Nghiên cứu đăng trên tạp chí Blood, chỉ ra rằng việc phối hợp hai loại thuốc ức chế miễn dịch Mycophenolic acid và Sotrastaurin sẽ làm tăng hiệu quả ức chế lên tế bào T. Từ đó làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch trong việc đào thải cơ quan cấy ghép.
Cùng với những thành tựu trong y học, nhu cầu cấy ghép thay đổi cơ quan trong cơ thể người ngày càng cao. Trước khi tiến hành cấy ghép cơ quan, bệnh nhân thường được trị liệu với các thuốc đặc hiệu trong một khoảng thời gian nhằm ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Các thuốc này sẽ làm tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật cấy ghép.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường từng được biết đến với các công trình nghiên cứu trên thế giới về các bệnh ung thư như ung thư máu, phổi và não. Ảnh: N.L |
Mycophenolic acid (MPA) là loại thuốc đã được sử dụng từ khá lâu và cho hiệu quả tốt trong việc ức chế các tế bào T của hệ miễn dịch. MPA ức chế sự tổng hợp GTP (một loại nucleotide) trong tế bào, do đó ảnh hưởng lên hoạt động của tế bào T. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng MPA làm phân tách sự gắn kết của hai phân tử protein: Ebp1 và TIF-IA trong tế bào T. Từ đó, các nhà khoa học đã kết hợp thêm Sotrastaurin để đồng thời ức chế hoạt động của hai phân tử protein này, đem lại hiệu quả ức chế miễn dịch cao hơn.
Công trình được thực hiện bởi tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường và các cộng sự tại Đại học Stanford và Đại học Maryland, Mỹ. Công trình còn có sự tham gia hỗ trợ của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM và tiến sĩ Nguyễn Đăng Quân, Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Xuân Trường từng được biết đến với các công trình nghiên cứu trên thế giới về các bệnh ung thư như ung thư máu , phổi và não. Anh đang cùng Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM triển khai các chương trình nghiên cứu lâu dài về y sinh học tại Việt Nam với vai trò chuyên gia khoa học.
Lê Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét