Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Làm gì khi con trai lớn vẫn đái dầm?

lam-sao-khi-con-trai-8-tuoi-con-dai-dam

Ảnh minh họa: Girlstalkinsmack.

Trả lời:

Chào anh,

Đái dầm là rối loạn thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý trẻ cũng như những bất tiện cho gia đình. Có 2 loại đái dầm gồm:

Đái dầm tiên phát

Trẻ có thể kiểm soát việc đi tiểu ban ngày nhưng chưa thể liên tục giữ khô ráo về đêm trong ít nhất 6 tháng. Đây là dạng phổ biến nhất.

Đái dầm thứ phát

Trẻ hoàn toàn khô ráo về đêm trong ít nhất 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm. Các nguyên nhân gây ra đái dầm thứ phát như căng thẳng tâm lý mới xuất hiện (cha mẹ ly dị, chuyển nhà, người thân qua đời…), thay đổi chế độ ăn và thói quen đi ngủ hoặc trẻ có bệnh lý như nhiễm trùng tiểu, đái tháo đường, đái tháo nhạt...

Phần lớn trường hợp đái dầm ở trẻ em là dạng tiên phát, thông thường do trẻ không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa. Đái dầm tự khỏi cùng với thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị.

Khi lên 5 tuổi, khoảng 20% trẻ em mắc chứng đái dầm tiên phát. Tỷ lệ này giảm còn 1% ở tuổi 16.

Khi trẻ bị đái dầm, cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để loại trừ các bệnh lý thứ phát. Nếu xác định là đái dầm nguyên phát, bác sĩ tư vấn một số cách khắc phục như hạn chế uống nước vào ban đêm, đi tiểu trước khi ngủ, sử dụng chuông báo thức chống đái dầm. Một số trường hợp có thể dùng đến thuốc do bác sĩ kê đơn.

Thân ái.

Bác sĩ chuyên khoa Nhi Huỳnh Thị Vũ Quỳnh
Phòng khám Nhi
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến