Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), trường hợp cần cấp cứu hồi sinh tim phổi là những người mất ý thức đột ngột (nhận biết bằng cách lay mạnh bệnh nhân và gọi to bệnh nhân đánh giá ý thức); người bị ngừng thở, hoặc thở ngáp (quan sát di động lồng ngực bệnh nhân khi bắt mạch; người không bắt được mạch bẹn hay mạch cảnh.
Quá trình hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân. Ảnh: Health. |
Khi có người cần cấp cứu, người thân cần gọi hỗ trợ ngay lập tức. Sau khi gọi cấp cứu, cần tiến hành CRP (hồi sinh tim phổi) cho bệnh nhân ngay theo các bước C-A-B: Ép tim, kiểm soát đường thở và thổi ngạt.
Bước 1: Ép tim
Đặt bệnh nhân nằm trên bề mặt cứng, hai bàn tay lồng vào nhau dùng cườm bàn tay ép, vị trí ép tim ở 1/3 dưới xương ức. Lưu ý, cánh tay và cẳng tay phải thẳng trục để dồn lực từ vai và thân mình xuống ngực bệnh nhân. Đối với trẻ nhũ nhi, dùng 2 ngón cái.
- Ép ngay lập tức sau khi gọi người hỗ trợ.
- Ép nhanh, mạnh, không gián đoạn để lồng ngực nở hết sau mỗi lần ép.
- Một chu kỳ ép tim là 30 lần ép tim mới thổi ngạt, tần số ép tim 100-120 lần một phút.
- Kiểm tra lại sau mỗi 5 chu kỳ ép tim (2 phút).
Ép tim đúng cách là ép sao cho lực ép làm lồng ngực lún sâu 5-6 cm, không quá 6 cm, để lồng ngực nở ra hết sau mỗi lần ép.
Bước 2: Kiểm soát đường thở
- Ngửa đầu bệnh nhân tối đa, đẩy cằm ra trước lấy hết dị vật (chú ý bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ không ngửa đầu).
- Móc hết dị vật trong miệng, lau sạch miệng, mũi.
Bước 3: Thổi ngạt
- Sau mỗi 30 lần ép tim thì thổi ngạt hai lần.
- Thổi ngạt: Miệng hít một hơi dài sau đó cúi xuống áp vào miệng bệnh nhân, một tay bịt hai lỗ mũi còn một tay đẩy hàm bệnh nhân ra phía trước thổi mạnh ra, đồng thời nhìn lồng ngực bệnh nhân có phồng lên không. Thời gian thổi ngạt một giây một lần.
- Quan sát lồng ngực bệnh nhân tránh thổi ngạt quá căng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét