Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Thận trọng khi dùng thuốc từ cây cỏ để chữa bệnh

Chị cho biết đã điều trị bệnh gout gần 10 năm, nghe nhiều người giới thiệu loại cây này có tác dụng chữa bệnh nên đã mua về sắc nước uống. "Tôi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sợ ánh sáng, tay chân run rẩy sau khi uống. Đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán tôi bị ngộ độc", chị Lập nói.

Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân cho biết cây nở ngày đất là loại cây có dược tính, dùng làm thuốc được. Tuy nhiên, loại cây này chưa được nghiên cứu về độc tính, tác dụng dược lý lâm sàng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cây nở ngày đất có tác dụng trên nấm và vài chủng vi trùng, không ghi nhận công dụng chữa bệnh gout.

Cây  nở ngày đất là loại cỏ mọc hoang trên lề đường, bãi cỏ, rừng, vùng đất cát. Ảnh: BX

Cây nở ngày đất là loại cỏ mọc hoang trên lề đường, bãi cỏ, rừng, vùng đất cát. Ảnh: BX

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng việc sử dụng cây cỏ thiên nhiên để chữa bệnh cần có bằng chứng khoa học qua các công trình nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định độc tính cấp và hiệu quả chữa bệnh. 

"Tác dụng chữa bệnh của cây thuốc tự nhiên đều do thành phần hoạt chất chứa trong đó, nhưng các nhóm hoạt chất này có thể tương tác lẫn nhau khi phối hợp trong một bài thuốc", bà Phụng nói.

Dược sĩ Phụng khuyên mọi người nên chú ý 5 điều khi dùng thuốc từ cây cỏ để chữa bệnh:

- Đúng bác sĩ: những nhóm chất trong thành phần hoạt chất của cây cỏ có tác dụng rất mạnh, nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tác hại khó lường. Những trường hợp ngộ độc là do sử dụng sai tác dụng và công dụng của cây cỏ. Người bệnh cần chọn đúng bác sĩ chuyên khoa để được khám và kê toa thuốc hợp lý, tránh tự ý mua và sử dụng.

- Đúng bệnh: Bệnh lý của mỗi người mỗi khác nên tuyệt đối không được nghe truyền miệng mà sử dụng để áp dụng chữa bệnh cho mình. 

- Đúng thuốc: Các mặt hàng thuốc từ cây cỏ trôi nổi trên thị trường vẫn chưa được kiểm tra về chất lượng an toàn và hiệu quả. Để tránh gây hại sức khỏe, người bệnh nên mua ở những nơi đảm bảo uy tín chất lượng để tránh thuốc giả mạo.

- Đúng cách bào chế: vì thuốc Nam khác với thuốc Tây nhờ các quy trình sao tẩm chế biến giúp thuốc giảm bớt các tác dụng phụ độc hại. Các cơ sở chuyên môn cần hướng dẫn người bệnh sắc thuốc sao cho đúng để hoạt chất trong bài thuốc phát huy hết hiệu quả.

- Đúng liều: người bệnh chỉ dùng thuốc khi cần thiết, ngưng ngay khi hết bệnh. Không nên kéo dài hoặc tự ý tăng liều vì có những cây cỏ tuy không độc nhưng việc lạm dụng thuốc hoặc dùng sai liều có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bên cạnh đó, bác sĩ Ngân cho biết thêm, chưa có một cây thuốc nào gọi là "thần dược" và không có một loại thuốc phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, người bệnh phải sử dụng đúng cách, đúng liều và đúng bệnh mới có hiệu quả. Người dân tuyệt đối không dùng cây cỏ chữa bệnh theo kiểu đồn thổi, truyền miệng. Khi dùng không đúng thuốc sẽ khiến việc chữa bệnh bị gián đoạn, dễ phát sinh nhiều nguy cơ gây hại. Mọi người nên mua cây cỏ chữa bệnh tại các cửa hàng thuốc uy tín, không mua cây cỏ bán rong trên vỉa hè.

Cẩm Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến