Dị ứng, mề đay là căn bệnh mạn tính, liên quan đến cơ địa của mỗi người. Người bệnh khi bị dị ứng, mề đay cấp tính cần phải cắt nhanh cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ. Không chỉ gây khó chịu, cơn ngứa còn lan rộng sang nhiều vị trí khác, nếu gãi sẽ tạo thành các nốt mẩn ngứa.
Để điều trị dị ứng, mề đay, trước tiên cần xác định tác nhân gây bệnh và loại trừ ngay. Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ sữa là tác nhân gây dị ứng cho con, hãy ngừng cho bé uống. Việc không tìm ra thủ phạm có thể khiến dị ứng nghiêm trọng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp người bệnh ngứa nhiều, có thể sử dụng nhóm thuốc tân dược kháng histamin hoặc kem bôi da chứa hoạt chất corticoid. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như ức chế thần kinh, gây buồn ngủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, teo da… Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là nhóm đối tượng nhạy cảm như người già và trẻ em.
Lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới... giúp làm dịu nhanh cơn ngứa. |
Đông y cũng có nhiều bài thuốc giúp giảm nhanh cơn ngứa. Chẳng hạn như lá khế lấy một nắm, rửa sạch với nước muối loãng, đun sôi để tắm cho trẻ 3 lần một tuần hoặc sắc uống mỗi ngày. Các thảo dược khác như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, kinh giới… cũng cho hiệu quả tốt trong điều trị dị ứng, mề đay cấp tính.
Ngoài việc cắt nhanh cơn ngứa, người bệnh cần chú ý phòng ngừa tái phát và làm giảm mức độ dị ứng trong những đợt cấp tiếp theo. Trước hết, phải hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng bằng cách không tiêu thụ thực phẩm mẫn cảm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc; giữ môi trường sống sạch sẽ... Đồng thời, nên tập luyện để có hệ miễn dịch tốt; duy trì chế độ ăn uống điều độ, nhiều thức ăn tươi, giàu vitamin và khoáng chất.
Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc đông y giúp điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, làm thuyên giảm dị ứng. Người bệnh có thể phòng ngừa tái phát bằng các bài thuốc đông dược hoặc các dạng điều chế khác.
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét