Giờ tôi rất muốn có con nhưng khó quá, dù có đi khám nhiều nơi. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên nên làm thế nào? (Doc Gia).
Ảnh minh họa: Womenshealth. |
Trả lời:
Mến chào em,
Hiện nay có rất nhiều biện pháp tránh thai đang được sử dụng phổ biến như bao cao su, thuốc tránh thai, đặt vòng, cấy que… Riêng việc tiêm thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai hiện đại nhất vì đã được nghiên cứu là có tác dụng tránh thai khoảng 99,6%, an toàn cho mọi đối tượng.
Vì thuốc tiêm tránh thai có chứa lượng progestin cao hơn estrogen so với tỷ lệ bình thường nên làm ức chế rụng trứng 100%, gây hiện tượng mất kinh. Đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy sử dụng thuốc tiêm tránh thai gây vô sinh ở phụ nữ.
Về nguyên tắc sử dụng: Mỗi mũi tiêm sẽ có tác dụng tránh thai trong 3 tháng, sau đó muốn tiếp tục tránh thai thì tiêm mũi tiếp theo. Nếu muốn có thai chỉ cần ngưng tiêm thuốc và quan hệ như bình thường.
Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai có tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt. Ở trường hợp của em, nếu đang dùng thuốc tiêm mà bị mất kinh hoặc đã ngưng dùng mà bị rối loạn vòng kinh chính là tác dụng phụ của thuốc.
Nếu em đã ngưng dùng thuốc đã lâu mà hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh vẫn xảy ra trong một thời gian dài thì nên đi đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra lại xem thuốc có phù hợp với cơ thể mình hay không.
Mặt khác, em đã sử dụng thuốc tiêm liên tục trong 5 năm nên có thể đã gây ức chế khả năng rụng trứng trong thời gian dài. Lúc này cần có sự can thiệp của y khoa để hỗ trợ khả năng sinh sản. Nếu em đang ở TP HCM, có thể đến Bệnh Viện Phụ sản Từ Dũ hoặc Bệnh Viện phụ sản Hùng Vương để các bác sĩ tư vấn và can thiệp giúp.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng thụ thai, em nên sắp xếp chế độ sinh hoạt sao cho tăng thời gian nghỉ ngơi, giải trí, hạn chế tối đa tâm trạng căng thẳng, lo lắng, ức chế. Cần bổ sung trong bữa ăn nhiều chất xơ (từ rau, trái cây tươi, ngũ cốc), sữa và sữa chua, uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm có chứa cafein như cà phê, trà, nước ngọt.
Chúc em nhiều sức khỏe và sớm có tin vui.
Ban tư vấn Tâm lý Cá nhân và Gia đình
Tổng đài 1900 6233
Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét