Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Trẻ bị bắt nạt lớn lên dễ trầm cảm

tre-bi-danh-1225-1433907760.jpg

Ảnh minh họa: Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu.

Một nghiên cứu mới công bố trên Asiaone cho thấy trẻ em bị bắt nạt ở tuổi 13 tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh trầm cảm khi lớn lên. Gần 15% những đứa trẻ bị bắt nạt hàng ngày có dấu hiệu của bệnh tâm thần khi đến tuổi 18. Trong khi con số này là 5,5% ở nhóm trẻ không bị bắt nạt.

Theo các chuyên gia, vấn nạn bắt nạt ở tuổi thiếu niên là nguyên nhân gây ra 1/3 trường hợp trầm cảm ở tuổi trưởng thành. Mặc dù nghiên cứu chưa thể chứng minh nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song kết quả cho thấy việc bị bắt nạt là yếu tố quan trọng dẫn đến chứng trầm cảm.

Thời gian qua, số ca bệnh trầm cảm tăng nhanh cả ở trẻ em lẫn người lớn. Những công trình khảo sát trước đó cho thấy có mối liên hệ giữa trầm cảm và tình trạng bị bắt nạt, song quy mô nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Gần đây một nhóm nhà khoa học, đứng đầu là Giáo sư Lucy Bowes của Đại học Oxford, thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn để tìm ra mối liên hệ giữa việc bị bạn bè bắt nạt ở độ tuổi vị thành niên và chứng trầm cảm khi đến tuổi trưởng thành.

Trong dự án nghiên cứu sức khỏe dài hơi hướng đến đối tượng phụ huynh và trẻ em (ALSPAC) với 3.898 người tham gia, các nhà khoa học nhận thấy có sự liên quan khá rõ giữa tình trạng bị bắt nạt ở tuổi 13 và chứng trầm cảm ở tuổi 18. Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi về tình trạng bị bắt nạt khi 13 tuổi, sau đó điền vào bảng đánh giá mức độ trầm cảm.

Kết luận được công bố trên trang The BMJ, cho thấy 683 thanh thiếu niên đã báo cáo về việc thường xuyên bị bắt nạt hơn một lần mỗi tuần ở tuổi 13. Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm ghi nhận gần 15% những người này bị trầm cảm khi đến tuổi 18.

Nhiều nghiên cứu trước đây còn cho thấy, những đứa trẻ bị bắt nạt có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, đột quỵ và đau tim sau này. Nếu chấm dứt nạn bắt nạt ở tuổi vị thành niên thì số lượng người thừa cân sẽ giảm khoảng 12%.

Những người ở độ tuổi 40 bị bắt nạt lúc dưới 12 tuổi thường béo hơn và trong máu có nồng độ hóa chất liên quan đến bệnh tim cao hơn. Tình trạng bị bắt nạt trong qua khứ cũng gắn liền với các vấn đề về thần kinh như trầm cảm và nghiện rượu về sau.

Thống kê cũng ghi nhận trong số 1.446 em 13 tuổi bị bắt nạt từ một đến 3 lần trong 6 tháng thì hơn 7% bị trầm cảm ở tuổi 18. Con số này ở nhóm không bị bắt nạt chưa đến 5,5%. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố bị bắt nạt còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm như các vấn đề về thần kinh và hành vi ứng xử, sự áp đặt của gia đình và các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống.

Khi bị bắt nạt, thậm chí bị đánh, hầu hết trẻ không dám nói với giáo viên hoặc cha mẹ mà chia sẻ với một người khác. "Điều này cho thấy tlệ trầm cảm ở người trẻ tuổi tăng lên là kết quả của những kỳ vọng cao từ phía cha mẹ và người thân", đại diện nhóm nghiên cứu nhận xét.

Giáo sư Bowes nói: "Mặc dù đây là một nghiên cứu quan sát và chưa thể kết luận về nguyên nhân và hậu quả cụ thể, song những biện pháp can thiệp để giảm bớt nạn bắt nạt học đường có thể giúp giảm tlệ bệnh trầm cảm trong tương lai".

Tiến sĩ Maria Ttofi, Đại học Cambridge đã viết bài bình luận về nghiên cứu này cho rằng cần phải gửi thông điệp đến các bậc cha mẹ và nhà trường nhằm xóa bỏ nạn bắt nạt trẻ vị thành niên. Bà cũng kêu gọi cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mlớn hơn nữa để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bắt nạt và bệnh trầm cảm, đồng thời có những giải pháp can thiệp cụ thể để giảm thiểu số nạn nhân của vấn nạn bắt nạt.

Thanh Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến