Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Bé gái bỏng nặng bởi chảo cá rán

Bé gái được đưa vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình, cấp cứu trong tình trạng 20% diện tích cơ thể bị bỏng dầu ăn, tổn thương nặng vùng đầu, cổ, ngực, cánh tay. Bác sĩ cho biết dầu ở nhiệt độ sôi rất cao lại đổ trực tiếp lên đầu và mặt bệnh nhi nên trẻ bị bỏng sâu ở các vùng này, dễ để lại sẹo dính. Bệnh nhi đang được chăm sóc và điều trị đặc biệt tại bệnh viện.

be-bi-bong-JPG-7574-1426654508.jpg

Bé gái đang được điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba. Ảnh: Long Nhật.

Theo các bác sĩ, tai nạn bỏng ở trẻ em chủ yếu do sự bất cẩn của người lớn. Bỏng gây nhiều đau đớn và để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, vì vậy khi bị bỏng, nếu xử trí tốt bước sơ cứu, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn.

Để xử trí đúng, trước hết cần đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Tiếp đó, cởi bỏ quần áo của nạn nhân càng sớm càng tốt vì quần áo sẽ giữ nhiệt. Làm mát bằng cách ngâm vùng bỏng vào nước mát, sạch (khoảng 15-20 độ C) trong khoảng 20 phút. Có thể đặt khăn, quần áo ướt lên vùng bỏng và thay khăn thường xuyên. Vùng bỏng của nạn nhân sau đó phải được che phủ bằng vải sạch khô và băng ép nhẹ.

Nên nâng cao vùng bị bỏng để giúp vết thương giảm phù nề. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. Không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, lá cây... hoặc bất kỳ chất nào thoa vào vùng bỏng. Hiệu quả của những cách này chưa được xác thực, trong khi biến chứng để lại nặng nề vì dễ gây nhiễm trùng cho nạn nhân.

Long Nhật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến