Vi khuẩn và virus lơ lửng trong không khí, bám trên bề mặt mọi đồ dùng (màn hình điện thoại, bàn phím máy tính, khăn lau mặt, chăn ga…). Chúng chỉ chờ chực cơ thể suy yếu miễn dịch để xâm nhập và gây hại. Nếu mắc một trong 7 bệnh dưới dây, chứng tỏ có một ổ vi khuẩn đang sinh sôi và phát triển ngay trên người bạn.
Nhiễm trùng da
Bề mặt da là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Chúng sinh sôi và tăng độc tính khi bạn vệ sinh da kém, hệ miễn dịch suy yếu, gây bệnh chốc lở (liên cầu, tụ cầu khuẩn), viêm nang lông (tụ cầu vàng, khuẩn gram âm, nấm men...). Triệu chứng phổ biến là da lở loét, chứa mủ, có thể để lại sẹo.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ bên ngoài, thường tồn tại dai dẳng, hay tái phát, dễ để lại di chứng (sẹo lõm, lồi). Bệnh do tuyến bã nhờn tắc nghẽn, gây viêm nang lông, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn "propionibacterium acnes" tích tụ và tấn công.
Viêm đường hô hấp
Vi khuẩn và virus đường hô hấp thường gây nhiễm trùng xoang, viêm họng hoặc phổi. Bệnh dễ lây lan thông qua tiếp xúc gián tiếp (dùng chung cốc, bát, khăn mặt…) và trực tiếp (qua nước bọt, dịch tiết mũi) với người nhiễm bệnh.
Vi khuẩn tấn công nhiều vị trí trên cơ thể con người. Ảnh: Onhealth |
Cảm cúm
Bệnh chủ yếu gây ra bởi hai chủng virus cúm A và B. Các triệu chứng phổ biến là đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, ho, sổ mũi, khàn tiếng... Virus lan truyền nhanh khi người bình thường tiếp xúc với dịch tiết qua cơn ho, hắt hơi, nói chuyện với bệnh nhân cúm.
Nhiễm trùng máu
Tụ cầu vàng thường gặp trên da được gọi là vi khuẩn tiến hóa, vì có thể kháng hầu hết mọi loại kháng sinh. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây ra các nhiễm trùng nghiêm trọng. Mức độ nhẹ là viêm tế bào, mụn mủ trên da. Nghiêm trọng hơn, khi tấn công qua vết thương hở hoặc vào bên trong cơ thể, tụ cầu vàng có thể gây nhiễm trùng máu hoặc màng tim, viêm tủy xương.
Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm bẩn, ôi thiu, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Ngộ độc thực phẩm là bệnh thường gặp nhất khi chúng tràn vào tấn công hệ tiêu hóa, gây đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn ói kéo dài. Thủ phạm gồm vi khuẩn E.coli, campylobacter, trực khuẩn listeria monocytogenes... Chúng thường sống trong ruột động vật, đồ ăn chưa nấu chín, sữa chưa xử lý.
Bệnh tay - chân - miệng
Căn bệnh là mối lo thường trực của nhiều phụ huynh có con dưới 5 tuổi. Môi trường sinh hoạt trường lớp tạo điều kiện lý tưởng cho vi trùng đường ruột ente'virus (E71) và coxcakieruses xâm nhập và phát triển thành dịch. Trẻ mắc bệnh sẽ sốt, biếng ăn, loét miệng, nổi bóng nước trên da. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh hơn chữa, giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là tiêu diệt các hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Các cách phổ biến gồm: vệ sinh cơ thể bằng dung dịch diệt khuẩn; tiệt trùng vật dụng nhà bếp, đồ sơ sinh; súc miệng hàng ngày; ngâm rửa thực phẩm... Tuy nhiên, cần lựa chọn cách tối ưu nhất giúp diệt khuẩn hiệu quả, an toàn cho cơ thể và tiện dụng.
An San
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét