trước, chỉ một số dạng rất hiếm gặp mới mổ từ phía sau.

Trước đây, việc đặt mảnh ghép vào nơi đĩa đệm được lấy đi gây nhiều tranh cãi. Đến nay, người ta phát minh ra rất nhiều chất liệu để sản xuất mảnh ghép nhân tạo nên việc đặt mảnh ghép được thực hiện một cách tự nhiên, không còn những tranh cãi không cần thiết. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ chế tác gốm, kim loại, polyesther…đã làm ra các đĩa đệm nhân tạo thế hệ mới cho phép xoay, cúi, ngửa như bình thường, đang được áp dụng rộng rãi.

Trở lại lịch sử hơn 70 năm trước, các bác sĩ chỉ dùng mắt thường để phẫu thuật nên rạch đường mổ theo chiều dọc hoặc hình chữ Z để có đủ độ rộng cho mọi thao tác. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20, kính hiển vi bắt đầu được đưa vào sử dụng trong phẫu thuật, gọi là vi phẫu thuật. Hiện nay, việc sử dụng vi phẫu thuật trong mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đã trở nên quen thuộc với hầu hết phẫu thuật viên.

Kính hiển vi đã làm thay đổi sâu sắc công nghệ phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi mổ chỉ cần rạch một đường ngang, nếu thoát v nhiều đĩa đệm cùng lúc thì rạch hình chữ Z. Như vậy giúp đảm bảo về mặt thẩm mỹ, đa số người bệnh không còn bị mặc cảm về một vết sẹo lớn ở cổ. Vết mổ nhỏ hơn cả về chiều dài và đường kính nên giảm nguy cơ gây thương tổn cho các cấu trúc gần đó như khí quản, thực quản, mạch máu và dây thần kinh.

Với ưu thế về khả năng chiếu sáng và phóng đại của kính hiển vi, cùng với sự phát triển của các thế hệ khoan mài cao tốc ngày càng nhanh, êm, nhỏ, gọn, nhẹ, giúp cho việc xử lý các chồi xương hoặc dây chằng bị cốt hóa vùng thoát vị trở nên dễ dàng hơn. Những tiến bộ trong công nghiệp chế tạo các hệ thống nẹp vít cố định cột sống cổ lối trước cho phép mổ cùng lúc nhiều đĩa đệm bị bệnh hơn.

>> Xem thêm quy trình mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến