Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Phòng ngừa suy thận mạn

Bên cạnh chức năng điều tiết lượng nước trong cơ thể, thận còn có nhiệm vụ kiểm soát huyết áp, tham gia điều hòa quá trình tạo hồng cầu, cân bằng toan - kiềm và các khoáng chất, giữ chức năng như một hệ thống lọc máu, đào thải chất cặn bã và để lại các chất cần thiết cho cơ thể.

Suy thận xảy ra khi chức năng thận suy giảm, không đủ khả năng loại bỏ chất độc hại trong máu cũng như cân bằng lượng nước, các khoáng chất trong cơ thể với các triệu chứng như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu… Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc suy thận mạn tính, ở giai đoạn nhẹ bệnh ít có biểu hiện ra bên ngoài, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng các dấu hiệu mới rõ rệt.

polyad

Suy thận ở giai đoạn nhẹ ít có biểu hiện ra bên ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn như: viêm cầu thận, đái tháo đường, sỏi thận, tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần lý giải được căn nguyên mắc suy thận để có liệu pháp điều trị đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, có một lưu ý chung rằng khi chức năng thận suy giảm, chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh để giảm tải gánh nặng cho thận. Bệnh nhân cần ăn nhạt nếu phù, hạn chế ăn nhiều đạm, ưu tiên nguồn đạm chất lượng cao như: thịt trắng gia cầm, cá, thịt thăn. Về thuốc, cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp, đường huyết (nếu cao huyết áp, đái tháo đường), thuốc lợi tiểu (nếu có phù), duy trì cân bằng về vitamin và chất khoáng, điều trị thiếu máu, thuốc giúp cho xương khoẻ bằng vitamin D3, canxi. Khi suy thận ở giai đoạn nặng, ngoài vấn đề dùng thuốc, người bệnh cần phối hợp với các phương pháp điều trị thay thế như: lọc máu ngoài thận hay ghép thận.

polyad

Bệnh nhân suy thận cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học.

Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài cũng là một hướng điều trị thích hợp. Trong đó, thực phẩm chức năng Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ. Ích Thận Vương giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Đồng thời, sản phẩm này cũng giúp phòng ngừa biến chứng suy thận trên các bệnh nhân có nhiều nguy cơ.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận, bên cạnh việc dùng Ích Thận Vương hàng ngày, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý dành riêng cho người suy thận theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận

Thức ăn nên hạn chế: muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Thức ăn được khuyến khích: chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30 đến 40g mỗi ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Nước uống: lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).

Bệnh nhân suy thận mạn có thể kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận.

Năm 2014, Ích Thận Vương đã nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng, giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.

Điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 - 08.3977.0707.Truy cập trang web: http://suythanman.vn để biết thêm thông tin.

(Nguồn: Ích Thận Vương)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến