Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Bí quyết sống vui khỏe của người cao tuổi Nhật Bản

Theo Business Insider, tính đến năm 2016, Nhật Bản có 65.000 người sống thọ trên 100 tuổi. Japan Times cho biết, tuổi thọ trung bình của nam giới là 80,98; nữ đạt 87,14; xếp thứ hai thế giới chỉ sau HongKong.

Tuổi thọ trung bình của người dân xứ Phù Tang đã tăng thêm 4,2 trong vòng 25 năm qua. Theo Japan Zone, người Nhật luôn kiểm tra sức khỏe hàng năm từ khi học mẫu giáo để sống lâu và khỏe mạnh.

Nhật Bản cũng lọt top những quốc gia có chất lượng sống người cao tuổi tốt nhất thế giới. Kết quả xếp hạng này không chỉ dựa trên thu nhập, chế độ chăm sóc y tế, mà còn phụ thuộc vào mức độ hài lòng của người già trước sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng. Để đánh giá Nhật Bản có tuổi thọ khoẻ mạnh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đo lường dựa trên số năm người cao tuổi có khả năng thực hiện các nhu cầu cơ bản hàng ngày (ăn, mặc, tự chủ đi vệ sinh).

Ở Nhật, 65 tuổi không đồng nghĩa với việc về hưu, nghỉ ngơi hoàn toàn. Thay vào đó, họ được khuyến khích nghiên cứu các đề tài trong lĩnh vực chuyên môn, tham gia hoạt động thể chất hợp thể lực, du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ, làm tình nguyện… Để đối phó với tình trạng thiếu lao động do già hóa dân số, chính phủ nước này khuyến khích người già làm việc vừa sức nếu có thể.

bi-quyet-song-vui-khoe-cua-nguoi-cao-tuoi-nhat-ban

Ở Nhật, người cao tuổi có chất lượng sống tốt hơn nhiều quốc gia. Ảnh: Shutterstock

Để khỏe mạnh, hầu hết các bữa ăn hàng ngày của người Nhật luôn có cá, đậu nành, rau quả, gạo, trái cây, trà xanh… Họ tiêu thụ gần 10% sản phẩm cá của thế giới mặc dù dân số chỉ chiếm 2%. Người dân nước này tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn… gấp 5 lần người Mỹ. Bữa ăn truyền thống của họ gồm một bát cơm, cá nướng giàu acid béo omega-3, rau luộc, súp miso với đậu hũ, trái cây tráng miệng.

Các loại tã giấy được phân biệt rõ ràng cho từng đối tượng với khả năng vận động khác nhau. Người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần nhờ thiết kế như quần lót, dễ mặc hoặc thay tã, dễ vận động. Tương ứng với các khả năng đi lại khác nhau, sẽ có nhiều loại tã quần với khả năng thấm hút khác nhau.

Người hạn chế khả năng vận động (nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn) nên sử dụng tã dán có thiết kế thấm hút nhanh, thuận tiện cho con cái chăm sóc thay mới cho cha mẹ đang nằm.

Ngoài ra, có thể dùng miếng lót bổ sung dễ thay và tiết kiệm chi phí nếu phải sử dụng tã dán số lượng lớn. Đối với bệnh nhân nằm viện, y tá thường dùng thêm tấm đệm lót là sản phẩm bổ trợ ngăn chất thải tràn ra giường chiếu, giúp việc chăm sóc sạch sẽ hơn.

Hướng dẫn dùng tã giấy cho người cao tuổi:

bi-quyet-song-vui-khoe-cua-nguoi-cao-tuoi-nhat-ban-1

bi-quyet-song-vui-khoe-cua-nguoi-cao-tuoi-nhat-ban-2

An San

Tã giấy người lớn Caryn chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi bằng mô hình chăm sóc toàn diện từ Nhật Bản. Caryn khuyến khích người lớn tuổi cải thiện chức năng vận động và gìn giữ suối nguồn vui sống. Xem bài tập phục hồi chức năng tại đây .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến