Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Ông vua La Mã đầu tiên công khai là gay

Hadrianus và Antinous (Tượng bán thân tại Bảo tàng khảo cổ Athen)

Tượng bán thân của vua Hadrianus và chàng tùy tùng đẹp trai Antinous trưng bày tại Bảo tàng khảo cổ Athen. Ảnh: Hadrianus.

Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, chỉ việc một người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc quan hệ tình dục với người cùng giới tính trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Được nhìn nhận như một xu hướng tình dục, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất với đối tượng cùng giới.

Sách sử ghi nhận vị vua đầu tiên công khai thân phận đồng tính là Hadrianus hay Hadrian theo tiếng Anh, Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus theo tiếng La Tinh. Ông sinh năm 76 mất năm 138, là vua của đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Hadrianus là một vị minh quân, nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn nhưng có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất đế quốc La Mã, ông cai quản một lãnh thổ rộng lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.

Hoàng đế này nổi tiếng với công cuộc gầy dựng trường thành Hadrianus đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông gầy dựng đền thờ Pantheon, xây cất đền thờ Vệ Nữ và La Mã. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hadrianus đã nỗ lực đưa Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga khắp thành phố này.

Thời ấy nhiều người thắc mắc vì sao Hoàng đế Hadrianus lại ái mộ nền văn mình Hy Lạp đến như thế. Bí mật cực kỳ to lớn này đã được tiết lộ trong quyển Biên niên sử thời kỳ La Mã cổ xưa, sách này chép rằng Hadrianus đã yêu say đắm một mnam người Hy Lạp tên là Antinous.

Antinoüs (110/111-130), là một tùy tùng của Hoàng đế Hadrianus. Chàng trai này cực kỳ khôi ngô tuấn tú. Anh ta có nét đẹp mê hồn khiến vị hoàng đế lỗi lạc bị lôi cuốn và đem lòng yêu thương. Thực tế trước đó Hoàng đế Hadrianus đã dành nhiều thời gian ở với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào ăn tối và ngủ cùng những người lính. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng Hadrianus đã có xu hướng quan hệ đồng tính luyến ái nam t thời kỳ huấn luyện quân sự.

Trong giai đoạn trvì của Hoàng đế Hadrianus, việc quan hệ đồng tính luyến ái nam được công nhận và các cặp đôi được phép lấy nhau hợp pháp ngay ctrong quân đội. Khi ấy, tư tưởng của Hadrianus được cho là kỳ lạ và quá sức lệch lạc. Tuy nhiên ngày nay quan điểm này được chấp thuận ở hầu hết các quốc gia châu Âu và M.

Sau khi anh chàng đẹp trai Antinous qua đời, Hoàng đế Handrian đau buồn vô hạn. Tên của Antinous được dùng để đặt cho nhiều thành phố, nhiều loại huy chương cũng khắc hình anh. Tượng Antinous được dựng lên khắp nơi. Sau này, Hoàng đế Hadrianus còn phong thánh cho người yêu quá cố.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu vtình dục khẳng định xu hướng đồng tính không chỉ tồn tại trong xã hội loài người mà rất phổ biến thế giới tự nhiên, được quan sát và ghi nhận trên khoảng 1.500 loài động vật. Về mặt tâm lý, những mối quan hệ tình dục nam với nam, nữ với nữ cũng được xếp tương đương với quan hệ khác giới. Đồng tính luyến ái đã từng được ngưỡng mộ và lên án trong suốt quá trình phát triển của nhân loại được lịch sử ghi lại, tùy thuộc vào hình thức và nền văn hóa từng thời k.

Từ cuối thế kỷ 19, phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính nở rộ trên phạm vi toàn cầu. Những cặp đôi gay hoặc lesbian yêu nhau bày tỏ mong muốn được bộc lộ, công khai xu hướng tính dục bản thân, đồng thời kỳ vọng được pháp luật công nhận các quyền lợi hợp pháp. Trong đó có quyền kết hôn và các hình thức kết hợp dân sự, nhận con nuôi và làm cha mẹ, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân đội, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có luật bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính...

>> Xem thêm
'Thần dược hồi xuân' giúp Võ Tắc Thiên 80 tuổi vẫn sung mãn tình dục
Bệnh ấu dâm của hoàng đế cuối cùng nhà Tùy Trung Quốc

Minh Đức - Thi Trân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến